Powered by Techcity

Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ “nút thắt” cho thị trường, Hà Nội đồng ý chủ trương cho phép tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B và Mỹ Hưng, chủ đầu tư không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Bất động sản mới nhất. (Ảnh: Hải An)
Để thị trường bất động sản Việt Nam thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông” trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” – để cung và cầu bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau. (Ảnh: Hải An)

Ba Luật mới sẽ gỡ “nút thắt” cho thị trường

Thời gian tới, khi Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quyết định trước đó, các chuyên gia nhận định thị trường bất động sản sẽ được thúc đẩy, phát triển hơn, nhiều “nút thắt” cũng sẽ được gỡ bỏ.

Đánh giá về các tác động của các bộ Luật liên quan tới BĐS vừa được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024, PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho biết, các bộ Luật mới chắc chắn sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường. Bởi lẽ các bộ Luật được soạn thảo trong bối cảnh thị trường đang gặp khó khăn, vướng mắc có mục tiêu hướng đến nhằm giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc này.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhận định, việc đẩy nhanh thời hạn có hiệu lực chính thức của 3 bộ Luật trên 5 tháng so với quy định sẽ góp phần tích cực tới thị trường BĐS. Điều này giúp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới định giá đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thực hiện Đề án nhà ở xã hội. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Dưới góc nhìn kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, các bộ Luật khi có hiệu lực sớm về mặt thời gian sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi đóng góp từ 12-14% GDP quốc gia. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS là cho cả quá trình phục hồi kinh tế.

“Cả 3 bộ Luật khi chính thức có hiệu lực sẽ tạo hành lang pháp lý mới, giải tỏa hầu hết các “nút thắt” cho thị trường khi 70-80% các vướng mắc đang tồn tại là do pháp lý. Đồng thời tạo nền tảng cho thị trường BĐS phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi, cần đẩy nhanh việc hoàn thành các Nghị định trên cơ sở đảm bảo nội dung chất lượng, bám sát thị trường”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, để thị trường BĐS Việt Nam thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông” trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” – để cung và cầu BĐS bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau, thị trường mới “đổi sắc”. Trong đó, có mấy việc cần phải làm, cấp bách đúng nghĩa.

Thứ nhất, các vướng mắc thể chế phải được giải quyết nhanh và dứt điểm, để không kìm hãm nhịp phục hồi của thị trường. Thứ hai, thông các nguồn lực và có biện pháp thúc đẩy, tạo cơ hội để cả doanh nghiệp kinh doanh BĐS và khách hàng/nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn thuận lợi với mức lãi suất thật sự hỗ trợ, tạo động cơ tăng trưởng và phát triển mới.

Thứ ba, xem xét các giải pháp cải thiện mức lương tối thiểu để người dân có cơ hội tăng thu nhập, từ đó cầu cũng tăng lên. Thứ tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp thu hút dòng đầu tư để duy trì và thúc đẩy phân khúc BĐS công nghiệp, thương mại và du lịch, nghỉ dưỡng.

Quan trọng nhất, cần lưu ý các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, nút thắt nào có cơ hội được giải tỏa thì giải tỏa ngay để tránh mất đà phục hồi của thị trường. Khơi thông vốn cho thị trường BĐS chính là khâu trọng yếu đó.

Theo ý kiến của TS. Cấn Văn Lực, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết luật để đảm bảo các quy định này sớm đi vào thực tế, có như vậy việc đẩy sớm thời gian có hiệu lực của các bộ Luật mới thực sự có ý nghĩa; sớm có giải pháp phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS; sớm có giải pháp phát triển nhà ở xã hội như chỉ đạo của Ban Bí thư; sớm bắt tay xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin để đảm bảo có đủ căn cứ định giá đất và các hoạt động liên quan khác…

Về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, cần phải hoàn thiện pháp lý với quy trình, thủ tục tinh giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể hoạt động trên thị trường tiếp cận nhưng vẫn đảm bảo là công cụ để quản lý, giám sát hoạt động của thị trường.

Đối với các chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ đang chưa được như kỳ vọng, đặc biệt, hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế – xã hội cần được phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án BĐS và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường BĐS.

Doanh nghiệp cần nỗ lực tái cấu trúc, phát triển BĐS hợp túi tiền, nhu cầu của người dân. Đối với phân khúc nhà ở xã hội, cần có cái nhìn nhận mới, theo hướng là kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Hà Nội: Đồng ý chủ trương cho phép tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B và Khu đô thị Mỹ Hưng

UBND thành phố Hà Nội đồng ý về chủ trương cho Công ty Cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà A, Thanh Hà B và KĐT Mỹ Hưng để nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch và hoàn thành các nội dung xử lý vi phạm về trật tự xây dựng tại KĐT Thanh Hà, làm cơ sở xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án theo quy định.

Ngày 17/7, UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Oai; Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 – CTCP và Công ty Cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các dự án đối ứng của Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức BT.

Tại văn bản, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 liên hệ với Sở Quy hoạch – Kiến trúc để được hướng dẫn thực hiện lập, trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết các KĐT nêu trên theo quy định.

Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương rà soát về việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại KĐT Thanh Hà A, Thanh Hà B theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tại Thông báo số 190-TB/BCSĐ ngày 03/5/2024 và của UBND Thành phố tại các Thông báo: Số 279/TB-VP ngày 13/6/2023, số 502/TB-VP ngày 31/10/2023, tham mưu đề xuất về việc triển khai thực hiện các hạng mục, công trình trong KĐT đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, yêu cầu các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành Thành phố có liên quan hướng dẫn Công ty Cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.

Chủ đầu tư không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Bộ Xây dựng đề xuất phạt 800 triệu đến 1 tỷ đồng với chủ đầu tư không công khai thông tin đã thế chấp dự án BĐS.

Mức phạt trên đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Cụ thể theo dự thảo Nghị định, Bộ Xây dựng đề xuất phạt 800 triệu – 1 tỷ đồng với 4 hành vi.

Thứ nhất, chủ đầu tư không công khai thông tin việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn trong công trình, quyền sử dụng đất, dự án BĐS đưa vào kinh doanh;

Thứ hai, đưa BĐS vào kinh doanh nhưng không đủ các điều kiện;

Thứ ba, chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh BĐS thuộc dự án không đảm bảo các điều kiện;

Thứ tư, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đảm bảo đầy đủ các điều kiện. Đối với hành vi này, chủ đầu tư còn bị đình chỉ kinh doanh từ 3 – 6 tháng với dự án có vi phạm.

Ngoài phạt tiền, chủ đầu tư còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung là đình chỉ kinh doanh BĐS từ 3-6 tháng với dự án có vi phạm.

Với hành vi ký kết văn bản huy động vốn, thực hiện huy động vốn cho phát triển nhà ở chưa đủ kiện, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền 600-800 triệu đồng. Nghị định 16 hiện hành không có khung tiền phạt ở mức này.

Ghi nhận trên thực tế, trong những năm qua, có nhiều dự án BĐS bị chủ đầu tư thế chấp ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà, người dân khốn khổ vì không được cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng).

Tại TP.HCM, năm 2023, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), TP có 60 dự án nhà ở được chủ đầu tư thế chấp cho ngân hàng. Trong đó có 41 dự án thế chấp từ năm 2016 – 2023 và nhiều dự án thế chấp từ các năm 2008 – 2011 khiến người mua nhà chưa được cấp sổ hồng.

Có 3 loại hình mà chủ đầu tư các dự án thế chấp gồm: thế chấp quyền sử dụng đất (đất); thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (đất và nhà); thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (nhà trên đất).

Theo quy định, trước khi làm thủ tục đề nghị cấp sổ hồng cho người mua nhà, chủ đầu tư phải giải chấp và nộp bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để Sở TN-MT chỉnh lý, chuyển hình thức sử dụng đất sang hình thức sử dụng chung.

Tuy nhiên, thực tế có những chủ đầu tư không thực hiện xoá thế chấp khiến dự án bị “treo” sổ hồng trong thời gian dài. Như tại dự án Nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại, khách sạn tại ô đất HH2 khu đấu giá quyền sử dụng đất phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội (tên thương mại dự án chung cư D’.ElDorado 2).

Nêu tại văn bản trả lời ý kiến của cư dân hồi cuối năm 2023, UBND TP.Hà Nội cho biết, tháng 12/2020, chủ đầu tư đã nộp hồ sơ về việc thẩm định hồ sơ pháp lý cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà dự án. Nhưng dự án đang bị thế chấp tại ngân hàng.

Vì vậy, đến tháng 6/2022, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã ban hành thông báo về việc trả hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết do dự án chưa được giải chấp theo quy định.

Giữa năm ngoái, Văn phòng Đăng ký đất đai đã tổ chức cuộc họp cùng Ban quản trị tòa nhà và chủ đầu tư để trao đổi và thống nhất những nội dung trên.

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng
Thành phố Đà Nẵng về đêm. (Nguồn: Vietnamnet)

Đà Nẵng lên kế hoạch xây hầm qua sông Hàn

UBND TP. Đà Nẵng vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án lớn theo nội dung Nghị quyết số 25 của HĐND TP. Đà Nẵng như: Di dời ga đường sắt, phương án và lộ trình đầu tư công trình hầm qua sông Hàn, tuyến hầm qua sân bay Đà Nẵng…

Trong đó, đối với công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình vượt sông Hàn (hầm qua sông Hàn) nằm trong quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 1287 với phân kỳ đầu tư giai đoạn 2031-2045.

Công trình này sẽ kết nối khu vực đường Đống Đa – Trần Phú, quận Hải Châu sang đường Vân Đồn – Trần Hưng Đạo, thuộc quận Sơn Trà.

Theo báo cáo, TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo, Sở GTVT Đà Nẵng đề xuất bố trí vốn năm 2024 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư… Sở GTVT đã chủ động làm việc với chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu các phương án cũng như rà soát, cập nhật vào các quy hoạch phân khu liên quan để đảm bảo tính thống nhất.

Trên cơ sở đó, Sở GTVT sẽ xây dựng phương án khảo sát phục vụ công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế để lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Hiện tại, Sở GTVT đang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sau 3 tháng kể từ ngày được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, kế hoạch triển khai tiếp theo là hoàn thành công tác lựa chọn tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau 3 tháng kể từ ngày được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư (dự kiến trong tháng 9/2024); dự kiến hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong tháng 12 và hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 8/2025.

UBND TP. Đà Nẵng đề nghị HĐND TP. Đà Nẵng thống nhất chủ trương bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư dự án công trình vượt sông Hàn trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn 2024 làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Nguồn: https://baoquocte.vn/bat-dong-san-moi-nhat-can-mot-chu-thong-de-thi-truong-doi-sac-de-xuat-phat-toi-1-ty-dong-neu-khong-cong-khai-du-an-cam-ngan-hang-279344.html

Cùng chủ đề

Bất động sản bước vào chu kỳ mới, bền vững hơn

Các chuyên gia nhận định bất động sản đã qua cái thời dễ dàng và đang bước vào một chu kỳ mới, bền vững hơn và minh bạch hơn. Ngày 9/11, tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản phối hợp với Hội đồng Bất động sản Việt Nam (VREC) tổ chức diễn đàn Bất động sản Quốc gia 2024, với chủ đề “Vững tâm vào chu kỳ mới”. Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn...

“Tòa tháp quốc tế” gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng – thành phố đáng sống tầm cỡ châu Á, những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence bên sông Hàn được gọi tên “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có. Căn hộ đẳng cấp ngày càng hấp dẫn Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, sau Covid-19, quan niệm chọn nơi để sống đã thay đổi. Ở Ấn Độ, từ năm 2023 đã chứng kiến “cơn...

Sun Symphony Residence – “tọa độ tinh hoa” mới của Đà thành

Giới quy hoạch trên thế giới có một “truyền thuyết”: Muốn hình dung về sự phát triển của một thành phố, hãy đến bên bờ những dòng sông trong lòng đô thị. Bên dải lụa Hàn giang vắt ngang Đà thành, một thành phố đáng sống hàng đầu châu lục cũng sẽ được tái hiện qua những tòa tháp kiêu hãnh – The Symphony thuộc quần thể semi-compound đầy đủ tiện ích Sun Symphony Residence. Từ “giấc mộng phồn hoa” bên...

Các tỉnh, thành phố nhanh chóng ban hành văn bản quy phạm pháp luật thi hành 3 luật Đất đai, Nhà ở và Kinh...

ĐNO - Chiều 8-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam chủ trì tại điểm cầu Đà Nẵng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến. Ảnh: Chinhphu.vn Phó Thủ tướng Chính phủ...

Đà Nẵng nỗ lực triển khai thi hành 3 luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

ĐNO - Sáng 8-10, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình triển khai Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các nghị định quy định chi tiết các luật nói trên do Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính dẫn đầu làm việc với UBND thành phố Đà...

Cùng tác giả

Công bố Quyết định thành lập BCĐ Thành ủy về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18

Chiều 26/11, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị...

Ban chỉ đạo 136 họp phiên thứ ba

Sáng 27/11, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Thành ủy thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội Nguyễn Văn Quảng chủ trì phiên họp thứ ba của Ban chỉ đạo để triển khai một số nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch...

Lãnh đạo thành phố gặp mặt, vinh danh Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu tại Chương trình Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chúc mừng, ghi nhận những nỗ lực vừa qua của Hoa hậu Quốc tế Huỳnh Thị Thanh Thủy tại cuộc thi. Qua 2 năm cố gắng cùng sự hỗ trợ, đồng hành của đơn vị tổ chức, gia đình, nhà trường, bạn bè và người hâm mộ, Huỳnh Thị Thanh Thủy là người phụ nữ...

Ban pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố Đà Nẵng

Chiều 27/11, Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố năm 2024 Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố Từ đầu năm đến nay, tình...

Ứng dụng công nghệ trong quản trị tài sản công tại Đà Nẵng

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, Đà Nẵng tập trung vào 3 mũi nhọn kinh tế: du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; logistics gắn với cảng biển và khu thương mại tự do; công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế số. Bên cạnh đó, thành phố tập trung phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Ngày 15-11-2024, Bộ Chính...

Cùng chuyên mục

Công bố Quyết định thành lập BCĐ Thành ủy về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18

Chiều 26/11, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị...

Ban chỉ đạo 136 họp phiên thứ ba

Sáng 27/11, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Thành ủy thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội Nguyễn Văn Quảng chủ trì phiên họp thứ ba của Ban chỉ đạo để triển khai một số nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch...

Lãnh đạo thành phố gặp mặt, vinh danh Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu tại Chương trình Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chúc mừng, ghi nhận những nỗ lực vừa qua của Hoa hậu Quốc tế Huỳnh Thị Thanh Thủy tại cuộc thi. Qua 2 năm cố gắng cùng sự hỗ trợ, đồng hành của đơn vị tổ chức, gia đình, nhà trường, bạn bè và người hâm mộ, Huỳnh Thị Thanh Thủy là người phụ nữ...

Ban pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố Đà Nẵng

Chiều 27/11, Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố năm 2024 Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Công an thành phố Từ đầu năm đến nay, tình...

Ứng dụng công nghệ trong quản trị tài sản công tại Đà Nẵng

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, Đà Nẵng tập trung vào 3 mũi nhọn kinh tế: du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; logistics gắn với cảng biển và khu thương mại tự do; công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế số. Bên cạnh đó, thành phố tập trung phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Ngày 15-11-2024, Bộ Chính...

Kiệt tác của thiên nhiên nơi xứ biển miền Trung

Xứ biển miền Trung có những ghềnh đá tuyệt đẹp mà hoang sơ đến nao lòng. Đó là ghềnh Ráng ở Quy Nhơn, ghềnh Bàng ở Đà Nẵng, ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam… nhưng nổi tiếng hơn cả và lôi cuốn bậc nhất khi đến Phú Yên phải kể đến ghềnh Đá đĩa.   Đi qua những cánh đồng, xóm làng bình yên ven biển hiền hòa và men theo lối mòn dẫn ra biển, ghềnh Đá Đĩa hiện ra...

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các tập đoàn, tổng công ty trong ngành Công Thương; các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...

Một dự án giúp hai chàng sinh viên đi khắp Việt Nam

Dự án mang tên Cũ Đổi Xanh – Change Life (thay đổi cuộc sống) được khởi xướng bởi Đặng Quốc Huy, sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM và Nguyễn Thanh Hải, sinh viên khoa Hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM khiến mọi người phát “sốt” vì những con số khủng. Đặng Quốc Huy (trái) và Nguyễn Thanh Hải là người khởi xướng hoạt động Cũ...

Vàng rơi vào thế giằng co

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 27/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 – 86,6 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,4 triệu đồng/lượng bán ra. Giá...

UBND thành phố thông qua nhiều nội dung tại phiên họp thường kỳ tháng 11

Phiên họp thống nhất thông qua các nội dung đề xuất của Sở Y tế liên quan đến hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với người từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình theo chuẩn thành phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thống nhất đề xuất của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất