Powered by Techcity

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035

Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam để phê duyệt chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2035.

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy

Theo đó, dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm). Tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Quy mô đầu tư: Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được nghiên cứu, lựa chọn ngắn nhất có thể, sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến, trong đó, kết cấu cầu khoảng 60%, hầm khoảng 10% và nền đất khoảng 30% chiều dài tuyến.

Dự án sẽ bố trí 23 ga hành khách, dự kiến mỗi vị trí ga quy hoạch không gian phát triển từ 200-500ha; 5 ga hàng, quy mô mỗi ga hàng hóa khoảng 24,5 ha.

Trong quá trình khai thác, khi địa phương hình thành và phát triển các đô thị có quy mô dân số và có nhu cầu vận tải đủ lớn, khoảng cách giữa các ga bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, Chính phủ sẽ giao cho địa phương chủ trì kêu gọi nhà đầu tư thực hiện.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất là khoảng 10.827 ha với tổng mức đầu tư khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD). Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035.

Vốn được bố trí trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027.

Về tiến độ thực hiện, dự kiến sẽ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035.

Chính phủ cũng đề xuất dự án được áp dụng một số cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù áp dụng để triển khai.

Cần đánh giá chi tiết, kỹ lưỡng, đảm bảo khả thi

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều đồng tình về việc cần thiết thực hiện dự án, song một số đại biểu đề nghị làm rõ hơn về rủi ro thực hiện dự án cũng như nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Đại biểu Trần Văn Khải, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định, đây là dự án đặc biệt lớn, lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, với yêu cầu tiềm lực, công nghệ tiên tiến…

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục phân tích đánh giá chi tiết, kỹ lưỡng hơn với tinh thần hết sức cẩn trọng để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định, đảm bảo khả thi.

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam- Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Khải, Uỷ viên thường trực Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội.

Ông Khải nhấn mạnh, đây là dự án đầu tư công nên về nguyên tắc phải chỉ ra được rủi ro của dự án.

“Việc chỉ ra rủi ro không phải bàn lùi, mà là tính cách để quản trị rủi ro về tài chính, tổ chức thực hiện, quy hoạch”, ông Khải nhấn mạnh.

Về hồ sơ trình, đại biểu Khải cho biết Uỷ ban đã nghiên cứu ngày đêm và nhận thấy về cơ bản là đủ.

Tuy nhiên, theo ông, hồ sơ dự án trình Quốc hội còn thiếu thành phần hồ sơ đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác. Theo tờ trình của Chính phủ ngày 19/10, tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 10.827 ha, trong đó có 242,9 ha rừng đặc dụng, 652 ha rừng phòng hộ, 1.671 ha rừng sản xuất.

Với diện tích trên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sẽ thuộc thẩm quyền của Quốc hội do đó cần có hồ sơ để Quốc hội nghiên cứu.

Về khả năng cân đối vốn, an toàn nợ công, ông Khải cho biết, dự án này có dự toán ban đầu dự kiến hơn 67,34 tỷ USD, phần lớn từ ngân sách Nhà nước. Song, nếu nhìn tổng thể, đại biểu cho rằng cần tính toán, cân đối so với với nhiều dự án khác.

Ví dụ, theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 phải hoàn thành 9.000km đường cao tốc. Riêng từ nay đến năm 2030 phải hoàn thành 5.000km đường cao tốc.

Hay về năng lượng, đại biểu chỉ ra theo Quy hoạch Điện VIII từ nay đến năm 2030 phải có 40.000 MW tới tổng vốn đầu tư 134 tỷ USD. Nếu không đạt được mục tiêu này thì sẽ thiếu điện và không thể vươn mình trong kỷ nguyên số sắp tới.

Ông lưu ý, 70 năm qua ngành điện làm được khoảng 50.000 MW nhưng chỉ 6 năm nữa, chúng ta phải làm 40.000 MW. Trong khi năng lượng là hạ tầng trọng yếu, nếu không cân đối được thì chưa thể cân đối toàn bộ nguồn lực. Do đó, đại biểu cho rằng phải có phương án dự phòng để có giải pháp tốt nhất.

Tham góp tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Thân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nên để cho doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia thực hiện dự án vì doanh nghiệp tư nhân làm sẽ rẻ hơn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

“Nếu giao cho doanh nghiệp thì cần phải giao ngay từ đầu, để họ đào tạo nhân lực, chuẩn bị nguồn lực. Vì vậy trong nghị quyết nên ghi là giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện, chứ không nên ghi là “khuyến khích tham gia”, ông Thân nói.

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam- Ảnh 3.

Toàn cảnh phiên họp.

Lưu ý nhất về khâu giải phóng mặt bằng, ông Thân cho rằng: “Chúng ta phải tách hai việc này, không thể vừa làm vừa giải phóng mặt bằng. Việc này giống thực hiện như dự án sân bay Long Thành”.

Theo ông Thân, cần giao cho địa phương thực hiện trên cơ sở hợp tác cả hai bên.

Về nguồn lực, đại biểu Thân cho biết: “Chúng ta thấy có nhiều nguồn. Chính phủ phát hành trái phiếu, thì sẽ huy động vốn ở trong nhân dân. Nguồn thứ 2 là ngân hàng tài trợ, nếu Chính phủ bảo lãnh thì các ngân hàng sẽ cho vay ngay”.

Không chỉ có đầu tư công mà huy động từ các nguồn khác

Giải thích, làm rõ về vấn đề nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang phát triển, nhu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư hạ tầng là rất lớn.

“Nhất là hạ tầng chiến lược, đòi hỏi nguồn lực tập trung, lớn để đi trước và phải hiệu quả”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh.

Ông Đỗ Thành Trung chỉ ra, từ khi có Luật Đầu tư công, Chính phủ rất cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư. Trong đó ở hai nhiệm kỳ gần đây, hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ đã được quan tâm đầu tư rất lớn.

Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, ông Trung cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần đầu tiên thẩm định một dự án vượt qua 3 kỳ đầu tư trung hạn (từ 2021 – 2025, 2025-2030, 2031-2035).

“Chính vì vậy, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho 3 cơ chế đặc thù, từ đó mới có thể huy động được nguồn lực tổng lực. Nếu chỉ trông chờ đơn thuần vốn đầu tư công thì chắc chắn rất khó để cân đối”, ông Trung nói.

Riêng với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025, theo ông Trung, Chính phủ đã sắp xếp được ngay hơn 538 tỷ đồng để làm công tác chuẩn bị dự án, không đề nghị Quốc hội bổ sung.

“Có những việc nếu quy định, tính định mức đơn giá thì không làm được”

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, đây là dự án quá khó, hồ sơ của dự án đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chia làm nhiều nhóm vấn đề từ năm 2011. Cùng với đó là 163 ý kiến của các Ủy viên Trung ương tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua.

“Bộ Giao thông vận tải rất cầu thị. Chúng tôi tiếp thu tối đa cả ý kiến của các đại biểu, đây là những ý kiến rất tâm đắc, có những vấn đề chúng tôi chưa lường hết”, ông Huy nói.

Giải thích thêm về bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, hiện nay chỉ có 4 nước xây dựng bộ tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao, còn các quốc gia còn lại đều vận dụng các tiêu chuẩn trên thế giới, dịch ra cho phép áp dụng.

“Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng cho phép như thế”, ông Huy nói và cho biết, trong Luật Xây dựng đến bước khả thi mới được chốt về khung tiêu chuẩn. Do đó, hiện nay Bộ Giao thông vận tải không định hướng công nghệ nào cả, để tránh bị phụ thuộc.

Liên quan đến khả năng cấp điện, đồng bộ hóa, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, hiện nay đã tính toán phụ tải của hệ thống cấp điện động lực, cấp điện hệ thống cấp điện nhà ga.

“Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Công thương tổng rà soát sơ đồ Quy hoạch Điện VIII. Trong đó, có tính toán phương án để đủ tải. Có phương án tính toán điện hạt nhân, để đảm bảo năng lượng vận hành 24/24h”, ông Huy nói.

Về suất đầu tư, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải thích, trên thế giới không quản lý chi phí như nước ta.

“Có những việc nếu quy định, tính định mức đơn giá như chúng ta thì không làm được. Theo quy định hiện hành, có loại công nghệ thì xây dựng thử nghiệm sau đó ban hành định mức. Có loại công nghệ khi làm nhà thầu mới đưa máy móc thiết bị vào. Khi chưa có máy móc thiết bị thì không thể xây dựng đoạn thử nghiệm để làm định mức”, ông Huy nói.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết thêm, kinh nghiệm trên thế giới họ lấy suất đầu tư, bình quân của từng hạng mục như thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe, lấy suất đầu tư sau đó đấu thầu để lựa chọn.

“Do đó, trong 19 cơ chế đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì chúng tôi cũng xin một cơ chế như thế”, ông Huy nói.

Về cơ chế chính sách, Bộ Giao thông vận tải mong các đại biểu Quốc hội góp ý thêm để Bộ hoàn thiện nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp với quy định pháp luật, đáp ứng những chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, trong đó đặc biệt là thực hiện thành công Nghị quyết 55 của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

Thống nhất về sự cần thiết đầu tư, tốc độ và quy mô

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, các ý kiến tại phiên họp đều thống nhất về sự cần thiết đầu tư, tốc độ và quy mô.

Ông Thanh cũng dành thời gian góp ý lần lượt về nhiều vấn đề. Đặc biệt, về công năng dự án, ông Thanh chỉ ra, điều cần bàn là có kết hợp cả khách và hàng hay không vì nếu kết hợp 2 phương thức sẽ làm tăng tổng mức đầu tư.

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Theo ý kiến cá nhân, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng nên tách chở khách riêng, còn chở hàng thì dùng đường thuỷ, đường sắt hiện hữu, qua đó phương án tài chính sẽ hiệu quả hơn.

Về phương án tăng cầu cạn như đại biểu đề xuất, ông Thanh cho rằng cần xem xét có phù hợp hay không vì xây dựng cầu cạn tăng chi phí rất cao. Nhưng nếu thực hiện phương án như vậy mà đảm bảo an toàn, thì vẫn hơn là làm trên nền đất mà sau này khi xảy ra vấn đề lại ảnh hưởng tới hoạt động tàu.

Về nguồn vốn, ông nhấn mạnh đây là vấn đề rất thách thức, trong bối cảnh còn nhiều dự án lớn, trọng điểm dở dang nên ông đề nghị cần làm rõ về khả năng đáp ứng nguồn vốn, an toàn nợ công.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/uy-ban-kinh-te-tham-tra-du-an-duong-sat-toc-do-cao-truc-bac-nam-192241104214227906.htm

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng...

Dự kiến khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027

Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, nhằm lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp về kinh nghiệm triển khai các dự án. Thường trực Chính phủ cũng muốn lắng nghe việc huy động nguồn vốn cho các dự án; tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính...

Hiện thực hóa đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Đã đến lúc phải thay đổi Sự “lép vế” của đường sắt hiện hữu so với các phương thức vận tải khác đòi hỏi cần có cuộc cách mạng để hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia Mạng lưới đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh, thành phố trên cả nước, gồm 7 tuyến chính: Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội –...

“Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” nhờ đường sắt tốc độ cao

Là một công dân thủ đô sống ở năm 2047, bạn bước lên một chuyến tàu tốc hành tại ga Ngọc Hồi vào buổi sáng. Đoàn tàu xé gió lao về phương nam như một chiếc Boeing chạy đà cất cánh trên đường băng. Khi kim đồng hồ điểm 12h trưa, bạn thấy sông Sài Gòn và bán đảo Thủ Thiêm của TPHCM hiện ra trước mắt. Đó là viễn cảnh được hứa hẹn trong Báo cáo nghiên cứu tiền...

Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – NamThế và lực của Việt Nam vào năm 2027 – thời điểm dự kiến triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là đủ để triển khai đồng bộ siêu công trình hạ tầng giao thông này. Nếu chọn tốc độ 350 km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ đưa hành khách từ...

Cùng tác giả

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Châu Âu sắp sang thanh tra IUU, Thủ tướng yêu cầu xử lý tàu cá ‘3 không’

Tàu cá Đà Nẵng trên đường về cảng cá – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Ngày 4-11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký công điện của Thủ tướng về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu (EC). Trong công điện...

Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Nguyễn Trác

Chiều 4.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Trác”. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh đến dự và phát biểu tham luận. Hội thảo khoa học về...

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Trác

Sáng nay 4/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư xứ ủy Trung Kỳ (4/11/1904 - 4/11/2024). Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh đã đến dự. ...

Hợp nhất cổng thông tin điện tử hai nhà ga quốc tế và quốc nội sân bay Đà Nẵng

ĐNO - Ngày 4-11, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết vừa cùng Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) công bố hợp nhất cổng thông tin điện tử cho du khách, qua đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và góp phần thúc đẩy du lịch Đà Nẵng.  Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng...

Cùng chuyên mục

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Châu Âu sắp sang thanh tra IUU, Thủ tướng yêu cầu xử lý tàu cá ‘3 không’

Tàu cá Đà Nẵng trên đường về cảng cá – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Ngày 4-11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký công điện của Thủ tướng về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu (EC). Trong công điện...

Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Nguyễn Trác

Chiều 4.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Trác”. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh đến dự và phát biểu tham luận. Hội thảo khoa học về...

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Trác

Sáng nay 4/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư xứ ủy Trung Kỳ (4/11/1904 - 4/11/2024). Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh đã đến dự. ...

2 lần trả lại tài sản cho khách nước ngoài trong một ngày

Hôm nay (04/11/2024), Tiếp viên đường sắt đã trả lại tài sản cho 2 trường hợp khách nước ngoài để quên tài sản trên tàu. Cụ thể: Sáng nay, Trưởng tàu SP4 Phạm Quang Chiến vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Hà Nội. Được biết, hành khách mua riêng 1 khoang giường nằm, sau khi xuống tàu đã để quên 1 ba lô màu đen. Bên trong gồm 01 quyển hộ chiếu, 01...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Video chương trình “Chuyển đổi số cùng bạn” – số tháng 09-2024: “Chuyển đổi số tại các cơ sở y tế thành phố Đa...

✅✅Chuyển đổi số được triển khai thực hiện trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, mang lại sự hài lòng, hiệu quả, tiện ích cho người bệnh và nhân viên y tế. ✅✅Cùng với dòng chảy chuyển đổi số của cả nước, thời gian qua, ngành Y tế Đà Nẵng đã và đang đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số, góp phần thực hiện Đề án “Phát triển y tế thông...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Ra mắt Cup Bóng đá 7 người Quốc gia

Năm 2019, với sự đồng hành của nhà tài trợ chính Công ty Cổ phần Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia lần đầu tiên được tổ chức với vòng loại 3 khu vực cùng vòng chung kết toàn quốc. Đây là một cột mốc mới trong hành trình phát triển loại hình bóng đá 7 người ở Việt Nam, dù đang trên đà phát triển, giải bị gián đoạn...

Bệnh viện Đà Nẵng nhận bàn giao hệ thống Kiosk Y tế thông minh

Ký kết bàn giao vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh Theo Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng Lê Đức Nhân, Kiosk Y tế thông minh giúp người dân đăng ký khám chữa bệnh và thanh toán viện phí qua Căn cước công dân có gắn chip, ứng dụng VSSID, VneID (mức độ 2), sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt một cách nhanh chóng và tiện lợi. Giải pháp này hứa hẹn sẽ rút ngắn thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất