Trang chủDu lịchẨm thựcĐậm đà muối kiến vàng của người Jrai

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai

(NLĐO) – Người dân Jrai ở Tây Nguyên lấy kiến vàng chế biến muối kiến ngon, đậm đà mà ai đã từng ăn một lần đều nhớ mãi.

Muối kiến là loại thức chấm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Gia Lai. Hiện nay, món gia vị này đã trở thành “đặc sản” của tỉnh Gia Lai.

Tuy muối kiến đã dần trở nên quen thuộc nhưng ít ai biết được để chế biến được loại muối này là cả một quá trình vất vả, công phu, tỉ mỉ, được đúc kết bằng kinh nghiệm của bao thế hệ người Jrai mới có được.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 1.

Muối kiến là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai

Như tên gọi, để có được muối kiến thì tất nhiên phải có kiến. Loại kiến được người Jrai chọn làm muối là loại kiến bống vàng, thường làm tổ trên những cành cây trong rừng.

Mỗi người đều có những cách bắt kiến riêng. Tuy nhiên, bắt như thế nào để vừa an toàn vừa hiệu quả mới là quan trọng. Theo anh Rcom Dam Mơ Ai (trú phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), để bắt kiến hiệu quả thì phải dành một ngày đi tìm, xác định vị trí tổ kiến. Hôm sau phải tới thật sớm, khi trời còn sương thì tiến hành bắt kiến.

“Bắt lúc tinh mơ sáng vì lúc này còn sương, kiến không thể bắn chất chua từ cơ thể ra được. Sau khi bắt bỏ vào bao thì kiến tự bắn chất chua và tiêu diệt lẫn nhau, lúc này cũng không sợ kiến đốt nữa” – anh Mơ Ai tiết lộ.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 2.

Kiến vàng thường làm tổ trên những cành cây trong rừng

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 3.

Thời điểm bắt kiến tốt nhất là từ tháng 10-12, bắt khi trời còn đang sương

Tổ kiến đang đu đưa trên cây được dùng dao chặt thật nhanh rồi cho vào bao tải. Sau đó giũ mạnh cho kiến rơi vào bao rồi loại bỏ dần cành, lá cây, chỉ còn lại đàn kiến bên trong.

Việc bắt kiến phải kết thúc trước 9 giờ sáng vì lúc này đã có ánh nắng, sương tan nên chỉ cần bắt một tổ là loài kiến sẽ “báo động” cho những tổ gần đó tản ra, bảo vệ tổ. Lúc này, kiến rời khỏi tổ bắt sẽ được ít và bị cắn rất đau, không hiệu quả.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 4.

Tổ kiến được lấy nhanh chóng khỏi thân cây

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 5.

Bỏ ngay vào bao rồi giũ sạch

Với Mơ Ai, anh chỉ bắt những tổ kiến to có trọng lượng từ 1kg trở lên, tổ nhỏ sẽ để lại cho chúng phát triển. “Tôi cật lực phản đối việc một số người bắt kiến bằng thuốc xịt, vôi hoặc dùng chảo đun nóng rồi giũ kiến vào do lo ngại bị cắn. Cách bắt như vậy vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm vừa làm cạn kiệt nguồn kiến tự nhiên” – anh Mơ Ai lý giải. 

Theo Mơ Ai, cách bắt của anh giúp kiến đảm bảo giữ được độ chua tự nhiên. Những con còn sống sót sẽ tạo dựng lại đàn, tổ kiến mới, nguồn kiến không bị cạn kiệt.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 6.

Kiến dùng làm muối tốt nhất được bắt vào tháng 10-12 hằng năm

Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng chỉ bắt kiến bằng tay nên cả chiếc vòng tay bằng đồng của anh Mơ Ai cũng bị… “đốt”. Chất axít từ kiến đã làm chiếc vòng chuyển từ màu vàng óng sang màu xám đen.

Đúc kết từ kinh nghiệm của cha ông, nhiều người Jrai cho rằng thời điểm thích hợp nhất để bắt kiến làm muối là từ tháng 10-12. Vào thời gian này, kiến vừa trải qua mùa mưa với nhiều thức ăn nên rất sạch, béo. Sau thời gian trên, kiến sẽ già đi, chuyển từ màu vàng óng sang đen, mọc cánh, nếu dùng để giã muối thì sẽ có vị hôi như gián.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 7.

Kiến sau khi được làm sạch sẽ phơi khô trước khi giã làm muối

Kiến sau khi được bắt mang về nhà phải rửa qua nước, cho lên phên tre phơi đến khi khô hẳn. Tiếp đó, phải làm sạch các tạp chất như cánh kiến, mạng nhện, lá cây một lần nữa rồi mang đi giã nhỏ cùng các loại gia vị như muối, ớt, một ít bột ngọt.

Tại một số ngôi làng, trước khi giã muối thì người dân rang qua cho kiến chín. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cách làm này khiến cho kiến bị giảm bớt vị chua tự nhiên.

Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai - Ảnh 8.

Hiện muối kiến đã trở thành thức chấm đặc sản không chỉ của người Jrai mà còn được xuất bán khắp cả nước

Ở Tây Nguyên, muối kiến vàng thường dùng để chấm với thịt bò một nắng nướng, thịt heo luộc hoặc ăn với cơm nóng… Món nào chấm với muối kiến khi ăn cũng sẽ có vị mằn mặn, cay cay lại thêm vị chua thanh rất đặc trưng của loài kiến vàng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao quyền năng kinh tế, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số Sơn La giảm nghèo

Dự án "Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch" mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho...

TYM đạt 2 giải thưởng trong Liên hoan phim cộng đồng Quốc tế

Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Hội LHPN Việt Nam, vừa ghi dấu mốc ấn tượng khi đạt hai giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. ...

Sóc Trăng: Người có uy tín tham gia vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh....

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng...

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa ý chí bảo vệ Tổ quốc trong thế hệ trẻ

(NLĐO) - Chương trình văn nghệ với chủ đề "Tiếp bước truyền thống" góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ Tổ quốc trong thế hệ trẻ ...

Bức tượng lạ giữa đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

(NLĐO) - Nhóm khảo cổ đang nghiên cứu đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho biết họ vừa phát hiện một bức tượng hiếm có. ...

Quy định mới nhất chủ thẻ tín dụng cần biết từ 1-1-2025

(NLĐO) - Hạn mức rút tiền mặt đối với chủ thẻ ín dụng tối đa là 100 triệu đồng/tháng; thẻ chỉ được giao dịch online sau khi xác thực sinh trắc học… ...

Hàng không bước vào cao điểm chống buôn lậu

(NLĐO)- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả trong hoạt động hàng không dân dụng đơn vị mình ...

Làm tốt 5 dự án BOT để lan tỏa

Sau khi thí điểm, Sở Giao thông Vận tải TP HCM sẽ rà soát nhiều tuyến đường để trình thêm những dự án BOT khác ...

Bài đọc nhiều

Cơm tấm, bánh tét Việt Nam vào top món ăn ngon nhất thế giới từ gạo

Trang web được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 4 đại diện là: Cơm tấm, bánh tét, bánh bèo và xôi. Taste Atlas miêu tả các món ăn này như sau: Cơm tấmCơm tấm là một món ăn truyền thống của Việt Nam thường được bán dưới dạng thức ăn đường phố....

Nước quất hay nước chanh tốt hơn?

Các loại trái cây họ cam quýt có tác dụng làm đẹp, tăng cường...

Loại rau “nhân sâm” báu vật sức khỏe, chớ bỏ lỡ trong mùa đông này

Trong số rất nhiều nguyên liệu bồi bổ sức khỏe mùa đông có một báu vật được mệnh danh là "nhân sâm của các loại rau". Nó có mùi thơm nhẹ, vị giòn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích cảm giác thèm ăn. ...

Flavors Awards 2024 vinh danh những cái tên nổi bật trong ngành F&B Việt Nam

Lễ trao giải Flavors Awards 2024 vinh danh những doanh nghiệp, dịch vụ xuất sắc trong ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam, hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam trên “bản đồ” ẩm thực thế giới. Vào ngày 14/12, lễ trao giải Flavors Awards do Vietcetera và Mastercard phối hợp tổ chức đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thường niên Flavors...

Cùng chuyên mục

Top 5 quán bún hải sản ngon ở Hà Nội, khách ăn no bụng hết khoảng 50.000 đồng

Bún hải sản là món ăn lạ miệng ở Hà Nội, hấp dẫn không kém bún chả, bún ngan… Dưới đây là gợi ý 5 quán bún hải sản ngon mà thực khách Thủ đô không nên bỏ lỡ. Xem nhanh: Bún hải sản Long Thủy Bún hải sản Lò Đúc Bún hải sản Quyên Hạnh Bún hải sản 2S Bún hải sản Hàng Cót Bún hải sản Long Thủy Bún hải sản Long Thủy ở phố Ngũ Xã là 1 trong những quán bún...

Vào mùa đông ăn loại củ này đừng vội vứt lá đi, đem làm 2 món này vô cùng bổ dưỡng để kiểm soát...

GĐXH - Có một loại củ quen thuộc vào mùa đông, thường mọi người chỉ ăn củ mà bỏ lá đi. Thế nhưng, ít ai biết lá của chúng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kiểm soát đường huyết tốt. 2 cách chế biến này, bạn nên tham khảo. ...

10 món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Giáng sinh

Nhắc đến Giáng sinh, ngoài cây thông, ông già Noel và quà tặng, không thể thiếu những món ăn truyền thống đặc trưng...

Cách làm chè trôi nước chuẩn vị cho ngày Đông chí

Vào ngày Đông chí, món ăn truyền thống không thể thiếu đó là chè trôi nước. Món ăn này có vỏ bột và...

20 quán hủ tiếu Mỹ Tho sẽ được chấm điểm bởi các đầu bếp

Các đầu bếp thuộc Liên chi hội Đầu bếp Việt Nam sẽ chấm điểm các quán hủ tiếu tại Mỹ Tho từ hôm nay, và công bố trong tuần tới. Cụ thể, dựa vào bộ tiêu chí đánh giá hủ tiếu Mỹ Tho, các...

Mới nhất

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy,...

Nhà vườn Lâm Đồng lo thiếu rau Tết

Mưa trái mùa kéo dài khiến nhiều diện tích rau tại Lâm Đồng bị giảm mạnh năng suất, đẩy giá bán ra đang tăng cao. Nhiều nhà vườn lo ngại nếu thời tiết tiếp tục bất lợi nguy cơ không đủ nguồn rau phục vụ cao điểm...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Sáng 20.12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Đến dự buổi họp mặt có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH...

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội...

người dân Cam Lâm được đăng ký biến động đất đai và xây dựng

Ngày 21/12, ông Ngô Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, địa phương đã có quyết định về việc bãi bỏ văn bản liên quan đến một số thủ tục đất đai. Trước đó, ngày 10/6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kết luận số 247/KL-UBND về việc xác định các phản ánh...

Mới nhất