Powered by Techcity

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 1.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Cùng dự sự kiện có: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước, với tổng số hơn 2.000 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 2.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là diễn đàn được Bộ Công Thương tổ chức hằng năm từ năm 2013 đến nay. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 nhằm thúc đẩy doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ tiến bộ, hiện đại trong việc vận hành chuỗi cung ứng; tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ; đặc biệt tạo môi trường để liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhằm phát triển logistics Việt Nam.

Với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”, Diễn đàn muốn gửi đi thông điệp về việc Việt Nam khuyến khích, thu hút phát triển các khu thương mại tự do, nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về logistics, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 3.

 

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua cơ chế thí điểm thành lập khu thương mại tự do, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam. Đặc biệt, các đại biểu có nhiều tham luận đề xuất định hướng phát triển logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới; doanh nghiệp logistics Việt Nam trước bước ngoặt thời đại; kinh nghiệm, xu hướng phát triển logistics và khu thương mại tự do – cơ hội và khuyến nghị cho ngành logistics Việt Nam…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 4.

 

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 5.

 

Các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam tại phiên toàn thể – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đề xuất thúc đẩy hình thành các khu thương mại tự do, các cảng trung chuyển quốc tế, xây dựng đội tàu container, đội tàu bay chuyên dụng vận tải hàng hoá; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng các doanh nghiệp logistics mạnh của Việt Nam, phát triển mạnh hạ tầng giao thông, kho bãi, đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao nhân lực ngành logistics, phát triển các mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực logistics, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, có chính sách khuyến khích người nước ngoài phát triển logistics Việt Nam như chính sách thuế, thị thực cho người nước ngoài…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 6.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 6.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 36.550 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 28.900 lao động, tăng 13,5% về số doanh nghiệp, tăng 18,3% về số lao động, nhưng lại giảm 11,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 7.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.

Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, mà trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới.

Cùng với đó, khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách được tiếp tục hoàn thiện; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 8.

 

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hạ tầng logistics phát triển nhanh với nhiều công trình lớn, hiện đại, thúc đẩy cơ cấu hợp lý, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, giảm chi phí. Trong đó, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, hệ thống đường cao tốc đã đạt trên 2.000 km. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, kết nối đường sắt với Lào, Trung Quốc. Hệ thống sân bay phát triển tương đối tốt. Năng lực đường thủy nội địa được nâng cao với 298 cảng nội địa; hình thành các cảng biển cửa ngõ, bến chuyên dùng gắn với khu công nghiệp trung tâm công nghiệp (có 286 bến cảng, 95 km cầu cảng, 25 tuyến quốc tế…); hoàn thiện khu xử lý hàng hóa riêng biệt tại các cảng hàng không; đẩy mạnh đầu tư các trung tâm logistics (hiện có 69 trung tâm lớn và vừa), chuyển mạnh sang trung tâm thế hệ mới ứng dụng công nghệ 4.0…

Số doanh nghiệp logistics tiếp tục gia tăng, đi vào hiện đại, khả năng cạnh tranh ngày càng cao. Năm 2023, có 7.919 doanh nghiệp logistics thành lập mới; Việt Nam đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển đường biển đi và đến Hoa Kỳ.

Phát triển logistics có xu hướng tích cực hơn, phát huy đa dạng các phương thức vận tải, giảm dần phụ thuộc vào vận tải bằng đường bộ. Phát triển nhân lực logistics được đẩy mạnh; hiện nay đã tập trung phát triển 3 cấp độ đào tạo (đại học và trên đại học; cao đẳng, trung cấp; đào tạo ngắn hạn) và 49 trường đại học có ngành học logistics.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về logistics của Việt Nam được cải thiện. Năm 2023, Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam xếp 43/139 (xếp hạng của WB), các chỉ số thành phần về hiệu quả vận chuyển quốc tế, hạ tầng và hiệu quả hải quan được cải thiện; Việt Nam đã được xếp hạng thuộc nhóm 5 thị trường dẫn đầu ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 9.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan tới nhận thức về ngành logistics và tiềm năng, vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này. Chí phí logistics còn cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; quy mô của ngành so với quy mô GDP Việt Nam và quy mô ngành logistics toàn cầu (lên tới 9.000 tỷ USD) còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; doanh nghiệp phát triển chưa mạnh, chưa có cơ chế để phát triển; mối liên kết giữa các phương thức vận tải với kho bãi còn hạn chế; hạ tầng logistics còn lạc hậu.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 10.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics giữa Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được.

Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển”.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 11.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước: (i) Giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; (ii) nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; (iii) nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.

Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.

Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm “thể chế là nút thắt của nút thắt”, là “đột phá của đột phá”.

Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.

Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.

Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.

Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp theo 7 giải pháp, đột phá nói trên. Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới.

Thủ tướng nêu rõ, Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương tăng cường tính tự lực, tự cường, tính chủ động, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển, thiết kế công cụ huy động nguồn lực, giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 12.

 

Thủ tướng cùng các đại biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tham gia góp ý chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế với tinh thần “tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bạn bè, đối tác quốc tế cùng Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ thật tốt, Việt Nam kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn và đề nghị các doanh nghiệp, đối tác phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tích cực tham gia phát triển ngành logistics trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; “cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, sau những bước đi ban đầu với những thành tựu, tiền đề rất quan trọng, với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cùng với đà tăng tốc, bứt phá, tâm thế mới, tư duy mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, ngành logistics Việt Nam hiện đang độ tuổi “thanh niên” sẽ tự tin, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhiều trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao gắn với các khu thương mại tự do, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu phải đi đầu trong quá trình này, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Hà Văn – Chinhphu.vn

Nguồn:https://baochinhphu.vn/thu-tuong-xay-dung-va-phat-trien-quoc-gia-thuong-mai-tu-do-102241202115630988.htm

Cùng chủ đề

Khu thương mại tự do ở Đà Nẵng sẽ theo mô hình liên thông ‘khu trong khu’?

Tiến sĩ Trần Du Lịch góp ý xây dựng đề án – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Mô hình cơ chế liên thông “khu trong khu” Ngày 23-11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức tham vấn ý kiến đề án xây dựng khu thương mại tự do. Đại diện nhóm xây dựng dự thảo đề án, PGS.TS Bùi Quang Bình (Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) cho biết dự kiến trong tháng 12-2024, Đà Nẵng phải hoàn thành việc xây dựng...

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM

Sau gần 4 năm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức), TP Thủ Đức trở thành mô hình thành phố trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước. Qua từng năm, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm địa bàn (GRDP), thu ngân sách, vốn thu hút đầu tư của thành phố mới không ngừng tăng lên, từng bước tiến tới mục tiêu...

Tháo điểm nghẽn để thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại diễn đàn – Ảnh: ĐOÀN BẮC Diễn đàn diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cùng ngày 17-11. Trong đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Sự kiện với các doanh nghiệp trở thành cơ hội để Thủ tướng truyền tải rõ ràng thông điệp của Việt Nam, đồng...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu sẽ tạo động lực cho ngành logistics Đà Nẵng (Ảnh: Hoàng Anh) Động lực lớn Ông...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia ở vùng Trung Đông được ví như một giấc mơ hoa lệ, làm nên bởi chính những “kỳ tích trên sa mạc”. Đến Thủ đô Abu Dhabi của các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào một ngày cuối tháng 10, chúng tôi cảm nhận rõ...

Cùng tác giả

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Lai Châu: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang nước láng giềng và quốc tế

         Giàu tiềm năng xuất khẩu nông sản Với đặc thù là địa phương có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc sản, chất lượng như cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, chè, mắc ca, rau, hoa, củ quả các loại…, Lai Châu xác định phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ...

5 năm triển khai Đề án Thành phố thông minh – bài cuối: Chú trọng phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân...

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm Đề án Thành phố thông minh là một trong những chủ trương lớn của thành phố. Trên cơ sở những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án, năm 2025, Đà Nẵng sẽ tập trung nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đảm bảo thực chất, hiệu quả; đặc biệt là tránh công chức làm thay người dân qua triển khai triệt để...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO – Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương Food (thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) đã...

Video – Bản tin hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng từ ngày 16/12 – 21/12/2024

Lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; Mong muốn cán bộ quân đội nghỉ hưu tiếp tục đồng hành, đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển thành phố nhanh, bền vững; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng các đơn vị quân đội; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng Lễ Thiên Chúa Giáng sinh năm 2024; Họp báo quý IV năm 2024: Trao đổi một số vấn đề dư luận...

Cùng chuyên mục

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Lai Châu: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang nước láng giềng và quốc tế

         Giàu tiềm năng xuất khẩu nông sản Với đặc thù là địa phương có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc sản, chất lượng như cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, chè, mắc ca, rau, hoa, củ quả các loại…, Lai Châu xác định phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ...

5 năm triển khai Đề án Thành phố thông minh – bài cuối: Chú trọng phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân...

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm Đề án Thành phố thông minh là một trong những chủ trương lớn của thành phố. Trên cơ sở những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án, năm 2025, Đà Nẵng sẽ tập trung nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đảm bảo thực chất, hiệu quả; đặc biệt là tránh công chức làm thay người dân qua triển khai triệt để...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO – Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương Food (thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) đã...

Video – Bản tin hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng từ ngày 16/12 – 21/12/2024

Lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; Mong muốn cán bộ quân đội nghỉ hưu tiếp tục đồng hành, đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển thành phố nhanh, bền vững; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng các đơn vị quân đội; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng Lễ Thiên Chúa Giáng sinh năm 2024; Họp báo quý IV năm 2024: Trao đổi một số vấn đề dư luận...

Video – Bản tin an ninh trật tự thành phố Đà Nẵng từ ngày 16/12 – 21/12/2024

45 ngày truy đối tượng giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Công an quận Ngũ Hành Sơn liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hoá; Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Cơ quan Công an... hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo; Xuất hiện chiêu lừa mới “hỗ trợ lấy lại tiền” bị nhóm đối tượng do Phó Đức Nam (Tiktoker Mr Pips) cầm đầu chiếm đoạt; Khởi...

Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ

Người lao động phụ trách kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Ảnh: HÀ QUÂN Nhiều tỉnh thành xuất hiện mức thưởng Tết hàng trăm triệu, nhưng thấp nhất chỉ 200.000 đồng Hết ngày 22-12, thành phố Đà Nẵng đang dẫn đầu về báo cáo nhanh mức thưởng Tết, cao nhất lên đến 700 triệu đồng. Theo đó, báo cáo của 135 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy thưởng Tết Ất Tỵ 2025...

Hoạt động của lãnh đạo thành phố tuần thứ 51

* Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng Trong tuần qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu cấp tướng, đại tá, thượng tá, lãnh đạo, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách ấn tượng nhất trong lịch sử. Tiền đạo sinh năm 1997 đã biến những đợi chờ của người hâm mộ, của đội tuyển và của chính anh trong nhiều tuần qua trở thành nguồn xung lực để tỏa sáng...

Cú hích để TP HCM bứt phá

Bìa báo in Người Lao Động ngày 23-12 + Trân trọng những cống hiến tâm huyết  Đội ngũ trí thức là điểm tựa quan trọng của tiến trình xây dựng, phát triển TP HCM và kiến tạo tương lai + Cú hích để TP HCM bứt phá  Đoàn tàu Metro số 1 lăn bánh, tiếp tục củng cố khát vọng về một TP HCM tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc + Mở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất