Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng AIPA-44

Chiều 7-8, tại thủ đô Jakarta, Cộng hòa Indonesia, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-44), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể thứ nhất.





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Với chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng”, Đại hội đồng AIPA-44 tập trung thảo luận các vấn đề về duy trì hòa bình, an ninh và ổn định thông qua đối thoại và hợp tác; phòng chống khủng bố, cực đoan, bảo đảm an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực; thúc đẩy chuyển đổi xanh phục vụ tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh kết nối kinh tế khu vực, xóa bỏ tham nhũng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ tăng trưởng, phát triển bền vững; thúc đẩy áp dụng các hướng dẫn của ASEAN về đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp; chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh tại ASEAN; tăng cường kỹ năng và việc làm xanh phục vụ chuyển đổi kinh tế xanh; giải quyết các thách thức về việc làm mà giới trẻ thất nghiệp phải đối mặt vì một ASEAN an ninh và thịnh vượng; nâng cao tự cường ASEAN thông qua sự lãnh đạo của phụ nữ và nghị viện bình đẳng giới; chuyển đổi số do phụ nữ dẫn dắt và vì phụ nữ; tăng cường sự tham gia của giới trẻ vì sự phát triển toàn diện, chuyển đổi kinh tế và tham gia dân chủ; tăng cường vai trò của Nghị sĩ trẻ trong quản trị.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng, mở rộng sang kinh tế, thương mại, công nghệ, tác động đến an ninh và phát triển của các quốc gia. Các nhân tố bất ổn về xung đột cục bộ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên; chênh lệch khoảng cách phát triển, bất bình đẳng xã hội; dịch bệnh; biến đổi khí hậu; an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang tạo ra những thách thức đa chiều, rất to lớn. Bên cạnh đó, nhiều cơ hội mở ra từ những tiến bộ vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0; sự mở rộng các hình thái và không gian kinh tế mới thông qua đẩy nhanh xu thế chuyển đổi kinh tế số, phát triển bền vững, xanh và bao trùm.

Tại Phiên họp toàn thể, lãnh đạo Quốc hội, Nghị viện các nước thành viên AIPA đều nhất trí cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Nghị viện các nước ASEAN cần phát huy vai trò quan trọng trong việc củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, là điều kiện tiên quyết để có môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội và phục hồi tăng trưởng nhanh như chủ đề ASEAN năm 2023 “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ đánh giá cao công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, xuất sắc của nước chủ nhà Indonesia và nhất trí với chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA-44 với chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng”.

Nhắc lại câu tục ngữ Indonesia “Cây vững chắc thì chẳng sợ bão giông”, Chủ tịch Quốc hội tự hào khẳng định, dù phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” nhưng ASEAN luôn đứng vững và chưa bao giờ có vị thế tốt đẹp như ngày nay. Càng qua nhiều “bão giông”, càng thấy sáng lên một tinh thần ASEAN tự lực – tự cường, gắn kết – chủ động thích ứng, đoàn kết – thống nhất và sẵn sàng hợp tác, đối thoại trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội nhận định ASEAN đã nỗ lực thể hiện vai trò trung tâm, là một trong những chủ thể chính trong kiến tạo, định hình và dẫn dắt trong môi trường an ninh, đối với cấu trúc hợp tác và trật tự khu vực. Trong quá trình đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh AIPA và các Nghị viện thành viên đã đóng vai trò hết sức quan trọng vì thể hiện tiếng nói của các nhà nước, chính đảng, nhân dân ở các nước thành viên. Những đóng góp của AIPA được thể hiện rõ trong quá trình phát triển của mình và có uy tín quốc tế ngày càng cao. Có thể nói, hình bóng của AIPA luôn được phản chiếu trong những thành công của ASEAN.





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng các nước ASEAN và Nghị viện thành viên AIPA nỗ lực xây dựng một ASEAN – một AIPA vững mạnh, chủ động thích ứng, “biến nguy thành cơ”, hướng tới Cộng đồng ASEAN ổn định, phát triển thịnh vượng và bền vững. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội đã đề xuất với AIPA:

Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy vai trò trung tâm và giá trị chiến lược của ASEAN, tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác và cộng đồng quốc tế trong đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; bảo đảm nguyên tắc độc lập, tự chủ, duy trì đồng thuận với lập trường, quan điểm chung của ASEAN, theo “phương cách ASEAN”; kiên trì lấy hòa bình làm mục tiêu, đối thoại làm công cụ, hợp tác làm phương châm để giải quyết các tranh chấp trên tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chung và luật pháp quốc tế.

Thứ hai, tăng cường và mở rộng hợp tác nội khối cả về thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu nhân dân và chuyển giao công nghệ, hợp tác tài chính và tiền tệ, hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số an toàn và bền vững, chuyển đổi năng lượng công bằng. Đồng thời, tăng cường quan hệ ASEAN với các đối tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó hiệu quả với những thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thảm họa thiên tai, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; tăng cường hợp tác tiểu vùng, góp phần bảo đảm tăng trưởng bao trùm, phát triển đồng đều và bền vững; nâng cao khả năng ứng phó đối với các thách thức trong khu vực và trên toàn cầu;

Thứ ba, Nghị viện các nước ASEAN cần tiếp tục nâng cao vai trò xây dựng luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tăng cường vai trò giám sát Chính phủ các nước ASEAN triển khai thành công các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025 trên cả 3 trụ cột: Chính trị – an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội và hướng tới Tầm nhìn sau 2025;

Thứ tư, đề nghị AIPA cần tiếp tục đổi mới, trở thành kênh hợp tác nghị viện có hiệu quả, phối hợp tốt giữa kênh Nghị viện và Chính phủ các nước, tiếp tục chú trọng tăng cường quan hệ với các đối tác là Quan sát viên của AIPA để tạo ra “sức mạnh tập thể” góp phần hóa giải những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, Việt Nam ủng hộ kết nạp Nghị viện Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia làm Quan sát viên của AIPA.

Thứ năm, tại Đại hội đồng AIPA-44 lần này, Việt Nam đề xuất 3 dự thảo Nghị quyết giúp ASEAN có thể khai thác lợi thế về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, lương thực và lâm nghiệp. Việt Nam mong muốn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Nghị viện các nước ASEAN.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội thông báo Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” tại Hà Nội vào tháng 9-2023 và mời Nghị viện các nước ASEAN và các nước quan sát viên cử đoàn Nghị sĩ trẻ đến tham dự sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa này.

Theo baotintuc.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 2 – năm 2024

Ngày 18-12, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC, Sở Thông tin và Truyền thông) phát động cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi kép phát triển thành phố xanh bền vững”. Đây là cuộc thi thường niên được...

Tổ chức đấu giá 64 lô đất ở vào cuối tháng 12-2024

Ngày 17-12, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công ty hợp danh Đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá thành công thêm 13 lô đất ở chia lô theo hình thức đấu giá trực tuyến, gồm 2 lô đất tại ngã tư đường Đô Đốc Tuyết - Nguyễn Kim và ngã tư đường Hoàng Châu Ký - Đô Đốc Lân (phường Hòa Xuân, quận...

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 16-12, tại Đà Nẵng, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 thành phố về việc nắm tình hình thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Kết luận buổi làm việc, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Vương Trường Nam đánh...

Hải Châu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 hơn 1.331 tỷ đồng

Ngày 16-12, Ban Thường vụ Quận ủy Hải Châu tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 60-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển quận Hải Châu. Báo cáo tại hội nghị, sau 3 năm triển khai thực hiện, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị...

Nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội

Năm 2024, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, quận Hải Châu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định với việc hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố. Quận Hải Châu đang nỗ lực hướng đến xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, kiểu mẫu về trật...

Cùng tác giả

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chỉ thị ghi rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa...

Phát động cuộc thi thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 2 – năm 2024

Ngày 18-12, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC, Sở Thông tin và Truyền thông) phát động cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi kép phát triển thành phố xanh bền vững”. Đây là cuộc thi thường niên được...

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025: Nhiều thay đổi thí sinh cần lưu ý

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 – Ảnh: DUYÊN PHAN PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – khẳng định dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025 không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào và thí sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… không...

Vì sao thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng vẫn chưa “nổi lên trên bản đồ”?

Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn “khiêm tốn” so với tiềm năngThu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút đầu tư đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đà Nẵng đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo số liệu của Cục Thống kê Đà Nẵng, từ ngày...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2024. Báo cáo về...

Cùng chuyên mục

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chỉ thị ghi rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa...

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025: Nhiều thay đổi thí sinh cần lưu ý

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 – Ảnh: DUYÊN PHAN PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – khẳng định dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025 không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào và thí sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… không...

Vì sao thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng vẫn chưa “nổi lên trên bản đồ”?

Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn “khiêm tốn” so với tiềm năngThu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút đầu tư đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đà Nẵng đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo số liệu của Cục Thống kê Đà Nẵng, từ ngày...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2024. Báo cáo về...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược

Thể chế, cơ chế, chính sách về VHTTDL ngày càng hoàn thiện, toàn diện, sâu sắc hơn Năm 2024, với phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững ”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm ”, “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả ”, “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ...

Vượt mưa dầm thi công cao tốc Quảng Ngãi

Linh hoạt điều chuyển mũi thi công đường sang cầu, cống Theo ghi nhận của PV, dọc tuyến chính dự án từ nút giao cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến hết địa phận tỉnh Quảng Ngãi, không khí công trường trầm lắng. Phần lớn các mũi thi công đang tập trung vào các hạng mục cầu, cống. Nhà thầu tập trung thi công cầu, cống để gia tăng sản lượng trong bối cảnh mưa dầm. Tại cầu vượt tỉnh lộ...

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Trong 11 tháng năm 2024, Đà Nẵng có 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND Thành...

5 năm triển khai Đề án Thành phố thông minh – Bài 1: Hình thành thương hiệu “Đà Nẵng – Thành phố thông minh”

Nhiều kết quả nổi bật Đề án xây dựng thành phố thông minh (TPTM) tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 xác định 19 nhóm mục tiêu, 38 nhiệm vụ cụ thể và 53 chương trình, dự án ưu tiên nhằm tạo động lực, lan tỏa để ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2018-2025. Các chương trình, dự án ưu tiên thuộc Đề án TPTM được triển khai đồng bộ, toàn diện trên...

Phát động cuộc thi thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh

Cuộc thi Thiết kế vi mạch là cuộc thi nhằm thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Việt Nam, tạo tiền đề cho phát triển nền tảng công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), công nghệ tính toán biên (Edge Computing) và công nghệ Trí tuệ nhân tạo, khuyến khích và tôn vinh các tài năng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất