Powered by Techcity

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu

Ngày 22/8, tại website Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đã diễn ra triển lãm 3D Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông – Tây. Triển lãm mang đến công chúng những trải nghiệm, khám phá thú vị, thông tin bổ ích, góc nhìn mới mẻ và hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động ngoại giao của Việt Nam dưới triều Nguyễn trong hơn 50 năm đầu độc lập, tự chủ (1802 – 1858).

Các tài liệu giới thiệu tại triển lãm chủ yếu được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới.

Với không gian 3D độc đáo, triển lãm giới thiệu với người xem một không gian lịch sử thông qua hai phần: Đóng cửa Tây và Mở cửa Đông.

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu
Tranh mô tả Bá tước Đại tá hải quân Pháp đến Đà Nẵng xin đặt lãnh sự và thông thương vào năm 1825, vua Minh Mạng từ chối. (Nguồn: Tư liệu trong triển lãm)

Ở phần 1 với chủ đề Đóng cửa Tây, thông qua Châu bản cho thấy các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức trong quan hệ với các nước đã thực hiện nhất quán chính sách “tự thủ”, “khép kín”. Mặc dù vậy, triều Nguyễn không hoàn toàn tuyệt giao với những gì liên quan đến phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ). Các vua triều Nguyễn vẫn gửi phái bộ đi xem xét tình hình, mua đồ thiết yếu, súng đạn của phương Tây, học hỏi về khoa học kỹ nghệ… Một số nhà Nho còn dâng điều trần đề nghị “giao hảo” với phương Tây như Nguyễn Trường Tộ với bản điều trần nhấn mạnh “nên nhanh chóng giao hảo tốt với người Anh”.

Trang đầu văn bản năm Gia Long 16 (1817) cho biết, tàu đem theo lễ vật của vua Ba Lãng Sa [Pháp] tặng vua nước Việt Nam để tỏ tình hữu hảo. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)
Trang đầu văn bản năm Gia Long 16 (1817) cho biết, tàu đem theo lễ vật của vua Ba Lãng Sa (Pháp) tặng vua nước Việt Nam để tỏ tình hữu hảo. (Nguồn: Tư liệu trong triển lãm)

Với Pháp, thời Gia Long, việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Đến thời Minh Mạng, ban đầu nhà vua vẫn đối xử nhã nhặn với người Pháp nhưng sau đó, mọi cố gắng của người Pháp trong đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao bằng cách dâng vật phẩm và quốc thư đều bị vua Minh Mạng cự tuyệt.

Mặc dù vậy, ông không cấm tàu bè của thương nhân Pháp đến buôn bán. Thời Thiệu Trị, Tự Đức, chính sách “không phương Tây” vẫn được tiếp tục thực hiện.

Tranh vua Tự Đức tiếp Phái bộ Pháp - Tây Ban Nha do Phó đô đốc Bonard của Pháp và Đại tá Palanca của Tây Ban Nha dẫn đầu đến Huế (14/6/1863) trao đổi Hiệp ước 5/6/1862. (Nguồn: Việt Nam trong quá khứ trong tranh khắc Pháp)
Tranh vua Tự Đức tiếp Phái bộ Pháp – Tây Ban Nha do Phó đô đốc Bonard của Pháp và Đại tá Palanca của Tây Ban Nha dẫn đầu đến Huế (14/6/1863) trao đổi Hiệp ước 5/6/1862. (Nguồn: Tư liệu trong triển lãm)

Năm 1832, Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson gửi vua Minh Mạng bức thư ngoại giao đầu tiên. Trong thư ghi: ”Thư này được chuyển đến Ngài bởi ông Edmund Roberts, một công dân đúng mực của Hoa Kỳ. Ông ấy được cử làm đặc phái viên của chính phủ chúng tôi để xin bàn bạc với Ngài những việc hệ trọng. Kính xin Ngài giúp đỡ ông ta trong khi thi hành nhiệm vụ được giao phó, đối xử với ông ta bằng lòng nhân hậu và tương kính và xin vững tin vào những gì mà ông ta thay mặt chúng tôi để trình bày, nhất là khi ông ta đảm bảo với Ngài về tình thân hữu trọn vẹn và tấm thịnh tình của chúng tôi đối với Ngài”.

Theo Trung tâm lưu trữ quốc gia I, các tàu Hoa Kỳ đến Việt Nam chủ yếu để tìm kiếm thị trường và thiết lập quan hệ giao thương. Vua Minh Mạng cho phép họ thông thương, đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng nhưng không được xây nhà hay mở phố buôn bán.

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu
Bức thư ngoại giao đầu tiênTổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson gửi vua Minh Mạng vào năm 1832. (Nguồn: Tư liệu trong triển lãm)

Nhà vua dụ rằng, “triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quý mến người phương xa, không tiếc gì mà không dung nạp họ (phái bộ Mỹ, năm 1832). Tuy nhiên, họ mới tới lần đầu, các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiểu chưa được am tường; có thể sai quan Thương bạc viết tư văn thông báo cho họ biết, nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt, nhưng phải tuân theo những hiến định đã có từ trước đến nay.

Từ nay, nếu có thương thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẵng, Trà Sơn Úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bộ. Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy”.

“Bọn họ (phái bộ Mỹ, năm 1836) đi xa 40.000 dặm biển do bởi tình cảm trân trọng đối với quyền uy và thế lực của triều đình ta. Nếu ta dứt khoát cắt đứt mọi quan hệ với họ, ta sẽ cho họ thấy là nước ta không bao giờ có thiện chí cả”.

“Không chống lại việc họ đến, không truy đuổi khi họ bỏ đi là ta đã theo những quy tắc cư xử lịch sự của một quốc gia văn minh”.

Họa đồ đi sứ Trung Quốc thời vua Minh Mạng
Họa đồ đi sứ Trung Quốc thời vua Minh Mạng. (Nguồn: Tư liệu trong triển lãm)

Phần 2 của triển lãm có chủ đề Mở cửa Đông. Các tư liệu ở phần này cho thấy, trong khi thực hiện chính sách “không phương Tây”, vua triều Nguyễn lại ưu tiên phát triển quan hệ với các nước phương Đông như Cao Miên (Campuchia), Vạn Tượng (Lào), Xiêm La (Thái Lan)… đặc biệt với nước láng giềng Trung Quốc.

Bản tâu năm Minh Mạng thứ tám (1827), Quốc vương Cao Miên bày tỏ lòng biết ơn khi được nước ta chẩn cấp cứu đói do mùa màng thất bát.

Theo Châu bản, vua triều Nguyễn thường thể hiện sự quan tâm đến các nước phiên bang bằng cách cử người đi thăm dò tình hình, cảm thông trước cảnh những nước này vượt đường sá xa xôi, vất vả để đến kinh đô nước Việt.

Châu bản năm Minh Mạng thứ 10 (1829) viết: ”Sang năm, vào dịp lễ mừng thọ nhà vua, cho quan bộ Lễ bàn chọn nhạc công các nước phiên bang phụ thuộc đến ca múa. Nay trẫm thấy các địa phương thuộc Cao Miên, Nam Chưởng đi lại vất vả, không thuận tiện. Truyền cho các trấn Nghệ An, Thanh Hoa chọn ở các phủ miền biên cương nơi nào có âm nhạc bản địa chọn người mang theo nhạc cụ, ngày lễ đến kinh cho đủ nhạc của bốn phương”.

Nói đến sự nghiệp ngoại giao của triều Nguyễn với các nước nói chung, Trung Quốc nói riêng, không thể không nói đến vai trò của các sứ thần với tư cách là những nhà ngoại giao trực tiếp thực hiện sứ mệnh cao cả mà triều đình và đất nước giao phó, “toàn quân mệnh, tráng quốc uy” (làm tròn mệnh vua, vẻ vang quốc thể).

Châu bản triều Nguyễn ghi chép cụ thể về việc tuyển chọn người đi sứ, mục đích của chuyến đi, thời gian đi và về, nơi sứ bộ đặt chân đến, hành trình, việc mua bán, trao đổi hàng hóa, kết quả chuyến đi và sự ghi nhận ban thưởng của triều đình đối với những đóng góp mà họ đã đem lại.

Đó là những gương mặt ngoại giao như Chánh sứ Trịnh Hoài Đức (1765-1825), chánh sứ Lê Quang Định (1759-1813), chánh sứ Nguyễn Du (1765-1820)…

Nguồn: https://thoidai.com.vn/hoat-dong-bang-giao-duoi-trieu-nguyen-qua-tu-lieu-203892.html

Cùng chủ đề

Nhiều công nghệ hiện đại được trình diễn tại Triển lãm VIMF 2024

ĐNO - Từ ngày 11 đến 13-9, Triển lãm Công nghiệp và sản xuất Việt Nam lần thứ 2 - VIMF 2024 kết hợp với Triển lãm tự động hóa công nghiệp (VIAF) và Triển lãm In và thiết kế 3D (3DF) diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng (số 9 Cách mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ) với quy mô 5.000 m2 với hơn 150 gian hàng. Thực hiện: QUỐC CƯỜNG - MAI...

Độc đáo triển lãm nghệ thuật ‘Rong – Rao’ tại Đà Nẵng

Triển lãm nghệ thuật "Rong - Rao" tại Đà Nẵng đã mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị về ẩm thực đường phố, tiếng rao của những gánh hàng rong thân thuộc. Một góc trưng bày tái hiện hình ảnh tiệm tạp hóa thời xưa - Ảnh: NGUYỄN THƯ Triển lãm nghệ thuật "Rong - Rao" diễn ra từ ngày 17-8 đến 8-9 tại The Local Beans (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Triển lãm với sự...

Cùng tác giả

Khu thương mại tự do ở Đà Nẵng sẽ theo mô hình liên thông ‘khu trong khu’?

Tiến sĩ Trần Du Lịch góp ý xây dựng đề án – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Mô hình cơ chế liên thông “khu trong khu” Ngày 23-11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức tham vấn ý kiến đề án xây dựng khu thương mại tự do. Đại diện nhóm xây dựng dự thảo đề án, PGS.TS Bùi Quang Bình (Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) cho biết dự kiến trong tháng 12-2024, Đà Nẵng phải hoàn thành việc xây dựng...

Tuổi trẻ Hải Phòng năng động, sáng tạo thi phân loại rác thải tại nguồn

TPO – Tại hội nghị tập huấn phân loại rác thải tại nguồn được tổ chức tại Trường Cao đẳng Y dược Hải Phòng sáng 23/11, 200 đoàn viên thanh niên Hải Phòng đã thể hiện sự năng động, sáng tạo khi tham gia các trò chơi, phần thi kết hợp với kiến thức và kỹ năng phân loại rác tại nguồn.  Ngày 23/11, Báo Tiền Phong phối hợp với Thành Đoàn Hải Phòng, Quận Đoàn Lê Chân...

Giới trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tại “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024”

Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi "Khám phá di sản kiến trúc Đà Nẵng" dành cho các em học sinh khối Trung học cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu và quận Cẩm Lệ; gameshow "Hội làng giữa phố" giúp công chúng hòa mình vào không khí vui tươi, sôi nổi của lễ hội đình làng thông qua các trò chơi, thử thách như: Thi nướng bánh tráng, làm mì quảng trộn, các trò chơi dân...

Tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội nhanh nhất

Hướng đến chính quyền vì dân, TP Đà Nẵng đã có nhiều mô hình nhân văn, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ hành chính hay các dịch vụ xã hội một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tập trung tại Trung tâm Hành chính thành...

Khu thương mại tự do: “cú hích” để Đà Nẵng phát triển

ĐNO - Ngày 23-11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường chủ trì hội thảo tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp... về dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.  Quang cảnh hội thảo tham vấn ý kiến đối với dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG HIỆP Phát biểu tại hội...

Cùng chuyên mục

Khu thương mại tự do ở Đà Nẵng sẽ theo mô hình liên thông ‘khu trong khu’?

Tiến sĩ Trần Du Lịch góp ý xây dựng đề án – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Mô hình cơ chế liên thông “khu trong khu” Ngày 23-11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức tham vấn ý kiến đề án xây dựng khu thương mại tự do. Đại diện nhóm xây dựng dự thảo đề án, PGS.TS Bùi Quang Bình (Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) cho biết dự kiến trong tháng 12-2024, Đà Nẵng phải hoàn thành việc xây dựng...

Tuổi trẻ Hải Phòng năng động, sáng tạo thi phân loại rác thải tại nguồn

TPO – Tại hội nghị tập huấn phân loại rác thải tại nguồn được tổ chức tại Trường Cao đẳng Y dược Hải Phòng sáng 23/11, 200 đoàn viên thanh niên Hải Phòng đã thể hiện sự năng động, sáng tạo khi tham gia các trò chơi, phần thi kết hợp với kiến thức và kỹ năng phân loại rác tại nguồn.  Ngày 23/11, Báo Tiền Phong phối hợp với Thành Đoàn Hải Phòng, Quận Đoàn Lê Chân...

Giới trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tại “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024”

Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi "Khám phá di sản kiến trúc Đà Nẵng" dành cho các em học sinh khối Trung học cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu và quận Cẩm Lệ; gameshow "Hội làng giữa phố" giúp công chúng hòa mình vào không khí vui tươi, sôi nổi của lễ hội đình làng thông qua các trò chơi, thử thách như: Thi nướng bánh tráng, làm mì quảng trộn, các trò chơi dân...

Tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội nhanh nhất

Hướng đến chính quyền vì dân, TP Đà Nẵng đã có nhiều mô hình nhân văn, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ hành chính hay các dịch vụ xã hội một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tập trung tại Trung tâm Hành chính thành...

Bảo tàng Đà Nẵng tái hiện không gian di sản văn hoá đặc sắc trong lòng thành phố

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện – Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, thành Đà Nẵng là một đô thị từ "làng lên phố" và "trong phố có làng". Điều này lý giải cho lý do vì sao “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành và trở thành “nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh” của đất và người Đà Nẵng. Giữa một diện mạo đô thị hiện đại với những con đường khang...

Đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri phường Mỹ An

Nhằm chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm của HĐND thành phố, sáng 23/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi cùng các đại biểu Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Ngũ Hành Sơn gồm các đại biểu Nguyễn Mạnh Toàn và Hòa thượng Thích Huệ Vinh đã tiếp xúc cử tri phường Mỹ An. ...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” tại Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng 2024

Triển lãm “Chuyện làng” gồm hơn 60 bức ảnh kể về sự khởi đầu của các đình làng tại Đà Nẵng trong dòng chảy lịch sử cùng với các di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với mỗi đình làng, được sắp xếp theo các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Trên chặng đường dài hình thành và phát triển, thành phố Đà Nẵng - mảnh...

32 thí sinh tranh tài chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Trung toàn quốc – Đà Nẵng 2024

Quang cảnh cuộc thi Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Nguyễn Ngọc Bình cho biết, với chủ đề “Vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong việc thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc”, cuộc thi nhằm đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong việc tiếp nối, vun đắp và phát triển tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung không ngừng...

Bạn trẻ thích thú chiêm ngưỡng những công trình biểu tượng Đà Nẵng thu nhỏ

TPO – Những công trình kiến trúc biểu tượng của Đà Nẵng qua bàn tay của các bạn trẻ được “thu bé lại”, thu hút người dân và du khách ghé chân tham quan, tìm hiểu. 23/11/2024 | 11:48 TPO – Những công trình kiến trúc biểu tượng của Đà Nẵng qua bàn...

Lập các “Tổ tuần tra đặc biệt” phát hiện, trấn áp, giải quyết tình trạng thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

 Để đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian đến, thay mặt lãnh đạo Công an thành phố, Đại tá Nguyễn Văn Tăng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để chủ động nghiên cứu, khảo sát kỹ địa bàn, lĩnh vực được giao phụ trách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất