Trang chủNewsThời sựĐảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề...

Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới


050620230724-dsc_9614.jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ 4

Tổ 4 gồm  các Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí sự cần thiết sửa luật tài nguyên nước. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bộ lộ những hạn chế vì sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị; vấn đề định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước; một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị – xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về việc làm sao đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước trong khi đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài? Cần quy định cơ chế quản lý “nước mặt”

050620230736-chu-tich-qh.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý “nước Mặt”, vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước Mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước Mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt.  Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.

Cần thống nhất cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Nhấn mạnh về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế quản lý tài nguyên nước như tiểu vùng sông Mê-Kông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Hiện quy định của pháp luật giao quản lý lĩnh vực tài nguyên nước đang quá phân tán, gây phức tạp trong quản lý.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tào nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông…”

050620230722-dsc_9667.jpg
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng phát biểu.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng cần xây dụng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Việc Quy hoạch quản lý lưu vực sông theo vùng và cần thiết thành lập một uỷ ban điều phối lưu vực sông theo cơ chế phối hợp liên ngành. Nên quy định nguyên tắc trong Luật, đây là vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo nn ninh nguồn nước, gắn đảm bảo an ninh quốc gia khu vực biên giới”.

Quy định rõ cơ chế quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia

Đại biểu Lê Hoài Trung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên trong dự thảo Luật chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, hay thoả thuận quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ nguồn nước liên quốc gia.

Đại biểu Lê Hoài Trung đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung thêm để tương thích với quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, liên quan tới những vấn đề như thông báo trước về sử dụng nước, quy định chất lượng nước và số lượng quốc gia tham gia tổ chức, nhằm có tính chất ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia.

050620230723-dsc_9660-le-cc-82-hoa-cc-80i-trung.jpg
Đại biểu Lê Hoài Trung – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu.

Các đại biểu cũng nhất trí quan điểm sửa đổi Luật Tài nguyên nước lần này cần thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định liên quan đến quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng, cấp nước trong Luật Tài nguyên nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước. Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Các đại biểu cũng thống nhất việc phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu; bảo đảm công bằng trong tiếp cận nguồn nước và việc tiếp cận theo xu thế của quốc tế nhưng mang tính đến đặc thù của Việt Nam.

Đồng thời việc sửa đổi Luật theo hướng quy định tích hợp các nội dung liên quan đến tài nguyên nước; giao trách nhiệm cho các bộ, ngành quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại các luật có liên quan như thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy.

Một số hình ảnh tại phiên họp:

050620230724-dsc_9614(1).jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ 4
050620230718-dsc_9692.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại biểu Lê Trường Lưu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại phiên thảo luận
050620230720-dsc_9593.jpg
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tổ 4
050620230726-dsc_9597-nguye-cc-82-cc-83n-quo-cc-82-cc-81c-ha-cc-a3-cc-82n.jpg
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu
050620230716-dsc_9525.jpg
Đại biểu Lê Trường Lưu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu
050620230731-dsc_9811.jpg
Đại biểu Đỗ Mạnh Hiến – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng phát biểu
050620230733-dsc_9768.jpg
Đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu



Nguồn

Cùng chủ đề

Quy hoạch phân lũ sông Đáy, cải cách tiền lương được cử tri quan tâm

Buổi tiếp xúc cử tri được tổ chức trực tiếp tại hội trường UBND huyện Hoài Đức, đồng thời kết nối trực tuyến tới các điểm cầu của quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm và 20 điểm cầu xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức.  Thay mặt các Đại biểu Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thông tin tới cử tri dự kiến nội...

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Chiều 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động...

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội

Chiều 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động...

Kỳ họp thứ 5 tiếp tục có đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

BTO-Chiều nay 24/6, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã họp phiên bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Đặc biệt, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó, đã quyết nghị điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93 về chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện...

Cần quy định rõ tiêu chí xác định gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật

BTO-Sáng nay 24/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe các Báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP ngày 10/1/2025 Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Văn phòng Bộ TN&MT triển khai nhiệm vụ năm 2025

(TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, đồng thời, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ. Cuối cùng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đề nghị các đơn vị,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, chiều 10/1, tại Trụ sở Quốc hội Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane. ...

Việt Nam và Lào công bố dịch vụ thanh toán sử dụng mã QR

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Trung ương Lào vừa công bố dịch vụ thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam và Lào. Sự kiện được diễn ra trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban...

Bổ nhiệm lại ông Lê Minh Ngân giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 56/QĐ-TTg bổ nhiệm lại ông Lê Minh Ngân giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm.Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 13/2/2025.* Ông Lê Minh Ngân...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tá hoả khi phát hiện thi thể nằm sấp sát mép biển

(NLĐO) - Thi thể người đàn ông lớn tuổi trôi dạt vào bờ biển được người dân phát hiện trong tình trạng bị trương phình. ...

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á nói điều đặc biệt về Xuân Son

(Dân trí) - Màn tỏa sáng rực rỡ của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã giúp anh được trang chủ Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) bình chọn là một trong những 4 cầu thủ xuất sắc nhất sau trận chung kết lượt đi AFF Cup. Trong phần nội dung, AFC nhấn mạnh màn trình diễn ấn tượng của tiền đạo gốc Brazil kể từ khi khoác áo tuyển Việt Nam thi đấu tại AFF Cup 2024."Xuân Son...

Quả bóng Vàng Việt Nam 2024: Khó đoán vì… Xuân Son

Tuyển Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 vốn đã làm giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 khó đoán, mọi thứ càng phức tạp khi Xuân Son… chỉ được đề cử ở hạng mục khác. Khó đoán vì… Xuân Son Giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 do báo SGGP tổ chức kết thúc thời gian nhận phiếu bầu từ giới chuyên môn vào ngày 8/1. Với tiêu chí cống hiến xuất sắc trong màu áo tuyển Việt...

Ukraine phản công bất thành tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 6/1: Ukraine phản công bất thành tại Kursk khi không chỉ hướng phản công của AFU bị chặn, mà Nga cũng tấn công vào hậu phương Ukraine. Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã phát động một nỗ lực phản công quy mô lớn ở khu vực Kursk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, đối phương đã tiến về trang trại Berdin ở quận Bolshesoldatsky. Quân đội Ukraine đã phát...

Cùng chuyên mục

Cách sắp xếp, hợp nhất các phòng

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Bình đang triển khai sắp xếp, tính gọn bộ máy hành chính cấp huyện, hợp nhất nhiều phòng ban nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động ...

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong được Bộ Chính trị điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh: Báo Vĩnh Phúc Sáng 11-1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác...

Chuyến công tác Lào 2 ngày với 20 hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Lào diễn ra trong 2 ngày với gần 20 hoạt động phong phú, đa dạng. Chuyến công tác với các lần "đầu tiên" đặc biệt Tối 10.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày...

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về công tác an toàn lao động

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3746/QĐ-BCT ngày 31/12/2024 về thực hiện Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ. Theo đó, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi; cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các...

Mới nhất

Tình đất và người Cao Bằng

Những ngọn núi trùng trùng điệp điệp, những thác nước hùng vĩ, những cánh đồng lúa chín vàng và làng quê thanh bình...Đã tạo nên một Cao Bằng quyến rũ xinh đẹp như một bức tranh thiên nhiên làm say đắm bao trái tim của người Việt Nam và cả cộng đồng Quốc tế. Cao bằng không chỉ là...

Ánh Viên bừng sáng trong ngày vui Cúp Chiến thắng

TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt của khán giả khi xuất hiện tại Gala trao giải Cúp Chiến thắng 2024 diễn ra tối 10/1 tại Hà Nội.  TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt...

Cơ hội để thay đổi mạnh mẽ

Năm 2025, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng có bước tiến mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 8%.

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo...

Bệnh nhi ung thư vui Tết sớm

Xuân Ất Tỵ 2025 đang cận kề, một hành trình khám phá TP.HCM bằng xe buýt hai tầng và trải nghiệm metro số 1 vừa được chương trình Ước mơ của Thúy (báo Tuổi Trẻ) thực hiện sáng 10-1 cho một số bệnh nhi ung thư tại...

Mới nhất