Trang chủNewsKinh tếĐảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước

Đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước


Thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý, hiệu quả

PV: Thưa Bộ trưởng, nhiều đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ rằng “các chính sách gia hạn, giảm thuế đã hỗ trợ vượt qua khó khăn về dòng tiền, giúp doanh nghiệp phát triển”. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những những chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải khẳng định rằng, thời gian qua, Chính phủ rất nỗ lực trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ 5 năm 2021 – 2025, Chương trình hồi phục và phát triển kinh tế mà Chính phủ đã ban hành hồi đầu năm ngoái chính là điểm nhấn quan trọng. Thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển, gói hỗ trợ về tài khóa đóng vai trò then chốt. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Về tổng thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng.

Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ người dân vượt khó để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 196 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch, ước tính gói hỗ trợ lên tới 347 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong 4 năm qua (2020 – 2023), gói hỗ trợ về tài khóa lên tới khoảng 700 nghìn tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng. Năm 2023, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định giảm 35 khoản phí, lệ phí như phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, y tế, cấp căn cước công dân, thẩm định dự án đầu tư xây dựng… Thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023 với số tiền giảm phí, lệ phí sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 700 tỷ đồng…

Đáng lưu ý, khi chính sách được ban hành, Bộ Tài chính vẫn liên tục rà soát, đánh giá và trong trường hợp khi “cuộc sống cần”, người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với khó khăn, thì Bộ Tài chính sẽ kịp thời đề xuất để nối dài các chính sách, trên cơ sở cân nhắc tính toán thận trọng, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính – NSNN đã đề ra.

Mới đây, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả; nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024, như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí…

Hoàn thiện thể chế để giúp doanh nghiệp cất cánh

PV: Qua theo dõi có thể thấy, Bộ trưởng luôn đặc biệt coi trọng việc tập trung tháo gỡ về thể chế, “coi việc của doanh nghiệp như việc của mình”. Bộ trưởng có thể chia sẻ nhiều hơn về việc này?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chúng ta phải thống nhất quan điểm với nhau rằng, đột phá về thể chế là con đường ngắn nhất để phát triển nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế là một trong những trụ cột để tạo đà phát triển. Do đó, Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu, nỗ lực hoàn thiện thể chế để giúp doanh nghiệp cất cánh.

Những năm qua, tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng tập thể Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quyết liệt vào cuộc, chủ động, sáng tạo cùng toàn Ngành nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để thực hiện lời hứa của mình luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính liên tục rà soát các chính sách pháp luật, rà soát cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.

Mục tiêu của ngành Tài chính là đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bám sát yêu cầu của thực tiễn, Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất ban hành các văn bản pháp luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá cả, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Đặc biệt, thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, có rất nhiều chính sách cần phải sửa đổi, hoặc ban hành theo kịp thực tiễn, “trong hoàn cảnh đặc biệt cần các chính sách đặc biệt”, Bộ Tài chính đã phải cấp bách soạn thảo các chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều đề án, chương trình không có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hoặc các thông tư phải ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn phải hoàn thiện trong thời gian ngắn. Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành theo đúng tiến độ các chương trình, đề án đó.

Mọi chính sách của Bộ Tài chính đều hướng tới người dân và doanh nghiệp. Đơn cử như các năm 2020 – 2023, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Đó là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế nhập khẩu, thuế BVMT, cùng nhiều khoản phí, lệ phí. Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có: 11 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 18 Nghị định của Chính phủ; 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 25 Thông tư của Bộ Tài chính).

Thời gian tới, việc hoàn thiện thể chế tài chính tiếp tục gắn với cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thể chế tài chính tiếp cận nhanh với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập. Riêng về tài chính – ngân sách, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu NSNN một cách đồng bộ, bao gồm cả tái cơ cấu về thu cũng như chi ngân sách và quản lý nợ công theo yêu cầu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trong hoàn cảnh đặc biệt, cần những chính sách đặc biệt

PV: Thưa Bộ trưởng, triển khai một loạt các giải pháp về tài khóa, thực hiện giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí và lệ phí, có ý kiến lo ngại liệu có ảnh hưởng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ tài chính – ngân sách hay không, bởi trên thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh. Đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Các gói hỗ trợ giảm thuế, nhất là giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã có tác dụng tốt với việc kiềm chế lạm phát; góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một thành công quan trọng nữa là nợ công và nợ Chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.

Dù đạt được nhiều thành công trong điều hành, nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng, từ nay đến cuối năm sẽ còn rất nhiều khó khăn. Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách 2023, Quốc hội quyết định tổng số thu NSNN năm 2023 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, do những khó khăn của kinh tế, việc hoàn thành dự toán thu vẫn là thách thức với ngân sách cả nước và ngân sách nhiều địa phương, nhất là những địa phương có nguồn thu lớn từ đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trong khi đó, thách thức trong chi ngân sách vẫn là chi đầu tư vẫn thấp hơn so với kế hoạch. Chi đầu tư giữ vai trò quan trọng trong gói hỗ trợ tài khóa nhưng tiến độ giải ngân chậm. Nhiều khoản chi đầu tư từ chương trình phục hồi kinh tế – xã hội vẫn chưa thể giải ngân. Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều giải pháp, nhưng tình trạng “no dồn, đói góp” của chi đầu tư ít thay đổi. Điều này sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2023 – 2025.

Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần những chính sách đặc biệt, có thể dùng 1 luật để sửa nhiều luật, hóa giải những nút thắt.

Hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản; tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một vấn đề nữa đó là, mặc dù nền kinh tế đã có bước phục hồi, nhưng xuất khẩu khó khăn, thị trường đang dần thu hẹp đang tạo ra áp lực không nhỏ với doanh nghiệp Việt. Do đó, thời gian tới, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt ra nước ngoài. Muốn vậy, rất cần sự vào cuộc của bộ, ngành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường xuất khẩu còn tiềm năng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục huy động nguồn vốn tín dụng và từ các nguồn lực khác hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh bên cạnh các giải pháp tài khóa. Đồng thời, giảm các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư tư nhân, đất đai, công trình điện năng lượng tái tạo, công nghiệp…

Tôi cho rằng, thực hiện tốt chính sách tài khóa năm 2023 trong bối cảnh thế giới phức tạp và nền kinh tế chưa thực sự có những đột phá về mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ rất khó khăn. Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách, bên cạnh việc triển khai các giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, giai đoạn năm 2024-2025, cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Thế giới đang đối mặt với nhiều thay đổi bất thường nên chúng ta cũng cần có những giải pháp đặc thù mới có thể đối phó được.

Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp. Theo đó, vừa đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, cũng đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích thì hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!



Source link

Cùng chủ đề

Từ 17h chiều nay, các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1

Hiện có một số trường đại học dự kiến công bố điểm chuẩn ngay chiều nay như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng... Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hôm nay (17/8) là ngày cuối cùng hệ thống xét tuyển của Bộ chạy lọc ảo. Sau khi kết thúc lọc ảo, các cơ sở giáo dục đại...

Tiểu sử Thượng tướng Trịnh Văn Quyết – tân Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

(Dân trí) - Sau hơn 2 tháng được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Ông là người có thời gian dài công tác gắn với Quân đội. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/tieu-su-thuong-tuong-trinh-van-quyet-tan-bi-thu-trung-uong-dang-khoa-xiii-20240816115044905.htm

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc

Ngày 16/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Bí thư Trung ương Đảng.   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/infographics/bi-thu-trung-uong-dang-chanh-van-phong-trung-uong-dang-nguyen-duy-ngoc-20240816213350223.htm

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thúc đẩy quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đến nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 18-20/8, trao đổi với TTXVN, ông Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, nhà nghiên cứu các vấn đề Việt Nam, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội cho rằng, sau khi được bầu làm Tổng Bí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sôi nổi Hội thi báo cáo viên năm 2024 Vùng 3 Hải quân

 Quang cảnh buổi bế mạc. Chiều 16/8,...

Hấp dẫn giải Viettel marathon ba nước Đông Dương

Ban tổ chức Giải cho biết, đây là giải chạy đầu tiên do Việt Nam chủ trì diễn ra qua 3 nước Đông Dương. Địa điểm tổ chức giải đấu là ba danh thắng nổi tiếng của khu vực như thủ đô Hà Nội, danh thắng Angkor Wat và Luang Prabang. ...

Nâng cấp 3 tuyến quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2025

 Quốc lộ 53 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long ...

Thắt chặt đoàn kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tiếp Tổng Bí thư Đảng...

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thúc đẩy quan hệ Việt

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) ...

Bài đọc nhiều

Sản xuất tăng trưởng, chỉ tiêu tài chính ổn định

Các chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được duy trì ở mức an toàn, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và đảm bảo tính thanh khoản trong toàn Tập đoàn. Sản xuất tăng trưởng Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình...

Tăng số doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trái phiếu trong tháng 8/2024

DNVN - Vis Ratings ước tính, trong tháng 8/2024 khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng trong số 18,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn, tăng so với tháng trước do lượng đáo hạn trong tháng này cao gấp 3 lần so với tháng...

Quay đầu tăng ở trong nước và thế giới sau phiên giảm mạnh

Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 16/8/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước tăng nhẹ 300 - 400 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 116.900-117.600 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 117.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 117.600 đồng/kg. ...

Tàu điện metro tuyến Nhổn

 Khách đi tàu điện metro tuyến Nhổn - ga Hà Nội. ...

Công ty xi măng lãi mỏng, lỗ dày

Hơn nửa năm đã đi qua, nhưng may mắn vẫn chưa gõ cửa các doanh nghiệp xi măng, khi kết quả kinh doanh hầu hết ghi nhận phần lớn doanh nghiệp thua lỗ. Gam màu xám vẫn tiếp tục đeo bám ngành xi măng, khi nhìn vào kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024, với đại đa số doanh nghiệp báo lỗ, chỉ số...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi hôm nay ngày 17/8/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 61.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 17/8/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/8/2024 đồng loạt lặng sóng và giao dịch trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 17/8/2024 duy trì đi ngang ...

Hàng nghìn căn nhà ở xã hội đang được đầu tư xây dựng

Quảng Ninh: Hàng nghìn căn nhà ở xã hội đang được đầu tư xây dựngQuảng Ninh hiện có 3 dự án nhà ở xã hội đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng quy mô khoảng 2.200 căn và 10 dự án đang lập quy hoạch đô thị trên địa bàn TP. Hạ Long và TP. Cẩm Phả. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong...

Người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm bia có nồng độ cồn thấp

NielsenIQ: Người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm bia có nồng độ cồn thấpHơn 2 năm trở lại đây, nhóm các sản phẩm bia có nồng độ cồn thấp đang được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn. Xu hướng trên bắt nguồn từ mối quan tâm lớn đến vấn đề sức khỏe trong vài ba năm trở lại đây. ...

Vàng lại tăng lên mốc cao kỷ lục

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn...

Hàng loạt sếp lớn ngân hàng từ nhiệm, có ngân hàng thay 4 lãnh đạo cùng lúc

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về việc Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hương có đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách khối bán lẻ của OCB từ cuối năm 2022 và là 1 trong 4 người giữ vị trí phó tướng cho Tổng giám đốc Phạm Hồng Hải, người được bổ nhiệm từ 6/5/2024. Trước đó,...

Mới nhất

Mẹo chăm sóc da tuổi 60 trở lên

Theo bác sĩ Trần Ngọc Phương - Khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TPHCM, da có thể có dấu hiệu lão hóa khi bạn già đi. Rãnh nhăn, nếp nhăn, sắc tố và mất độ đàn hồi là những dấu hiệu đáng chú ý, phổ biến nhất của làn da lão hóa.Tiếp tục chống nắngKhi bước...

Biến động thị trường xăng dầu khi hàng loạt doanh nghiệp xin trả lại giấy phép

Nhiều doanh nghiệp xăng dầu tự nguyện trả lại giấy phépTrong tháng 8.2024, Bộ Công Thương đã thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Phước Thạnh, địa chỉ tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TPHCM. Điều đáng nói, quyết định thu hồi...

Nhiều trường sẽ công bố từ ngày 17/8, dự báo điểm chuẩn tăng

Từ 17h ngày 17/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giá heo hơi hôm nay ngày 17/8/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 61.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 17/8/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/8/2024 đồng loạt lặng sóng và giao dịch trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg Giá heo...

Biên giới trên đất liền Việt-Trung hòa bình, ổn định là điều đáng tự hào

Năm nay tròn 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới đất liền. Đại sứ Trung Quốc bày tỏ, một khu vực biên giới hòa bình, ổn định với giao lưu kinh tế, đi lại sôi nổi là điều rất đáng tự hào. Năm nay đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp...

Mới nhất

Vấn vương khói bếp