Powered by Techcity

Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Công thức và lộ trình phát triển

Hiện nay, công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang có những thay đổi và điều chỉnh lớn, xuất hiện những xu thế mới, tạo cơ hội thúc đẩy khả năng tự chủ và phát triển năng lực sản xuất bán dẫn quốc gia. 

Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn. Đây là cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Trước bối cảnh đó, Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng ban hành đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức C = SET + 1.

Trong đó: C – chip bán dẫn; S – Specialized (chuyên dụng, chip chuyên dụng); E – electronics (điện tử, công nghiệp điện tử); T – talent (nhân tài, nhân lực); + 1 – Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Theo chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn vừa được Thủ tướng ban hành, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2024 – 2030): Tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn này, Chính phủ đặt mục tiêu thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ đạt trên 25 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 – 15%, đồng thời nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giai đoạn 2 (2030 – 2040): Trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Việc phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 – 20%; đồng thời, nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giai đoạn 3 (2040 – 2050): Trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Chính phủ đặt mục tiêu ngành công nghiệp bán dẫn trong nước có ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỉ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 – 25%; đồng thời, nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.

5 nhiệm vụ với các giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 cũng nêu rõ các nhiệm vụ với giải pháp thực hiện.

1. Phát triển chip chuyên dụng

Nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới thông qua đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu công nghệ lõi về bán dẫn, tập trung vào các lĩnh vực như chip AI, chip IoT; có cơ chế hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu; mở rộng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ ở cấp quốc gia, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn.

Phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn trong nước, kết nối với hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn của các đối tác chiến lược; xây dựng nền tảng, công cụ dùng chung phục vụ khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo chuyên gia, thiết kế, phát triển chip bán dẫn; thúc đẩy phát triển, sử dụng chip chuyên dụng trong một số ngành, lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tự động hóa, điện tử tiêu dùng, công nghiệp chuyển đổi số, …

Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tài chính đặc biệt của nhà nước để đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn.

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu đào tạo đặt hàng sản xuất chip bán dẫn theo mô hình tập trung (Multi Project Wafer) để tiết kiệm thời gian, chi phí chế tạo, khuyến khích các dự án nghiên cứu, khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn.

2. Phát triển Công nghiệp điện tử

Tập trung bố trí nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển thiết bị điện tử với trọng tâm là các thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp các chip chuyên dụng, chip AI.

Có chính sách ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm thiết bị điện tử trong nước nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường công nghiệp điện tử.

Hỗ trợ, thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới hướng tới phát triển thành doanh nghiệp đa quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và phát triển thị trường quốc tế; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số mở rộng sang đầu tư, sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài phục vụ sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới.

Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam tham gia Chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, hướng đến thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; xúc tiến thương mại, đầu tư công nghiệp bán dẫn, điện tử tại các thị trường trọng điểm; lựa chọn một số sản phẩm bán dẫn, điện tử vào Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

3. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn

Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Chú trọng, ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, bám sát nhu cầu thị trường.

Học viên tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho sinh viên và giảng viên nguồn về vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng. Ảnh: ĐH CNTT Và TT Việt Hàn

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; phát triển các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, …

Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài để hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

Hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn với một số quốc gia đang thiếu hụt nhân lực; thúc đẩy ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước, để tạo đầu ra đảm bảo cho đào tạo thành công.

4. Thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn

Xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút có chọn lọc dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao trong công nghiệp bán dẫn, điện tử từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế một cửa hành chính đối với các dự án đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, điện tử.

Nghiên cứu, thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để giảm thiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu.

Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử có hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, sử dụng công nghiệp phụ trợ Việt Nam, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Thiết lập cơ chế làn xanh và các cơ chế khác để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện liên quan đến công nghiệp bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới.

Đầu tư phát triển hạ tầng số, hạ tầng điện, hạ tầng cấp thoát nước, áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện, nước đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất bán dẫn, thiết bị điện tử tại các khu vực đã được quy hoạch; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, điện tử.

5. Một số nhiệm vụ và giải pháp khác

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo), do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn (Tổ Chuyên gia). Tổ Chuyên gia là cơ quan tham mưu, tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lược, nhằm cung cấp các kiến thức, phân tích chuyên sâu về chuyên môn để tham mưu, tư vấn giúp Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Tổ Chuyên gia do Bộ trưởng Bộ TT&TT làm tổ trưởng. Thành phần Tổ Chuyên gia gồm đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn.

Xây dựng/Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam (TCVN/QCVN) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bán dẫn, điện tử; hình thành, công nhận hệ thống các tổ chức đánh giá chất lượng, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm, dịch vụ bán dẫn, điện tử.

Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới của Việt Nam từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam; nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghiệp bán dẫn, điện tử.

Xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho môi trường; ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/thu-tuong-ban-hanh-chien-luoc-phat-trien-cong-nghiep-ban-dan-viet-nam-2324692.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và củng cố 3 trọng tâm trong chuyển đổi số

Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; về phía lãnh đạo thành phố Đà Năng có...

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng: Khẩn trương cụ thể hóa triển khai quy hoạch bảo đảm yêu cầu, chất lượng

ĐNO - Ngày 25-11, phát biểu bế mạc tại lễ công bố Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, thành phố sẽ khẩn trương cụ thể hóa triển khai quy hoạch bảo đảm yêu cầu, chất lượng. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng phát biểu bế mạc tại lễ ông bố...

Cùng tác giả

4 yếu tố làm nên sự khác biệt của bia Sun KraftBeer

Xưởng bia hiện đại bậc nhất thế giới và tự động hoàn toàn Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng). Xưởng bia thủ công Ba Na Brew House vừa đi vào vận hành, dưới sự hợp tác và tư vấn từ BrauKon & Camba, với sản lượng bia dự kiến đạt 2,7 triệu lít/ năm. Sự...

Hoạt động của lãnh đạo thành phố tuần thứ 40

* Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng Trong tuần qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tiếp xúc cử tri các quận trên địa bàn thành phố. - Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ sáng 2-10, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng...

Bổ nhiệm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

Sáng 7/10, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng dự trao quyết định. Bổ nhiệm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Theo quyết định phân công cấp ủy viên được công bố...

Hiệu quả từ chương trình lắp đặt wifi miễn phí tại Đà Nẵng

Hiện nay, thành phố đã thiết lập hệ thống wifi phủ sóng tại nhiều địa điểm du lịch và các khu vực như UBND các quận, huyện, phường, xã; bệnh viện, chợ  và một số khu nhà trọ dành cho công nhân… qua đó hướng đến mục tiêu phổ cập thiết bị di động thông minh cho người dân. Các khu nhà trọ, chung cư dành cho công nhân được thành phố cung cấp các trạm phát sóng wifi miễn...

GRDP 9 tháng năm 2024 của Đà Nẵng dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

Quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 111.589 tỷ đồng Theo báo cáo của Cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III năm 2024 ước tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng 2,49% của quý I và 8,09% của quý II năm 20241. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,51%; khu vực công nghiệp - xây dựng phục hồi mạnh...

Cùng chuyên mục

4 yếu tố làm nên sự khác biệt của bia Sun KraftBeer

Xưởng bia hiện đại bậc nhất thế giới và tự động hoàn toàn Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng). Xưởng bia thủ công Ba Na Brew House vừa đi vào vận hành, dưới sự hợp tác và tư vấn từ BrauKon & Camba, với sản lượng bia dự kiến đạt 2,7 triệu lít/ năm. Sự...

Hoạt động của lãnh đạo thành phố tuần thứ 40

* Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng Trong tuần qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tiếp xúc cử tri các quận trên địa bàn thành phố. - Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ sáng 2-10, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng...

Bổ nhiệm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

Sáng 7/10, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng dự trao quyết định. Bổ nhiệm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Theo quyết định phân công cấp ủy viên được công bố...

GRDP 9 tháng năm 2024 của Đà Nẵng dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

Quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 111.589 tỷ đồng Theo báo cáo của Cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III năm 2024 ước tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng 2,49% của quý I và 8,09% của quý II năm 20241. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,51%; khu vực công nghiệp - xây dựng phục hồi mạnh...

Đà Nẵng luôn chào đón các nhà điện ảnh

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi phát biểu tại Chương trình Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi giới thiệu tổng quan về Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng, và nhấn mạnh thông điệp: Thông qua Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng cùng các sự kiện lễ hội quốc tế lớn, Đà Nẵng mong muốn trở thành “nhịp cầu châu Á” kết nối điện ảnh nước...

Công bố quyết định “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghề làm Bánh tráng Túy Loan”

Làng nghề làm bánh tráng Túy Loan được hình thành từ lâu đời, gắn kết với nhiều giá trị văn hóa, di sản của làng cổ Túy Loan - nơi có Đình làng Túy Loan với lịch sử trên 500 năm tuổi. Hiện nay, ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang còn 15 hộ gia đình duy trì thường xuyên nghề làm bánh tráng truyền thống, tập trung chủ yếu ở làng Túy Loan. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán hằng...

Tuyên dương cán bộ Hội tiêu biểu, thanh niên sống đẹp, cán bộ viên chức trẻ giỏi

Tại chương trình, các đoàn viên thanh niên thành phố cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Hội LHTN Việt Nam. Cùng với phong trào thanh niên cả nước, Công tác Hội và phong trào thanh niên thành phố Đà Nẵng ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Các thành viên tập thể của Hội ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động. Ban tổ chức trao giải thưởng “15 tháng 10” cho 17...

Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa và Kinh tế đọat ngôi vị quán quân khởi nghiệp công nghệ sinh viên Đại học...

Ngày 5-10, với sự đồng hành của  Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) thành phố, Hội Sinh viên (SV) Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp công nghệ trong SV ĐHĐN lần thứ IV năm 2024 (InTE UD-2024). Các đội thi thuyết trình bảo vệ Dự án trước Ban Giám khảo Năm nay, cuộc thi thu hút sự tham gia của hơn 60 đề tài ở các lĩnh vực khác nhau: giáo dục, y tế, dịch vụ, du lịch, nông, lâm, ngư nghiệp, tài...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre

Cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Thị trưởng Thành phố Le Havre đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Theo đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm thành phố Le Havre của Pháp và có cuộc gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre, ông Edouard Philippe. Bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Le Havre giàu lịch sử, văn hóa...

Video – Bản tin an ninh trật tự thành phố Đà Nẵng từ ngày 30/9 – 5/10/2024

 Công bố Quyết định đặc xá cho 19 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam và Nhà tạm giữ Công an thành phố; Bắt “trùm” ma túy thủ súng để phòng thân; Bắt quả tang 2 đối tượng mua bán trái phép hàng trăm ml dầu “ma thuật” nghi là ma túy; Trao Thư khen cho công dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Bắt 2 đối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất