Powered by Techcity

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Đây cũng là năm Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh đặc biệt từ di sản văn hóa.

Kinh đô xưa, trải nghiệm mới

Thừa Thiên-Huế là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được hệ thống lớn các cung điện, thành quách và lăng tẩm nguy nga; cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục.

Nhiều người thường nhớ về Huế như một Cố đô cổ kính, trầm buồn, mang đậm dấu ấn thời gian. Tuy nhiên, những năm qua, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, “thay áo” trong mắt du khách bằng cách khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói.”

Sự kiện nổi bật tại Đại nội Huế trong năm 2024 phải kể đến là mở cửa, đón khách du lịch đến thăm Điện Kiến Trung (vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn) và Điện Thái Hòa (cuối tháng 11) sau nhiều năm đại trùng tu, sửa chữa.

Cùng với đó, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với hầu hết các sự kiện được tổ chức trong Đại nội Huế đã thu hút hơn 2.500 lượt du khách đến tham quan các di tích, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023, đem về doanh thu bán vé hơn 381,5 tỷ đồng (tính đến ngày 20/11/2024).

Khi đặt chân đến quần thể các di tích, nhiều du khách cảm thấy bất ngờ với nhiều điểm mới.

ttxvn_hue_2.jpg
Du khách chiêm ngưỡng Ngai vàng – Bảo vật Quốc gia ở vị trí trung tâm của Điện Thái Hòa. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

“Đây là lần thứ hai tôi trở lại Huế. Ngoài các điện được trùng tu, tôi thấy có thêm nhiều trải nghiệm số kết hợp thực tế rất hay, giúp du khách hiểu chi tiết hơn về kiến trúc cung đình, lịch sử và các cổ vật được trưng bày. Những trải nghiệm này rất phù hợp xu thế cũng như dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hiện nay,” du khách Triều Trang, đến từ Hà Nội, chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm check in thông minh qua các bảng gắn chip NFC được mã hóa trước Điện Kiến Trung, Đại nội Huế.

Bên cạnh phát triển phong phú các loại hình du lịch di sản, hoạt động du lịch năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều khởi sắc và duy trì được đà phục hồi tích cực thông qua chuỗi hoạt động lễ hội của Festival 4 mùa trải dài trong năm; hình thành và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: “Huế – Thành phố Lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực,” “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”; việc mở cửa tham quan Di tích Hải Vân Quan hay đưa vào vận hành Đoàn tàu du lịch Huế-Đà Nẵng với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”…

Song song đó, địa phương chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch bằng việc tham gia chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch, thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác hai nước. Lần đầu tiên, Thừa Thiên-Huế lọt top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á theo xếp hạng của Agoda.

Tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế trong năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; trong đó, khách du lịch nội địa khoảng 2,7 triệu lượt, chiếm khoảng 69% và tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng.

Tuy các con số đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn còn hạn chế khi so sánh với các thành phố lớn Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội hay thậm chí các địa phương có ngành Du lịch phát triển muộn hơn như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh…

Các nhà quản lý du lịch Huế đều nhìn nhận rằng sản phẩm du lịch của địa phương tuy nhiều nhưng chưa đủ chất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Các dịch vụ cao cấp, khu vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4-5 sao còn thiếu. Đặc biệt, yếu tố khách quan từ sự biến động ngành hàng không trong 6 tháng đầu năm 2024 đã làm giảm sút số chuyến bay và lượng khách đến địa phương.

“Cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là năm Huế quyết tâm tăng tốc, bứt phá và về đích, phấn đấu kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm của tỉnh (2021-2025).

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Riêng với dịch vụ, du lịch, Huế sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện.”

Đồng thời, tỉnh quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô xưa trải, nghiệm mới,” “Huế – điểm đến của 8 di sản thế giới,” “Huế – Kinh đô của lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực” và “Huế – Kinh đô áo dài.”

Từ nền tảng thành công của công nghiệp hóa di sản trong năm 2024, du lịch Huế tiếp tục phát huy thế mạnh từ di sản, văn hóa bằng việc mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra bài toán cho Huế về câu chuyện vừa khai thác vừa bảo tồn các giá trị di sản.

ttxvn_hue_3.jpg
Điện Kiến Trung là điểm đến hấp dẫn du khách khi khám phá Hoàng cung Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình cho hay tỉnh đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh Luật Di sản, Luật Đầu tư công có thể áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp có nguồn lực nhằm khai thác giá trị di sản, đem đến sản phẩm phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, khái niệm bảo tồn và quản lý theo quy định của luật pháp vẫn là vấn đề ưu tiên.

Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Đặc biệt với một địa phương đặc thù như Huế, di sản đã mang lại giá trị lớn, nét riêng cho du lịch Huế và cũng từ nguồn thu du lịch quay trở lại giúp di sản được bảo tồn xứng đáng. Thừa Thiên-Huế đã được Bộ Chính trị định hình con đường phát triển và đi theo định hình đó một cách đúng đắn, hợp lý. Chặng đường phía trước đặt ra cho tỉnh là yêu cầu phát triển hài hòa giữa di sản văn hóa và du lịch cũng như phát huy tối đa giá trị của chúng.

Một giải pháp thời gian qua đã được tỉnh triển khai là xây dựng hình ảnh Huế như một điểm đến xanh thông qua việc đưa vào hoạt động các trạm xe đạp, những chuyến xe điện tham quan quanh thành phố Huế, các điểm di tích; hình thành điểm du lịch giảm rác thải nhựa ở phường Thủy Biều (thành phố Huế).

Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phúc, một trong những giải pháp, nhiệm vụ được đặt ra thời gian tới là đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023-2025 theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện.”

Ngành Du lịch tỉnh phấn đấu trong năm 2025 sẽ thu hút khoảng 4,8-5 triệu lượt khách đến Huế, trong đó khách nội địa chiếm 55-60%. Tổng doanh thu từ du lịch dự kiến khoảng 68.000 tỷ đồng.

Để đạt được những con số này, tỉnh đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ. Trong đó, tỉnh sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2025; xúc tiến mở đường bay giữa tỉnh và các thị trường trong, ngoài nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; hợp tác các hãng lữ hành lớn ở cả thị trường truyền thống, lớn và mới; kết nối khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) bằng tàu bay và tàu hỏa…

Bên cạnh đó, địa phương ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế khác biệt là du lịch biển, đầm phá; du lịch cộng đồng, gắn với các làng nghề; du lịch ẩm thực, khám phá văn hóa; du lịch văn hóa tâm linh, khám, chữa bệnh… Tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch.

Khắc phục hạn chế về nhân lực, cơ sở hạ tầng, Thừa Thiên-Huế sẽ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án du lịch trọng điểm như Casino Laguna, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô… và các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng hay các dự án hạ tầng kết nối giao thông đồng bộ, gắn với phát triển du lịch sẽ được chính quyền địa phương quan tâm gỡ vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào sử dụng thời gian tới./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/du-lich-hue-cat-canh-bang-the-manh-di-san-van-hoa-post1002179.vnp

Cùng chủ đề

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

Đà Nẵng mở chợ phiên bao cấp, triển lãm làng xưa phố cũ

Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề "Chuyện làng, chuyện phố" sẽ diễn ra trong hai ngày 22 – 23.11 tại Bảo tàng Đà Nẵng. Chợ phiên đồ cổ Đà thành năm 2022. Ảnh: Linh Chi Đây là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật, mang tính thường niên được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào tháng 11 hằng năm nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11. Đến với chương...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

4 ngày nghỉ lễ doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 132 tỷ đồng

Tổng lượng du khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 130.000 lượt (tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2023), doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 132 tỷ đồng (tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023). Thành phố Huế nhìn từ trên cao, các phương tiện đi qua cầu Phú Xuân (bắt qua sông Hương) kẹt cứng. Khách lưu trú ước đạt 65.000 lượt (tăng 77,7% so với dịp Lễ 02/9/2023), trong đó có khoảng 16.000 lượt...

Cùng tác giả

Phấn đấu doanh thu toàn ngành Thông tin & Truyền thông tăng 10-11%

Theo báo cáo, năm 2024, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 165 triệu USD, tăng 11,6%. Quy mô giá trị tăng thêm toàn ngành theo giá hiện hành năm 2024 đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,8% trong cơ cấu GRDP. Năm 2024, Đà Nẵng tiếp tục xếp hạng nhất chỉ số Vietnam ICT Index khối các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung...

Họp ban chỉ đạo “xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng”

Chiều nay 7/1, Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng tổ chức phiên họp lần thứ nhất để nghe và cho ý kiến 1 số nhiệm vụ triển khai trong thời gian đến. Bí thư Thành uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Văn Quảng chủ trì cuộc họp. Họp ban chỉ đạo...

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mì Quảng (Quảng Nam) được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL về việc đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nghề chế biến mỳ Quảng ở tỉnh này hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Món...

20.000 suất quà hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thị Anh Thi trao bằng khen cho các đoàn viên tiêu biểu trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Phan Thị Thuý Linh cho biết, đây là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào đời sống đoàn viên, người lao động, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập...

Hòa Vang: Ban chỉ đạo 35 tổng kết công tác năm 2024

Sáng 7/1, Ban chỉ đạo 35 Huyện Hòa Vang tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả hoạt động năm 2024 đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Hòa Vang: Ban chỉ đạo 35 tổng kết công tác năm 2024 Năm 2024, thông qua Fanpage “Bồ Câu Trắng”, Group “Hòa Vang một chấm son”, cùng các...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu doanh thu toàn ngành Thông tin & Truyền thông tăng 10-11%

Theo báo cáo, năm 2024, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 165 triệu USD, tăng 11,6%. Quy mô giá trị tăng thêm toàn ngành theo giá hiện hành năm 2024 đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,8% trong cơ cấu GRDP. Năm 2024, Đà Nẵng tiếp tục xếp hạng nhất chỉ số Vietnam ICT Index khối các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung...

Họp ban chỉ đạo “xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng”

Chiều nay 7/1, Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng tổ chức phiên họp lần thứ nhất để nghe và cho ý kiến 1 số nhiệm vụ triển khai trong thời gian đến. Bí thư Thành uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Văn Quảng chủ trì cuộc họp. Họp ban chỉ đạo...

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mì Quảng (Quảng Nam) được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL về việc đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nghề chế biến mỳ Quảng ở tỉnh này hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Món...

20.000 suất quà hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thị Anh Thi trao bằng khen cho các đoàn viên tiêu biểu trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Phan Thị Thuý Linh cho biết, đây là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào đời sống đoàn viên, người lao động, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập...

Hòa Vang: Ban chỉ đạo 35 tổng kết công tác năm 2024

Sáng 7/1, Ban chỉ đạo 35 Huyện Hòa Vang tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả hoạt động năm 2024 đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Hòa Vang: Ban chỉ đạo 35 tổng kết công tác năm 2024 Năm 2024, thông qua Fanpage “Bồ Câu Trắng”, Group “Hòa Vang một chấm son”, cùng các...

Đại học Đông Á trao 330 vé xe Tết cho sinh viên khó khăn miền Trung – Tây Nguyên

DNVN – Ngày 7/1, tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 – 9/1/2025), chương trình Xuân tình nguyện 2025 Đại học Đông Á đã trao 330 vé xe Tết, tổng giá trị 66 triệu đồng, đến các sinh viên khó khăn ở 16 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đang theo học tại trường. ...

Ngày 16-1: Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”

Tại phiên họp, Ban cán sự Đảng UBND thành phố công bố Quyết định số 13111-QĐ/TU ngày 3-1-2025 của Thành ủy Đà Nẵng về thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng. Trong đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng là Trưởng Ban chỉ đạo. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lê...

Chương trình “Xây tết 2025”: Trao tặng hơn 18.500 suất quà cho công nhân

Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, hướng đến chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, sáng nay (7/1), tại công trường Dự án Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim, quận Thanh Khê, Báo Nhân Dân phối hợp với Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tổ chức chương trình “Xây Tết 2025”. Dự chương trình có Chủ...

Nhận biết những thực phẩm dễ bị ‘tẩm độc’ bằng hóa chất

Nhiều người tự làm giá tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – Ảnh: T.VINH Những loại thực phẩm nào dễ bị “tẩm độc” hóa chất và làm sao biết để phòng tránh? Họ tẩm các hóa chất gì? Theo các chuyên gia, một số thực phẩm dễ bị tẩm hóa chất để bảo quản hoặc kích thích tăng trưởng nhanh. Trong đó, với măng trong quá trình sấy khô, chống ẩm mốc, người sản xuất có thể...

Hơn 11 tỷ đồng chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Sáng 7/1, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 4 và tổng kết công tác hội năm 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Trần Thị Mẫn. Hơn 11 tỷ đồng chăm sóc,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất