Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 yếu tố nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ hợp tác thành công

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tổ chức.

Với nền tảng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng từ mức 200 triệu USD năm 2000 lên gần 15 tỷ USD vào năm 2023, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 8,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 5,9 tỷ USD. 

Ấn Độ có 410 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,03 tỷ USD, đứng thứ 25/146 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 14 triệu USD, chưa tính đầu tư của Tập đoàn Vingroup tại Ấn Độ. 

Tại Diễn đàn, các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mong muốn hợp tác đầu tư của mỗi bên; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như hạ tầng, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, vật liệu mới, sản xuất ô tô, hàng không, du lịch…

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết lịch sử quan hệ Việt Nam – Ấn Độ bắt nguồn từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo từ hơn 2.000 năm trước và được hai lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru gây dựng và vun đắp. Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành độc lập dân tộc. 

Trải qua hơn 5 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện đã mở ra không gian hợp tác mới về chuỗi giá trị và tài nguyên chiến lược, an ninh kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, khoa học công nghệ, kết nối tài chính, nhân lực chất lượng cao, giáo dục, an ninh quốc phòng… Trong đó, hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại đã trở thành điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.

Nhắc lại ấn tượng với tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hàng Châu (Trung Quốc): “Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ” và “quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định để đạt được những thành công này, bên cạnh yếu tố nền tảng là quan hệ hữu nghị tốt đẹp lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc; sự hỗ trợ và quan tâm của chính phủ hai nước, phải kể đến sự góp sức và đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên. 

Thủ tướng nhấn mạnh: “Quan hệ truyền thống tốt đẹp, hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước; tin cậy chính trị cao, thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh, lịch sử tương đồng, ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững” là 5 yếu tố nền tảng đề các doanh nghiệp hai nước đến với nhau để hợp tác thành công, hiệu quả, góp phần vun đắp cho quan hệ hai nước.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thông tin tới Diễn đàn về những yếu tố nền tảng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; đã ký 16 FTA với hơn 60 nước.

Nhấn mạnh những thành tựu đạt được khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, quan điểm phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang tập trung thực hiện 6 trọng tâm về đối ngoại; chính sách quốc phòng “4 không”; phát triển kinh tế; bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Cùng với đó, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thông tin về tình hình kinh tế – xã hội và môi trường đầu tư của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã xếp hạng Việt Nam vào danh sách Top 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Cho biết Việt Nam xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tạo kết nối lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy hợp tác công – tư để phát triển mạnh mẽ kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao như: công nghệ cao, điện tử, khoa học công nghệ, AI, xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Việt Nam hợp tác đầu tư với nguyên tắc “3 bảo đảm” và “3 cùng”: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là hợp phần quan trọng của kinh tế; coi trọng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Đặc biệt, cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. 

Cho rằng quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng; với tinh thần “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, “cùng làm, cùng thắng”, để quan hệ Việt Nam – Ấn Độ đi vào chiều sâu và thực chất hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành, hiệp hội của Ấn Độ hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đối thoại, kết nối đầu tư, là cánh tay nối dài giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Ấn Độ; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hóa của Việt Nam tiếp cận được thị trường Ấn Độ.

Hai bên cùng thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới; tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển (ODA); tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở thêm đường bay thẳng giữa Việt Nam – Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các tập đoàn, doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh (hydrogen), dược phẩm năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng; coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ cao; thường xuyên có những khuyến nghị, tham mưu cho chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ các rào cản trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hoàn thiện thể chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, quản lý thông minh, đào tạo nguồn nhân lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường đối thoại để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam; rà soát, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ số, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào của người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng để thu hút đầu tư… Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả đo đếm được”, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Ấn Độ nói riêng đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TXVN

* Tại Diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, các doanh nghiệp hai nước trao 6 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, du lịch, văn hóa, dược phẩm… Trong đó, Tập đoàn SOVICO và Tập đoàn Adani thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hàng không, sân bay và logistics; Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hợp tác với đối tác Ấn Độ về quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam tại Ấn Độ…

* Trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp hai nước, Hãng hàng không Vietjet công bố đường bay Đà Nẵng – Ahmedabad (Ấn Độ) và đón hành khách thứ 200 triệu. 

Vietjet mang đến nhiều lựa chọn cho người dân hai nước và du khách với các đường bay thẳng kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các đại đô thị của Ấn Độ là New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Kochi, Tiruchirappalli cũng như các điểm đến nổi tiếng Bodh Gaya, Varanasi… Đường bay kết nối thành phố Ahmedabad của Ấn Độ với Đà Nẵng sẽ phục vụ hành khách từ tháng 10/2024. Như vậy, Vietjet hiện là hãng hàng không có nhiều đường bay thẳng nhất giữa Việt Nam với Ấn Độ, khai thác 56 chuyến bay mỗi tuần trên 7 đường bay. Tổng lượng khách vận chuyển giữa Việt Nam và Ấn Độ của Vietjet đạt gần 1,3 triệu lượt hành khách.

Vị khách thứ 200 triệu của Vietjet là một doanh nhân Ấn Độ, ông Sandeep Mehta. Vietjet dành tặng vị khách đặc biệt 1 năm bay quốc tế miễn phí.

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do

  Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự sự kiện có: Bộ trưởng Bộ...

Tháo điểm nghẽn để thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại diễn đàn – Ảnh: ĐOÀN BẮC Diễn đàn diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cùng ngày 17-11. Trong đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Sự kiện với các doanh nghiệp trở thành cơ hội để Thủ tướng truyền tải rõ ràng thông điệp của Việt Nam, đồng...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia ở vùng Trung Đông được ví như một giấc mơ hoa lệ, làm nên bởi chính những “kỳ tích trên sa mạc”. Đến Thủ đô Abu Dhabi của các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào một ngày cuối tháng 10, chúng tôi cảm nhận rõ...

Dự kiến khởi công đường sắt tốc độ cao vào năm 2027

Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, nhằm lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp về kinh nghiệm triển khai các dự án. Thường trực Chính phủ cũng muốn lắng nghe việc huy động nguồn vốn cho các dự án; tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

NDO – Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải Châu

Quang cảnh buổi tiếp xúc Tại buổi tiếp xúc, đại diện Tổ đại biểu thông báo kết quả Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Kỳ họp đã thông qua 40 Nghị quyết, bao gồm 12 Nghị quyết về việc triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sau...

Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) có tân Hiệu trưởng

Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Văn Long (sinh năm 1973), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo; có tinh thần trách nhiệm và uy tín, có mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác; tin tưởng với những kinh nghiệm trong quản lí, nghiên cứu, giảng dạy và sự đoàn kết, thống...

Thông tin đối ngoại về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thành phố Đà Nẵng (từ ngày 16 đến...

- 16/01: Tổ chức Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác - Đà Nẵng 2025 - Hợp tác quản lý, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan - Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường thăm, chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng - Trồng hơn 3.500 cây dừa tạo cảnh quan bãi biển - Thắp sáng mô hình cây thông ánh sáng - Khai mạc Lễ hội Đón Giáng sinh...

Hiệu quả từ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Được triển khai từ ngày 6-3-2023 đến nay, dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại… Người dân làm thủ tục ở bộ phận “Một cửa” của Sở Giao thông vận tải tại Trung tâm Hành chính thành phố. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN Đến thời hạn cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên chị Phạm Thị Ngân (phường Khuê Mỹ, quận...

PC Đà Nẵng đảm bảo cấp điện phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã chủ động xây dựng các phương án, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống lưới điện. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông...

Cùng chuyên mục

Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải Châu

Quang cảnh buổi tiếp xúc Tại buổi tiếp xúc, đại diện Tổ đại biểu thông báo kết quả Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Kỳ họp đã thông qua 40 Nghị quyết, bao gồm 12 Nghị quyết về việc triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sau...

Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) có tân Hiệu trưởng

Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Văn Long (sinh năm 1973), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo; có tinh thần trách nhiệm và uy tín, có mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác; tin tưởng với những kinh nghiệm trong quản lí, nghiên cứu, giảng dạy và sự đoàn kết, thống...

Thông tin đối ngoại về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thành phố Đà Nẵng (từ ngày 16 đến...

- 16/01: Tổ chức Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác - Đà Nẵng 2025 - Hợp tác quản lý, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan - Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường thăm, chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng - Trồng hơn 3.500 cây dừa tạo cảnh quan bãi biển - Thắp sáng mô hình cây thông ánh sáng - Khai mạc Lễ hội Đón Giáng sinh...

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Lai Châu: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang nước láng giềng và quốc tế

         Giàu tiềm năng xuất khẩu nông sản Với đặc thù là địa phương có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc sản, chất lượng như cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, chè, mắc ca, rau, hoa, củ quả các loại…, Lai Châu xác định phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ...

5 năm triển khai Đề án Thành phố thông minh – bài cuối: Chú trọng phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân...

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm Đề án Thành phố thông minh là một trong những chủ trương lớn của thành phố. Trên cơ sở những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án, năm 2025, Đà Nẵng sẽ tập trung nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đảm bảo thực chất, hiệu quả; đặc biệt là tránh công chức làm thay người dân qua triển khai triệt để...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO – Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương Food (thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) đã...

Video – Bản tin hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng từ ngày 16/12 – 21/12/2024

Lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; Mong muốn cán bộ quân đội nghỉ hưu tiếp tục đồng hành, đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển thành phố nhanh, bền vững; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng các đơn vị quân đội; Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng Lễ Thiên Chúa Giáng sinh năm 2024; Họp báo quý IV năm 2024: Trao đổi một số vấn đề dư luận...

Video – Bản tin an ninh trật tự thành phố Đà Nẵng từ ngày 16/12 – 21/12/2024

45 ngày truy đối tượng giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Công an quận Ngũ Hành Sơn liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hoá; Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Cơ quan Công an... hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo; Xuất hiện chiêu lừa mới “hỗ trợ lấy lại tiền” bị nhóm đối tượng do Phó Đức Nam (Tiktoker Mr Pips) cầm đầu chiếm đoạt; Khởi...

Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ

Người lao động phụ trách kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Ảnh: HÀ QUÂN Nhiều tỉnh thành xuất hiện mức thưởng Tết hàng trăm triệu, nhưng thấp nhất chỉ 200.000 đồng Hết ngày 22-12, thành phố Đà Nẵng đang dẫn đầu về báo cáo nhanh mức thưởng Tết, cao nhất lên đến 700 triệu đồng. Theo đó, báo cáo của 135 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy thưởng Tết Ất Tỵ 2025...

Tin nổi bật

Tin mới nhất