Powered by Techcity

Cao lầu ở Hội An: Hướng đến món ăn mới vừa cổ truyền vừa hiện đại

Đầu tháng 7 vừa qua tôi về Đà Nẵng khoảng một tuần. Trời nắng nóng nhưng hầu như ngày nào cũng bận hội thảo, thuyết trình, tọa đàm… Trước khi đi Hà Nội, em trai và em dâu tổ chức cùng đi nghỉ ở Hội An. Một buổi tối cùng đi ăn cao lầu ở một phố nhỏ gần giếng Bá Lễ.





Tác giả và em trai GS Trần Văn Nam tại Giếng Bá Lễ, Hội An ngày 6-7-2023.
Tác giả và em trai GS Trần Văn Nam tại Giếng Bá Lễ, Hội An ngày 6-7-2023.

Phố nhỏ này là một con hẻm ở phường Minh An đi vào từ đường Trần Hưng Đạo. Vào độ 100 mét là thấy tấm bảng chỉ giếng Bá Lễ cách đó, phía bên trái, khoảng 20m. Tương truyền đây là giếng cổ, được xây bởi người Chăm vào thế kỷ thứ 8 hay 9. Nước giếng ở đây rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, được dùng để chế biến những món ăn đặc sản của Hội An mà tiêu biểu là cao lầu. Trước đây, có hai vợ chồng hằng ngày gánh nước đi bán ở các khu nhà gần sông vì giếng gần sông có phèn nên chỉ để giặt rửa, nước dùng cho ăn uống phải cần đến giếng Bá Lễ.

Hôm đó, chúng tôi vào một nhà hàng phía sâu trong hẻm, có sân vườn khá rộng rất thoáng mát. Cũng đã gần 10 năm mới ăn lại cao lầu. Nghe nói món đặc sản này nấu bằng nước của giếng Bá Lễ sẽ ngon hơn những nơi khác. Không biết có phải vì sau nhiều năm không thưởng thức món ăn này hay vì được nấu bằng nước giếng Bá Lễ mà tôi thấy cao lầu ở nhà hàng này rất ngon.

Có điều nếu so sánh thì tôi thích mì Quảng hơn. Nếu ở Hội An một hay hai tuần có thể ngày nào tôi cũng ăn mì Quảng nhưng cao lầu thì chắc không nhiều như thế. Nhớ lại lần trò chuyện với một giáo sư sử học danh tiếng, khoảng 10 năm trước, ông có nói là mỗi lần đến Hội An ông cũng ăn cao lầu một lần để có cảm giác mình đang ăn cơm ở phố cổ Quảng Nam nhưng chỉ ăn một lần vì không thích lắm. Hôm nọ, trước khi rời Hội An đi Đà Nẵng để trở ra Hà Nội, tôi có cuộc trò chuyện với một nhân viên khách sạn, sinh ra và lớn lên ở Hội An, nhà gần giếng Bá Lễ. Anh cũng nói với tôi là nhiều người thích mì Quảng hơn cao lầu và kể chuyện một nhà hàng cao lầu từ Hội An ra lập tiệm ở Đà Nẵng, nhưng sau một năm phải đổi sang mì Quảng vì ít khách quá. Viết đến đây lại nhớ sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Đà Nẵng năm 2017. Món mì Quảng đã được chọn để đãi các nhà lãnh đạo.

Cao lầu không được ưa chuộng, chí ít là so với mì Quảng, có lẽ vì các lý do sau.  Thứ nhất, sợi mì của cao lầu cứng quá, khó hấp thụ những vị ngon của nước xốt và thịt, và vì cứng nên khó ăn. Thứ hai, nước xốt kèm theo hơi mặn, và vì mặn nên chỉ được dùng một lượng rất ít trong mỗi bát cao lầu. Hai điểm này khác với mì Quảng nên mì Quảng ngon và dễ ăn hơn. Thứ ba, trong khi mì Quảng rất đa dạng, có nhiều loại như mì tôm, mì cá lóc, mì gà, mì thập cẩm hay mì đặc biệt thì cao lầu chỉ có một loại nên khách không thể có sự chọn lựa.

Nếu khuyết điểm của cao lầu không được khắc phục, dần dần món ăn độc đáo này có thể sẽ vắng bóng trên các nhà hàng ở Hội An. Nếu vậy thì rất tiếc. Theo tôi, nên cải biến món cao lầu thành món ăn ngon hơn, đa dạng hơn, không nhất thiết phải giữ hoàn toàn những tính chất cổ truyền. Tham khảo món mì Quảng để khắc phục ba điểm nói trên ta sẽ có một món cao lầu vừa truyền thống vừa hiện đại.

Có nhiều trường hợp nhờ cải biến mà món ăn trở nên phong phú, được người ăn đón nhận nồng nhiệt. Chẳng hạn bánh mì là một ví dụ thành công của việc cải tiến từ món ăn đơn giản thành một thương hiệu thực phẩm đa dạng và phong phú về hương vị. Trước đây, bánh mì đơn giản chỉ có thịt hoặc chả kẹp theo. Dần dần bánh mì có patê gan lợn, bơ trứng, dưa leo, dưa chuột, nước xốt, hành ngò kèm theo làm cho món ăn có hương vị đậm đà.

Hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm, người Đại Lộc (Quảng Nam), khởi nghiệp tại Nhật Bản (lập thương hiệu Bánh mì Xin Chào năm 2016) còn đa dạng hóa hơn nữa, nhất là tạo ra các loại bánh mì hợp khẩu vị người Nhật. Các bạn ấy đã làm tới 10 loại bánh mì khác nhau để khách hàng chọn lựa theo sở thích. Mỗi loại bánh mì đều có các nội dung chung như patê gan lợn, bơ trứng, dưa leo, dưa chua, tương ớt, nước xốt, hành ngò, nhưng mỗi loại có thêm một nhân thịt riêng thành ra có bánh mì chả, bánh mì thịt heo nướng, bánh mì thịt heo muối nước mắm, bánh mì gà nướng, bánh mì tôm bơ… Mới hơn 6 năm khởi nghiệp, Bánh mì Xin Chào đã có hơn 15 cửa hàng/điểm bán hàng tại Tokyo và nhiều thành phố khác.

Những đặc trưng của mì Quảng và quá trình cải biến, đa dạng hóa của bánh mì là hai trường hợp mà cao lầu có thể tham khảo. Cao lầu cũng nên cải biến và đa dạng hóa. Tôi tin là món cao lầu mới vừa có tính chất cổ truyền vừa có tính hiện đại sẽ được đón nhận nồng nhiệt.

TRẦN VĂN THỌ

Tokyo, sau chuyến về Đà Nẵng, Hội An tháng 7-2023

Source link

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp báo cáo kiểm kê khí nhà kính đúng thời hạn

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, ngày 31-3-2025 là thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp (thuộc diện phải kiểm kê khí nhà kính (CO2, CH4, N2O...) tại cơ sở) gửi báo cáo kiểm kê khí nhà kính về UBND thành phố. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải...

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng đã và đang áp dụng nhiều giải pháp công nghệ để quản lý và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Trạm trung chuyển rác khu vực quận Sơn Trà được tích hợp hệ thống SCADA hướng đến điều khiển tự động, thông minh. Ảnh: HOÀNG HIỆP Năm 2024, ngoài việc cơ giới hóa thu gom rác thải tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm...

Triển khai sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách

Để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu du lịch của du khách, thành phố triển khai chiến dịch food tour và mở tour thưởng trà trên đỉnh Bàn Cờ. Đây là sản phẩm du lịch mới nhằm gia tăng những trải nghiệm cho du khách khi đến với Đà Nẵng. Quảng bá ẩm thực nhằm gia tăng những trải nghiệm cho du khách khi đến với Đà Nẵng. TRONG ẢNH: Địa điểm ẩm thực tham gia chiến dịch...

Hơn 600 ông già Noel diễu hành trên đường phố Đà Nẵng

ĐNO - Tối 20-12, lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường đến dự. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường (bên phải) tặng hoa cho hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy vì đồng hành sự kiện thành phố. Lễ khai mạc diễn...

Thúc đẩy tiềm năng nông nghiệp đô thị

ĐNO - Sáng 20-12, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Đà Nẵng” với sự tham gia của gần 100 đại biểu. Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố Đặng Văn Hồng cho rằng Đà Nẵng có tiềm năng rất lớn trong việc...

Cùng tác giả

Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 81,8 triệu đồng/lượng mua vào và 83,8 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

 Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng.  Măng cụt là loại trái cây được ưa chuộng ở Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Các vùng tiêu thụ trái măng cụt số lượng lớn là các thành phố lớn như TP HCM, TP Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội… Sau khi tìm hiểu và nhận thấy thổ nhưỡng đất nhà mình phù...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Di tích Văn Miếu –...

Huy động mọi nguồn lực để phát triển Đà Nẵng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, việc triển khai Nghị quyết số 136 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đó, có 3/11 nhiệm vụ của bộ, ngành Trung ương và 3/4 nhiệm vụ của TP Đà Nẵng đã hoàn thành. Khó khăn hiện nay là quỹ đất của Đà Nẵng hạn chế nên việc hình thành các phân khu chức năng trong khu thương mại tự do phải phân tán rải rác ở nhiều vị...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Sáng 21/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó...

Cùng chuyên mục

Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Sáng nay 2112, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thành ủy viên, Phó...

Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel

Tối 20/12, đường phố Đà Nẵng lại tiếp tục tưng bừng, náo nhiệt với hoạt động Diễu hành Vui cùng ông già Noel.  Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel Xuất hiện trong cuộc diễu hành là ông già Noel, bà chúa tuyết cùng mô hình tuần lộc kéo xe được trang trí...

Một Đà Nẵng khác trong ống kính của nhiếp ảnh gia Ông Văn Sinh

Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Sắc màu ánh sáng” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Ông Văn Sinh, chính thức khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng chiều tối 19/12, là triển lãm cá nhân thứ tư của ông, sau các triển lãm trước đó gồm “Hoa xương rồng”, “Đời nón - Đời người” và “Đà Nẵng - Ký ức và hiện tại” . Cả cuộc đời gắn bó và thủy chung với nhiếp ảnh, nghệ sỹ nhiếp...

Đà Nẵng: Bừng sáng lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025

Tối 16/12, cây thông ánh sáng – sự kiện mở màn cho chuỗi các hoạt động tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025, đã được thắp sáng bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Đà Nẵng:...

Khai thác các giá trị văn hóa để tạo động lực phát triển kinh tế du lịch

Chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đặt ra mục tiêu đến năm 2030, doanh thu từ du lịch văn hóa chiếm 15-20%, trong tổng thu du lịch. Khai thác các giá trị văn hóa để tạo động lực phát triển kinh tế du lịch, đang là vấn đề được toàn ngành quan tâm. ...

Đa dạng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dịp cuối năm

Để chuẩn bị cho các hoạt động dịp cuối năm 2024, cũng như chào năm mới 2025, ngành Du lịch thành phố dự kiến tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước đến vui chơi, trải nghiệm.   Đa dạng các hoạt...

Lễ công bố Không gian “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng do Ông Bà Lê Tất Luyện – Thụy Khuê hiến tặng”

Chiều ngày 01/11/2024, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố Không gian “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê hiến tặng”. Đây là không...

Triển lãm nghệ thuật “Phan Huỳnh Điểu – Cánh chim bay về”

Chiều ngày 08/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Phan Huỳnh Điểu - Cánh chim bay về” do Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất