Trang chủKinh tếNông nghiệpDân cả làng này ở Ninh Bình ai cũng đang cố gắng...

Dân cả làng này ở Ninh Bình ai cũng đang cố gắng giữ nghề “nặn đất sét”, đó là nghề gì?


Độc đáo nghề gốm Gia Thủy

Theo các nghệ nhân của làng nghề gốm Gia Thủy (xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1958, một số thợ gốm ở Thanh Hóa đã di cư về đây và mở một số lò gốm làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như: Nồi, niêu, chum vại…

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 1.

Ông Trịnh Văn Dũng-Giám đốc Hợp tác xã Cổ phần gốm Gia Thủy (xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) luôn tâm huyết với nghề. Ảnh: VT

Trải qua bao thăng trầm, biến động của thị trường, làng nghề gốm Gia Thủy (xã Gia Thủy, huyện Nho Quan) vẫn giữ được nét êm ả, yên bình, người làm nghề vẹn nguyên tinh thần làm việc tỉ mỉ, cần mẫn.

Ông Trịnh Văn Dũng-Giám đốc Hợp tác xã Cổ phần gốm Gia Thủy cho biết: “Nghề gốm Gia Thủy có từ năm 1958, các sản phẩm được tạo thành như: Cái chum, vại, ấm chén, bình hoa, bát, đĩa…Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống”.

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 2.

Sản phẩm gốm Gia Thủy (xã Gia Thủy, huyện Nho Quan) ngày càng đa dạng. Ảnh: VT

“Năm 2021, bình gốm cắm hoa Gia Thủy được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện nay, Hợp tác xã Cổ phần gốm Gia Thủy đang tạo công việc thường xuyên cho 50 lao động, với mức lương 7-8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để bảo tồn nghề truyền thống, hợp tác xã còn nhận dạy nghề miễn phí cho các thanh niên địa phương”, ông Dũng cho biết.

Qua tìm hiểu, điểm nổi bật của đồ gốm Gia Thủy không có lớp men tráng bề mặt, cũng không trang trí nhiều màu sắc, hình thù. Chỉ đơn thuần là sản phẩm từ đất sét, mang màu nâu cháy đặc trưng.

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 3.

Người làm nghề gốm Gia Thủy luôn biết cách “thổi hồn” vào từng tác phẩm. Ảnh: VT

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 4.

Độc đáo gốm Gia Thủy được gắn hình con ngựa phía ngoài từng chiếc chum. Ảnh: VT

Ông Trần Văn Quang với nhiều năm làm gốm tâm sự: “Nghề gốm Gia Thủy có lâu rồi và đến nay phương pháp cơ bản làm thủ công là chính. Chúng tôi dựa vào kinh nghiệm đúc kết được để làm, như nung gốm trong lò, thời gian sản phẩm đạt yêu cầu hơn 100 tiếng, nhiệt độ trong lò tăng dần, cao điểm khoảng 1.200 độ C là đạt yêu cầu”.

Gốm Gia Thủy với đa dạng sản phẩm, từ đĩa chén, bình hoa đến những chiếc chum vại lớn dung tích 400 lít. Sản phẩm làm từ đất, không tô vẽ, nhìn đơn giản nhưng mỗi sản phẩm gốm Gia Thủy đều là thành quả, công sức của thợ làm nghề.

Công đoạn làm gốm Gia Thủy

Qua tìm hiểu, đặc trưng của gốm Gia Thủy là được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Đặc biệt, loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt.

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 5.

Đất sét màu vàng để tạo nên sản phẩm gốm Gia Thủy nổi tiếng. Ảnh: VT

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 6.

Công đoạn phơi khô đất sét lên bề mặt bức tường. Ảnh: VT

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 7.

Người lao động ngâm, lọc bùn đất và tiến hành để đông đặc trước khi tạo hình. Ảnh: VT

Ông Trịnh Văn Dũng-Giám đốc Hợp tác xã Cổ phần gốm Gia Thủy chia sẻ: “Để làm nên một sản phẩm gốm đưa ra thị trường phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, người thợ lấy đất về phải phơi khô, đập nhỏ.

Sau đó, người thợ sẽ cho đất vào bể ngâm. Tiếp tục, dùng máy khuấy đều rồi múc lọc qua sàng, gạn bớt nước phía trên, lấy phần đất đông đặc phía dưới. Rồi mang đất ra phơi khô.

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 8.

Người lao động tạo hình cho sản phẩm gốm Gia Thủy. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 9.

Sản phẩm chum, vại…được phơi khô trước khi đưa vào lò nung. Ảnh: VT

Ông Dũng lưu ý, việc phơi đất phải cẩn trọng, bởi nếu để đất khô quá hoặc ướt quá rất khó tạo hình. Đồng thời, lớp đất sét dẻo sẽ được đưa vào khu sản xuất để đánh thành từng miếng nhỏ.

Ngoài ra, từ những miếng đất này, người thợ sẽ lăn, ép đất thành các đoạn dài. Từ những miếng đất dài “loằng ngoằng”, tiếp đến xếp chồng chúng lên nhau để tạo ra khuôn hình cho sản phẩm.

Khi khuôn đã có, người thợ dùng bàn tay khéo léo tạo hình ra một sản phẩm cụ thể, có thể là chum hoặc bình…Công đoạn kế tiếp là vuốt, chỉnh lại các sản phẩm nhằm đảm bảo sự chỉn chu, đường nét mềm mại.

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 10.

Công đoạn nung gốm đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm. Ảnh: VT

Ninh Bình: Gần 70 năm đỏ “lửa” giữ nghề gốm Gia Thủy - Ảnh 11.

Gốm Gia Thủy ra lò với màu nâu cháy đặc trưng. Ảnh: VT

Theo ông Dũng, sau khi tạo hình xong, các sản phẩm chum, vại, bình… sẽ được phơi ngoài trời từ 5-7 ngày. Đồng thời, kiểm tra lớp đất sét đã cứng thì tiến hành cho vào lò để nung trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày là sản phẩm hoàn chỉnh ra lò.

“Gốm Gia Thủy tuy trải qua những giai đoạn khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm gắn bó với nghề. Đến nay, các lò gốm của hợp tác xã cho ra khoảng 2.400 sản phẩm mỗi tháng, doanh thu ước đạt lên tới cả tỷ đồng mỗi năm”, ông Trịnh Văn Dũng-Giám đốc Hợp tác xã Cổ phần gốm Gia Thủy cho biết.





Nguồn: https://danviet.vn/dan-ca-lang-nay-o-ninh-binh-ai-cung-dang-co-gang-giu-nghe-nan-dat-set-do-la-nghe-gi-20240825182234781.htm

Cùng chủ đề

Cảnh sống trên thuyền, ngủ mái nhà ở “rốn lũ” sông Hoàng Long

(Dân trí) - Hàng nghìn ngôi nhà của người dân sống bên sông Hoàng Long những ngày qua bị ngập sâu trong nước. Bà con phải sống trên thuyền, ngủ mái nhà, ăn mì tôm, cơm cháo cứu trợ sống qua ngày. Ngày 13/9, theo báo cáo nhanh của huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn (Ninh Bình), trên địa bàn đang có hàng nghìn dân bị ngập lụt. Số lượng nhà dân bị ngập nước sâu nhiều nhất là...

Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem bưu chính ‘Bảo vật quốc gia Đồ gốm”

Được cung ứng trên mạng lưới của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post từ ngày 28/7/2024 đến ngày 30/6/2025, bộ tem bưu chính mới được phát hành giới thiệu các hiện vật bằng gốm tiêu biểu, đó là bình gốm Đầu Rằm, bộ sưu tập bình...

Hồ nước ngọt đẹp như phim 1 triệu năm tuổi ở Quảng Bình đào khảo cổ thấy cái nồi lớn, rìu đá

Bàu Tró là hồ nước ngọt tự nhiên không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho TP Đồng Hới mà còn là một di chỉ khảo cổ học đặc biệt của hậu kỳ đồ đá mới.Di tích khảo cổ học Bàu Tró được người...

Trung Quốc: Khai trương bảo tàng dành cho văn hóa Thạch Mão

Trung Quốc vừa khai trương bảo tàng dành riêng cho văn hóa Thạch Mão có niên đại khoảng 4.000 năm tại TP Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây. Bảo tàng có diện tích 12.890m2, trưng bày 688 hiện vật, bao gồm ngọc bích, đồ đá, đồ gốm, dụng cụ bằng xương và những bức tranh tường. Trưng bày của bảo tàng dựa trên chủ đề “Trung Quốc cổ đại và thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 – 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô...

Bộ NNPTNT 10.000 con gà giống, cùng thức ăn và quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở Tuyên Quang

Nông dân tay trắng sau lũBáo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Sỹ Thuật cho biết, tính đến 15/9, số hộ gia đình trong xã bị ngập và lũ quét, sạt lở vào nhà phải di chuyển đồ đạc và...

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?

Học trồng nấm từ sách báo, tiviCựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Cùng chuyên mục

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 – 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô...

Bộ NNPTNT 10.000 con gà giống, cùng thức ăn và quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở Tuyên Quang

Nông dân tay trắng sau lũBáo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Sỹ Thuật cho biết, tính đến 15/9, số hộ gia đình trong xã bị ngập và lũ quét, sạt lở vào nhà phải di chuyển đồ đạc và...

Trồng nấm kiểu gì mà một nông dân Hà Tĩnh bỏ tiền tỷ đầu tư, ông chủ, công nhân đều có lương tốt?

Học trồng nấm từ sách báo, tiviCựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960) xuất ngũ năm 1983. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuận tự hào khi mình từng là lính với nhiều năm ở chiến...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận đang tiếp tục kế hoạch trồng lại cây xanh. ...

Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Tận hưởng không gian sống đẳng cấp, yên bình Là một trong những phân khu cuối tại Vinhomes Smart City, The Victoria nằm ở vị trí tách biệt với các dự án khác ngay trong đại đô thị và khu dân cư cao tầng xung quanh. Sở hữu 3 tòa tháp với khoảng hơn 1800 căn hộ, mật độ dân cư nội tại của The Victoria được đánh giá ở ngưỡng thấp, đủ để cho cư dân cảm nhận...

Mới nhất

Petrovietnam thăm hỏi, sẻ chia với chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn bởi những thiệt hại do bão lũ

Tham gia đoàn công tác Petrovietnam có đồng chí Hoàng Long Vân – Ủy viên BCH Hội CCB Tập đoàn; đồng chí Nguyễn Chiến, Chủ tịch Hội CCB PVI; đồng chí Kiều Ngọc Anh – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); đồng chí Lê Dịu Hương – Bí thư Đoàn...

Airbus tặng ảnh vệ tinh các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 17-9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet và Giám đốc Airbus Việt Nam Hoàng Tri Mai.Tại buổi tiếp, giám đốc Airbus Việt Nam đã trao...

Cộng đồng ‘truy tìm’ chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng

Chồng hết giận vì câu chuyện đẹp Bà Đào nói đã ủy quyền cho người cháu ở phía Bắc làm thủ tục với công an để nhận lại số trang sức, vàng, ngọc trai đã thất lạc ra Lào Cai.Bà Đào kể...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên...

Mới nhất