Powered by Techcity

Tháo gỡ bất cập trong quản lý thị trường vàng


Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, trong đó đề cập định hướng điều hành chính sách tiền tệ; thị trường ngoại hối; kết quả chính sách hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19, thiên tai… sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trả lời trực tiếp tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV lúc 8 giờ 20 phút sáng 11-11. Trong đó vấn đề ‘nóng” về quản lý thị trường vàng luôn được nhiều người quan tâm.





Mỗi lần giá vàng biến động mạnh, người dân lại
Mỗi lần giá vàng biến động mạnh, người dân lại “đổ xô” đi mua, bán vàng.

Giá vàng biến động mạnh, cán cân cung – cầu vẫn lệch pha

Thời gian qua, giá vàng trong nước  tăng mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm 2024 đến tháng 6-2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng, đặc biệt đối với vàng miếng SJC. Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới có những thời điểm lên đến 18 triệu đồng-lượng (tháng 5-2024).

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 10-2024 tăng 5,96% so với tháng 9-2024; tăng 38,88% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 27,48%.

“Giá vàng thế giới tăng do tình hình căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraine và những biến động ở bán đảo Triều Tiên đã làm gia tăng lo ngại về bất ổn chính trị toàn cầu. Cùng với đó, việc các ngân hàng Trung ương lớn như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ đã góp phần thúc đẩy đà tăng của giá vàng”, báo cáo Tổng cục Thống kê nêu.

Tuy nhiên mấy ngày qua, giá vàng thế giới và trong nước lại giảm mạnh sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Thị trường vàng trong nước chốt một tuần giao dịch giảm rất mạnh. Giá vàng thế giới ngày 10-11 chốt tuần giao dịch ở mức 2.684,6 USD/ounce, giảm 51,8 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch tuần trước.

Tại thị trường trong nước tính đến tối 10-11, giá vàng SJC giao dịch tại Hà Nội và Đà Nẵng là 82 triệu đồng/lượng mua vào và 85,8 triệu đồng/lượng bán ra.  Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng SJC ngày 10-11 giao dịch tương tự so với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng. So với chốt phiên tuần trước, giá vàng SJC “lao dốc”, giảm 5,5 triệu đồng-lượng mua vào và giảm 3,7 triệu đồng-lượng bán ra.

Giá vàng nhẫn cũng giảm nhiều. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại Doji niêm yết 83,35 – 85,15 triệu đồng-lượng (mua vào – bán ra), giảm 4,65 triêu đồng/lượng mua vào và giảm 3,85 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết loại 1 – 5 chỉ ở mức 82 – 84,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 5,4 triệu đồng/lượng mua vào và giảm 4,1 triệu đồng-lượng bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu, khi kinh tế chính trị trên thế giới biến động, đa số nhà đầu tư lựa chọn vàng là kênh đầu tư trú ẩn an toàn cho tài sản. Khi ông Donald Trump lên nắm quyền, nhà đầu tư sẽ có những lĩnh vực đầu tư khác tốt hơn như chứng khoán, bất động sản… Đó chính là lý do khiến giá vàng thế giới giảm mạnh trong những ngày qua.

“Tại Việt Nam, giá vàng chịu tác động của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, dù giá vàng xuống thấp nhưng cán cân cung – cầu của thị trường vẫn lệch pha, xảy ra hiện tượng vàng nhẫn và vàng miếng khan hiếm vì nguồn cung ít. Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, NHNN vẫn là nơi duy nhất nhập khẩu vàng và nhiều năm qua, NHNN không nhập khẩu vàng. Đặc biệt, các hoạt động buôn lậu vàng cũng bị kiểm soát chặt chẽ…”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.

Chuyên gia này khẳng định: Khi nào cán cân cung – cầu gặp nhau, giá vàng thị trường mới có thể gọi là ổn định. “Tôi cho rằng, về lâu dài, giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong năm 2025 và khả năng lập kỷ lục lên mốc 3.000 USD/ounce. Lúc đó, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh nếu thị trường vẫn chưa có sự thay đổi về nguồn cung”, ông Nguyễn Trí Hiếu dự báo.

Đã cung ứng 11,46 tấn vàng, sẽ can thiệp thị trường khi cần thiết

Theo Thống đốc NHNN, biến động giá vàng trong nước cơ bản phụ thuộc vào giá vàng thế giới và quan hệ cung – cầu trên thị trường cũng như có yếu tố tâm lý, kỳ vọng. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của hành vi thao túng thị trường, vi phạm quy định về thuế, cạnh tranh… dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt vàng SJC) và thế giới.

Về phía cầu, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, qua theo dõi của các đơn vị trong hệ thống ngân hàng phản ánh, nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.

Trong Báo cáo mới nhất gửi đại biểu Quốc hội liên quan đến một số vấn đề phục vụ phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để bình ổn giá vàng, từ ngày 3-6 đến 29-10, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn); đồng thời khẳng định sẽ có biện pháp can thiệp thị trường nếu cần thiết.

“Trước thời điểm NHNN thông báo thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp để bình ổn, chênh lệch so với giá thế giới hơn 18 triệu đồng-lượng (khoảng 25%). Từ khi thông báo phương án bán vàng miếng trực tiếp, chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước so với giá thế giới đã giảm, hiện chỉ chênh khoảng 3 – 5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới (khoảng 5 – 7%)”, lãnh đạo NHNN cho biết.

Theo báo cáo NHNN, có 2 tồn tại trong quản lý thị trường vàng. Một trong hai tồn tại đó là, một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng, không ngoại trừ nguồn nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu. Hiện tượng này dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Trước đó thực hiện Nghị định 24, đối với thị trường vàng miếng, NHNN đã sắp xếp lại một cách căn bản, đưa số lượng tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng xuống còn 16 doanh nghiệp và 22 TCTD. Từ năm 2012 đến nay, NHNN chưa cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, các doanh nghiệp tự cân đối nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Ngoài hiện tượng vàng trang sức “lách” quy định vàng miếng, một tồn tại nữa của thị trường vàng là vẫn còn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế.

“Thị trường vẫn chưa thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối; chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành VND để đầu tư vào sản xuất kinh doanh”, lãnh đạo NHNN thừa nhận.

Về định hướng quản lý thời gian tới, phía NHNN sẽ tiếp tục can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường.

“NHNN sẽ tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định, bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và trật tự an toàn xã hội”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.




TS Phan Văn Thường (Đại học Quốc tế Hồng Bàng – TP. Hồ Chí Minh): Hơn 11 năm thực hiện Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, không thể phủ định hiệu quả nhất định, nhưng hậu quả dẫn đến thị trường vàng ngày càng bị thao túng. Khâu cốt lõi của sửa đổi Nghị định số 24 là xóa độc quyền nhập khẩu nguyên liệu vàng, sản xuất vàng miếng hàng hóa. Các doanh nghiệp được quyền tự do chọn thương hiệu vàng miếng riêng; đồng thời cũng xóa thương hiệu Quốc gia trong sản xuất vàng miếng hàng hóa là SJC. Đối với vàng miếng ngoại hối, do NHNN độc quyền nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của NHNN.

Theo Báo Tin tức



Nguồn: http://baodanang.vn/kinhte/202411/thao-go-bat-cap-trong-quan-ly-thi-truong-vang-3993837/

Cùng chủ đề

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Đổi mới quy định giá đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là đã bãi bỏ quy định về khung giá đất; đồng thời, quy định việc định giá đất phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường. Những đổi mới trong các quy định về giá đất sẽ là nền tảng khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đang điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa...

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực quản lý rác sinh hoạt

Ngày 23-12, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với đoàn công tác của thành phố Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác (3R) tại thành phố Đà Nẵng do...

Cùng tác giả

Liên minh HTX thành phố hội nghị thành viên

Chiều 24/12, Liên minh Hợp tác xã thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị thành viên về tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Liên minh HTX thành phố hội nghị thành viênNổi bât năm qua, Liên minh HTX thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động hỗ trợ thành viên, như:...

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Chăm lo đời sống cho đồng bào giáo dân

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các tôn giáo, trong đó có đồng bào giáo dân. Qua đó góp phần củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã...

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam

Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội Thủ tướng Phạm Minh Chính nồng nhiệt chào đón Đại sứ các nước Saudi Arabia, UAE và Qatar – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh...

Cần Thơ xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương hiệu quả

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư giữa TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp Xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm Trên...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Đổi mới quy định giá đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là đã bãi bỏ quy định về khung giá đất; đồng thời, quy định việc định giá đất phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường. Những đổi mới trong các quy định về giá đất sẽ là nền tảng khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đang điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa...

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực quản lý rác sinh hoạt

Ngày 23-12, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với đoàn công tác của thành phố Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác (3R) tại thành phố Đà Nẵng do...

Hiệu quả từ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Được triển khai từ ngày 6-3-2023 đến nay, dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại… Người dân làm thủ tục ở bộ phận “Một cửa” của Sở Giao thông vận tải tại Trung tâm Hành chính thành phố. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN Đến thời hạn cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên chị Phạm Thị Ngân (phường Khuê Mỹ, quận...

PC Đà Nẵng đảm bảo cấp điện phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã chủ động xây dựng các phương án, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống lưới điện. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông...

Tăng cường giám sát tàu cá, bảo đảm khai thác đúng quy định

Các đơn vị, địa phương nỗ lực tăng cường theo dõi, giám sát những tàu cá nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác IUU, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU tại Đà Nẵng. 100% tàu cá ra - vào cảng cá Thọ Quang được theo dõi, giám sát đúng quy định. Ảnh: XUÂN SƠN Tính đến hết tháng 11-2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ghi nhận 126/1.545 tàu...

Doanh nghiệp báo cáo kiểm kê khí nhà kính đúng thời hạn

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, ngày 31-3-2025 là thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp (thuộc diện phải kiểm kê khí nhà kính (CO2, CH4, N2O...) tại cơ sở) gửi báo cáo kiểm kê khí nhà kính về UBND thành phố. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải...

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng đã và đang áp dụng nhiều giải pháp công nghệ để quản lý và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Trạm trung chuyển rác khu vực quận Sơn Trà được tích hợp hệ thống SCADA hướng đến điều khiển tự động, thông minh. Ảnh: HOÀNG HIỆP Năm 2024, ngoài việc cơ giới hóa thu gom rác thải tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất