Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn một cộng đồng người Lào, bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên vẫn còn lưu truyền và gìn giữ cách làm vải tự nhiên từ cây bông, thân thiện môi trường.
Dệt vải là một công việc không thể thiếu của phụ nữ đồng bào các dân tộc Tây Bắc, trong đó có dân tộc Lào ở bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên hầu như người phụ nữ nào ở vùng cao Tây Bắc làm vải được bắt nguồn từ thời mẫu hệ xa xưa lưu truyền từ thế hệ này, sang thế hệ khác; xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của đồng bào vùng cao Tây Bắc, không riêng gì dân tộc Lào ở Điện Biên.
Công đoạn đầu tiên là trồng cây bông vải trên nương, 6 tháng sau hoa bông ở được các chị các mẹ lấy về cán hạt, se sợi, dệt vải. Sau khi dệt xong thành vải thì đến công đoạn hồ vải, nhuộm vải. Tất cả các công đoạn đều trải qua theo một trình tự nhất định, đặc biệt là khâu nhuộm vải. Màu sắc chủ yếu là màu chàm, được lấy từ một loại cây trên rừng. Màu chàm là màu nằm giữa màu xanh lam và màu tím. Tên gọi của nó xuất phát từ xứ tự nhiên, người Thái, người Lào lấy lá hay vỏ cây chàm để nhuộm quần áo.
Và ngoài những công đoạn như trồng bông, cán hạt, se sợi, dệt vải thì có một công đoạn rất quan trọng đó là nhuộm vải; một trong những kỹ thuật truyền thống quan trọng của người dệt vải thủ công. Việc chế biến thuốc nhuộm cùng với kỹ thuật nhuộm vải tất cả đều cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ nên công việc này thường được phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm.
Báo Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu bạn đọc một số hình ảnh nhuộm vải 100% từ tự nhiên, thân thiện môi trường của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên.