Powered by Techcity

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên ‘cất cánh’

Tây nguyên và Nam Trung bộ được biết đến là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển về nông sản, du lịch, vận tải biển và thủy sản. Tuy nhiên, vùng lợi thế này chưa được khai thác hết tiềm năng cũng như bổ trợ cho nhau. Có nhiều nguyên nhân, nhưng hệ thống giao thông còn cách trở, thiếu kết nối liên vùng và chưa đồng bộ là rào cản lớn nhất khiến cả vùng chậm cất cánh, bứt tốc.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo hồi cuối tháng 4

Nhận thấy rõ điều này, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các dự án cao tốc, nhất là các dự án ở Nam Trung bộ – Tây nguyên. Trong đó, một số dự án đã vượt tiến độ đưa vào sử dụng. Điển hình như cuối tháng 4 vừa qua, trước thềm kỳ nghỉ lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo. Đây là dự án rất quan trọng, bởi từ nay “nút thắt” cuối cùng trong tuyến cao tốc từ TP.HCM – Nha Trang dài hơn 400 km đã được tháo gỡ.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 2.
Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 3.

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo được thông xe hồi cuối tháng 4

Chung niềm vui với người dân vùng Nam Trung bộ và cả nước, tại lễ thông xe, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để khánh thành dự án là từ nỗ lực chung, quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Thủ tướng, khi dự án này đi vào khai thác sẽ nâng tổng số chiều dài khai thác trên trục cao tốc Bắc – Nam là 1.187 km; đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước vào khai thác đến nay đạt hơn 2.000 km, rút ngắn thời gian đi lại của người dân.

Tục phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”

Một ngày trước kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Điều này càng cho thấy quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ muốn “phủ kín” cao tốc khu vực này.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 4.

Công nhân Tập đoàn Sơn Hải tăng ca thi công dự án cao tốc đoạn Nha Trang – Vân Phong

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong – Nha Trang thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025. Dự án dài hơn 83 km, đi qua 4 huyện, thị xã: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh và Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa; tổng mức đầu tư 11.808 tỉ đồng, khởi công tháng 1.2023, hoàn thành theo hợp đồng tháng 12.2025.

Theo chủ đầu tư, đến nay công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đáp ứng yêu cầu, đã bàn giao hơn 83 km, đạt 99,7%, chỉ còn khoảng 0,32 km tuyến chính; đã hoàn thành 6/6 khu tái định cư, bàn giao cho 203/203 hộ dân. Theo báo cáo của phía chủ đầu tư, ngay từ khi khởi công, các nhà thầu của dự án đều là các nhà thầu mạnh, chuyên nghiệp như Tập đoàn Sơn Hải đã tập trung chủ động tìm kiếm, xử lý vướng mắc về nguồn vật liệu thi công. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc dự án Tập đoàn Sơn Hải, cho biết nhờ chủ động tự sản xuất, đặt hàng và vận chuyển tập kết vật tư, vật liệu, giúp tránh được tình trạng khan hiếm, ép giá nên thi công chủ động, không lo chậm tiến độ.

Theo ghi nhận của PV, để thực hiện đúng tiến độ dự án, các nhà thầu đã huy động 42/42 mũi thi công, 1.020 thiết bị và 1.877 nhân lực đồng loạt trên toàn bộ tuyến đường. Lũy kế sản lượng đến nay là 3.451/7.138 tỉ đồng, đạt 50% giá trị hợp đồng, vượt 5% so với kế hoạch hợp đồng. Sản lượng thực hiện của từng nhà thầu cơ bản đều vượt tiến độ.

Tại thời điểm kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Ban Quản lý dự án, các nhà thầu đã chủ động, tích cực triển khai dự án, ngày càng có thêm kinh nghiệm từ các dự án trước. Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30.4.2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ; tiếp tục phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “tăng ca, tăng kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên tết”; nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

“Dự án hoàn thành sớm ngày nào, dân hưởng lợi ngày đó”

Kiểm tra tại dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Thủ tướng nhấn mạnh dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có ý nghĩa rất quan trọng, kết nối 2 vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ; công trình hoàn thành sớm ngày nào người dân sớm hưởng lợi ngày đó; Tây nguyên – Nam Trung bộ có thêm điều kiện phát triển ngày đó.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 5.

Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đã đưa vào sử dụng từ tháng 6.2023

Từ đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk giải phóng mặt bằng nhanh, khuyến khích tái định cư tại chỗ và có thể bố trí nơi ở tạm, bảo đảm người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 dài 117,5 km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7 km) và tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8 km) với quy mô 4 làn xe, chia làm 3 dự án thành phần, tương ứng 3 đoạn. Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản, tổng mức đầu tư 5.333 tỉ đồng; dự án 2 do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản (10.436 tỉ đồng), dự án 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản (6.165 tỉ đồng).

Theo tiến độ dự kiến, dự án cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027. Đến nay, giải phóng mặt bằng dự án 1 đạt 74%, dự án 2 đạt 72%, riêng dự án 3 đạt tới 98%.

Sau khi nghe báo cáo về vướng mắc liên quan phương án tài chính dự án BOT QL26 nếu xây nút giao liên thông giữa cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột với QL26, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng nút giao liên thông, tinh thần cần làm ngay nút giao để thuận tiện thi công cùng dự án; nhấn mạnh yêu cầu đặt bài toán tổng thể lên trên, phương án nào tốt hơn, có lợi hơn cho dân, cho nước thì làm, có phương án xử lý hài hòa các vấn đề liên quan lợi ích nhà đầu tư.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý vướng mắc, hoàn thành các thủ tục liên quan đến rừng, xử lý tài sản tận thu và các thủ tục liên quan, kịp thời bàn giao mặt bằng để triển khai thi công. Trước đề nghị của Thủ tướng, Tập đoàn Sơn Hải đại diện các nhà thầu thi công cam kết sẽ nỗ lực rút ngắn tiến độ dự án 6 tháng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án 7, các nhà thầu của dự án đều là các nhà thầu mạnh, chuyên nghiệp, đã chủ động tìm kiếm, xử lý vướng mắc về nguồn vật liệu thi công, đồng thời chủ động tập trung thiết bị, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ dự án. Biểu dương các đơn vị, Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30.4.2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ.

Về các vướng mắc giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu địa phương và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khẩn trương xử lý, giải quyết dứt điểm. EVN cần điều chuyển trang thiết bị từ các dự án khác cho việc di dời công trình điện phục vụ dự án này, không để “chờ” thiết bị. Về phía Khánh Hòa, lãnh đạo tỉnh cam kết với Thủ tướng Chính phủ quyết tâm giải quyết xong giải phóng mặt bằng trong tháng 5.

Kế hoạch “khủng” cho giao thông Tây nguyên

Thêm nhiều tin vui cho Tây nguyên, khi trong tháng 5 vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các cơ quan T.Ư và địa phương tiến hành bàn nhiều giải pháp để phát triển các dự án giao thông cho khu vực này. Đặc biệt là ưu tiên phát triển các tuyến đường bộ và hàng không, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông của vùng, đảm bảo tính lan tỏa, liên vùng hình thành kết nối Tây nguyên với Duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ, từ đó khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng.

Theo kế hoạch đề ra, Bộ GTVT sẽ phối hợp, hỗ trợ địa phương trong quá trình nghiên cứu, đầu tư các tuyến cao tốc như: Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, Gia Nghĩa – Chơn Thành, một số đoạn cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây. Mở rộng các cảng hàng không Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt; tuyến đường sắt kết nối Tây nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước).

Dự kiến đến năm 2030, Bộ GTVT sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có chiều dài 180 km với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 54.000 tỉ đồng. Đến năm 2027 đưa vào khai thác tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có chiều dài 118 km với tổng mức đầu tư sơ bộ gần 22.000 tỉ đồng. Cùng đó, sẽ đưa vào khai thác tuyến cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành chiều dài 129 km với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 25.500 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có kế hoạch đến 2028 đưa vào khai thác tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 67 km với tổng mức đầu tư hơn 18.120 tỉ đồng. Đến năm 2025, Bộ GTVT cũng nghiên cứu bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum vào quy hoạch. Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây, tiến trình đầu tư tuyến sau năm 2030 gồm: cao tốc Ngọc Hồi – Pleiku có chiều dài 90 km, quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 18.900 tỉ đồng; cao tốc Pleiku – Buôn Ma Thuột có chiều dài 160 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 33.600 tỉ đồng; Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa có chiều dài 105 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư 22.050 tỉ đồng.

Đối với quốc lộ, dự kiến hoàn thành nâng cấp 63 km quốc lộ (Kon Tum – Quảng Ngãi) đoạn còn lại với tổng mức đầu tư 2.500 tỉ đồng vào năm 2030. Đối với đường sắt, đến năm 2030 dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và đường sắt kết nối Tây nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước). Đối với hàng không, Bộ GTVT dự kiến hoàn thành nâng cấp 3 cảng hàng không (CHK) vào năm 2029 gồm: CHK Liên Khương, CHK Pleiku, CHK Buôn Ma Thuột và hoàn thành quy hoạch CHK Măng Đen vào năm 2025.

Dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài tuyến 79 km đi qua 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận được đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) với tổng vốn đầu tư 8.925 tỉ đồng. Sau khánh thành, hàng chục ngàn người dân đã chọn tuyến đường bộ này để trải nghiệm kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua. Theo ghi nhận, dù lượng khách tăng đột biến nhưng ít có cảnh kẹt xe trên tuyến này.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cao-toc-se-giup-tay-nguyen-cat-canh-185240630222208321.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu bí thư, chủ tịch tỉnh hoãn họp để ứng phó với bão số 3

Ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024. Công điện gửi bí thư, chủ tịch 35 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang,...

Thủ tướng: Chính quyền đô thị không phải việc riêng của Đà Nẵng

Chiều 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết Nghị quyết số 136 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, là động lực và nền tảng...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu chính ở thành phố Đà Nẵng kết nối với đầu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 62 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại...

Việt Nam – Ấn Độ triển khai gói tín dụng 500 triệu USD dành cho quốc phòng

Điều này được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết khi trao đổi với báo chí sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Nội Bài rạng sáng 2/8, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. Đưa quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 yếu tố nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ hợp tác thành công

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tổ chức. Với nền tảng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp, kim ngạch thương mại hai chiều...

Cùng tác giả

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, sớm đưa Nghị quyết số 136/2024/QH15 đi vào thực tiễn cuộc sống

Tập trung quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản, cốt lõi Theo Kế hoạch, công tác nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tập trung vào những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết số 136/2024/QH15, các văn bản có liên quan của Trung ương và thành phố) về triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024. Trong đó, tập trung quá triệt, tuyên truyền về các quy định, tổ chức chính quyền đô thị, thí...

Bảo tồn, trùng tu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Đình Túy Loan

Thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỷ đồng. Đây là di tích có tuổi đời hơn 500 năm. Các vị cao niên trong làng tiến hành nghi thức rước sắc phong tại Lễ hội đình làng Túy...

Đà Nẵng: Phân bổ 22 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Theo đó, đến 15 giờ 30, ngày 20-9, Ban Vận động cứu trợ - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự tham gia ủng hộ và đóng góp của 3.342 cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 22.847.228.754 đồng. Trong đó, ủng hộ bằng tiền mặt 1.972.082.000 đồng; ủng hộ qua tài khoản tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố 20.875.146.754 đồng. Ban Vận động cứu trợ thành phố - Ban...

Lựa nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư, vận hành Bến cảng Liên Chiểu

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Đà Nẵng trong tháng 9/2024 hoàn thành quy hoạch lại Khu bến Liên Chiểu nhằm mục tiêu xây dựng cảng phát triển tổng thể, đồng bộ, hiện đại; bảo đảm kết nối với hệ thống giao thông sau cảng, hệ thống đường cao tốc để khai thác tối đa hiệu quả đầu tư và tạo động lực phát triển cho...

Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam, được ra sân ở vòng 2 V-League

Ngày 20/9, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho CLB Nam Định với tư cách cầu thủ nhập tịch. Nguyễn Xuân Son sinh năm 1997 tại Brazil. Anh sang Việt Nam đá cho Nam Định đầu năm 2020. Chân sút này sau đó tới Đà Nẵng, Bình Định rồi trở lại khoác áo Nam Định năm 2023. Mùa giải 2023/2024, Nguyễn Xuân Son bùng nổ, đi vào...

Cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, sớm đưa Nghị quyết số 136/2024/QH15 đi vào thực tiễn cuộc sống

Tập trung quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản, cốt lõi Theo Kế hoạch, công tác nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tập trung vào những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết số 136/2024/QH15, các văn bản có liên quan của Trung ương và thành phố) về triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024. Trong đó, tập trung quá triệt, tuyên truyền về các quy định, tổ chức chính quyền đô thị, thí...

Bảo tồn, trùng tu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Đình Túy Loan

Thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỷ đồng. Đây là di tích có tuổi đời hơn 500 năm. Các vị cao niên trong làng tiến hành nghi thức rước sắc phong tại Lễ hội đình làng Túy...

Đà Nẵng: Phân bổ 22 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Theo đó, đến 15 giờ 30, ngày 20-9, Ban Vận động cứu trợ - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự tham gia ủng hộ và đóng góp của 3.342 cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 22.847.228.754 đồng. Trong đó, ủng hộ bằng tiền mặt 1.972.082.000 đồng; ủng hộ qua tài khoản tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố 20.875.146.754 đồng. Ban Vận động cứu trợ thành phố - Ban...

Lựa nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư, vận hành Bến cảng Liên Chiểu

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Đà Nẵng trong tháng 9/2024 hoàn thành quy hoạch lại Khu bến Liên Chiểu nhằm mục tiêu xây dựng cảng phát triển tổng thể, đồng bộ, hiện đại; bảo đảm kết nối với hệ thống giao thông sau cảng, hệ thống đường cao tốc để khai thác tối đa hiệu quả đầu tư và tạo động lực phát triển cho...

Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam, được ra sân ở vòng 2 V-League

Ngày 20/9, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho CLB Nam Định với tư cách cầu thủ nhập tịch. Nguyễn Xuân Son sinh năm 1997 tại Brazil. Anh sang Việt Nam đá cho Nam Định đầu năm 2020. Chân sút này sau đó tới Đà Nẵng, Bình Định rồi trở lại khoác áo Nam Định năm 2023. Mùa giải 2023/2024, Nguyễn Xuân Son bùng nổ, đi vào...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO – Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền...

Đà Nẵng: Tiếp nhận gần 20 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng vừa cập nhật danh sách ủng hộ bằng tiền mặt và bản sao kê chuyển khoản trong đợt vận động đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc. Đà Nẵng: Tiếp nhận gần 20 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền BắcTính đến 15h30 ngày...

Sau mưa lớn, bờ biển Đà Nẵng ngập rác lẫn kim tiêm

(Dân trí) – Sông Hàn và bãi biển Đà Nẵng dồn ứ hàng tấn rác sau mưa lớn, cơ quan chức năng đã huy động công nhân, máy móc để dọn dẹp. Sau mưa lớn, bờ biển Đà Nẵng ngập rác, có cả kim tiêm “ẩn mình” (Video: Hoài Sơn) Sau mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4, lượng rác lớn theo sóng vào, nằm ngổn ngang trên bãi biển Đà Nẵng. Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong ngày 19-20/9,...

Giá vàng nhẫn thiết lập kỉ lục mới, chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Mở cửa sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI tăng mạnh giá vàng nhẫn thêm 500.000 đồng ở cả chiều mua và bán so với mức chốt hôm qua, niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 78,6-79,7 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng nhẫn lập đỉnh mới. Ảnh Cấn Dũng Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ lên mức 78,4-79,7 triệu đồng/lượng (mua – bán),...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất