Powered by Techcity

Xử lý cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát

anh bài trên
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Vinh.

Đề xuất giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương

ĐBQH Vũ Thị Liên Hương (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng cần quy định thật cụ thể các hành vi, tính chất, mức độ vi phạm, trình tự, thủ tục thực hiện đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử.

Về việc Quốc hội thực hiện giám sát liên tục, đi đến cùng vấn đề và xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đối với vấn đề đã hứa giải quyết với cử tri, bà Hương đề nghị nghiên cứu thực hiện vấn đề này đối với Hội đồng nhân dân các cấp.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Xuân (Đoàn Bình Dương) cho biết, Hội đồng nhân dân được quyền giám sát hoạt động của cơ quan trung ương tại địa phương như: Cục thuế, hải quan, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng nhà nước cùng cấp. Từ đó, bà Xuân kiến nghị xem xét bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương.

Bà Xuân phân tích: Căn cứ Điều 113, Hiến pháp quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước dân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Bên cạnh đó, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ghi rõ khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.

“Quy định chính thức việc Hội đồng nhân dân được giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp thuộc trung ương trên địa bàn nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước tại địa phương. Qua đó, giúp cho chính quyền trung ương quản lý tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, vừa đảm bảo các định hướng, mục tiêu trung ương giao cho địa phương được thực thi hiệu quả. Với cơ chế kiểm soát của Hội đồng nhân dân buộc các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm giải trình, cam kết hành động trước cơ quan đại diện của Nhân dân”- bà Xuân nói và kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho Hội đồng nhân dân cùng cấp, và quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong chất vấn người đứng đầu các cơ quan đó. Nội dung này phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn, đảm bảo cho việc kiểm soát thực thi quyền lực Nhà nước theo đúng định hướng.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) nêu quan điểm, trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang đổi mới tư duy xây dựng pháp luật mà vấn đề này yêu cầu vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện vừa là đòi hỏi bắt buộc các lĩnh vực khác có liên quan phải cùng tham gia vào.

Theo bà Thu, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đòi hỏi giám sát phải đổi mới theo và việc quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước cũng phải đổi mới theo. Do đó, bổ sung bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Bên cạnh đó, bà Thu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung trình tự, thủ tục để các Ban của Hội đồng nhân dân đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Chế tài sau giám sát

Về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đề nghị, dự án Luật cần xem xét, quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương. Những vấn đề thực tiễn đặt ra đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển vận động của kinh tế xã hội, lựa chọn những xu hướng cần áp dụng tác động tích cực đến chính sách, vấn đề nóng, vấn đề điểm của hiện tại hoặc tồn đọng lâu dài không được giải quyết mà cử tri đặc biệt quan tâm.

Liên quan đến quy định trách nhiệm, chế tài trong thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận thấy, quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của chủ thể giám sát đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát là cần thiết.

Theo bà Phúc, nếu chỉ đề cập chung chung là xem xét trách nhiệm thì chưa rõ và khó thực hiện khi Luật sửa đổi được ban hành. Để đảm bảo tính ràng buộc, bà Phúc đề nghị cần bổ sung rõ ràng hơn các hình thức xử lý vi phạm, chẳng hạn như xử lý về hành chính, bãi nhiệm, hoặc là quy trình xử lý cao hơn theo từng cấp độ vi phạm của chủ thể chịu sự giám sát.

“Đối với các hình thức về chế tài xử lý cần bổ sung nội dung cho phép các cơ quan giám sát kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp đề nghị báo cáo và đề nghị cấp ủy quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp kỷ luật. Quy định như vậy sẽ khả thi hơn vì gắn trách nhiệm của cấp ủy đối với người đứng đầu theo các quy định hiện hành” – bà Phúc nói.

Đồng thời theo bà Phúc, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về thời hạn để cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát là bao nhiêu ngày kể từ khi cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhận được kết luận của cơ quan chủ thể và giám sát các nội dung. Cho nên, trong lần sửa đổi này nên quy định cụ thể để việc thực hiện này đảm bảo tính khả thi và người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát phải báo cáo giải trình lý do nếu không thực hiện đảm bảo theo thời gian đó.

Theo ĐBQH Huỳnh Thị Hằng Nga (Đoàn Trà Vinh), cần bổ sung quy định chế tài xử lý trong trường hợp quá thời hạn mà cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị hoặc thực hiện không đúng yêu cầu, quy định trách nhiệm của cơ quan truyền thông trong việc phản ánh tình hình, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát. Tăng cường trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát.

Giải trình trước các ý kiến đại biểu Quốc hội đặt ra, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho biết, đối với các ý kiến khác của các vị đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc sẽ phối hợp với Ủy ban Pháp luật, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ để hoàn thiện hồ sơ dự án luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật quan trọng

Chiều ngày 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật quan trọng. Kết quả, có 445 trên tổng số 450 đại biểu tham gia biểu quyết đã tán thành, chiếm tỷ lệ 92,90%. Cụ thể, các luật được sửa đổi bao gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các lĩnh vực tài chính, thuế, chứng khoán, kiểm toán không chỉ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế.

T.X

Nguồn: https://daidoanket.vn/xu-ly-co-quan-ca-nhan-khong-thuc-hien-ket-luan-kien-nghi-sau-giam-sat-10295566.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Lần đầu tiên Đắk Nông tổ chức Giải Vô địch Bóng chuyền hơi

Giải đấu có 12 đội bóng chuyền hơi đến từ các huyện, thành phố, cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Các vận động viên sẽ thi đấu theo nhóm tuổi của nam, nữ.Trong đó, 4 đội bóng chuyền hơi nam thi đấu ở các nhóm tuổi từ 45-54 tuổi và từ 55 tuổi trở lên; 8 đội bóng chuyền hơi nữ thi đấu ở các nhóm tuổi từ 40-49...

Đắk Nông yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh Cúm A/ H1pdm

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm A/H1pdm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Ngành Y tế đẩy mạnh giám sát các trường hợp viêm phổi nặng và các chùm ca bệnh cúm tại cộng...

Hành trình kinh tế bền vững từ thôn Kẻ Đọng

Cơ sở Trang Thư tại thôn Kẻ Đọng, xã Đức Minh, Đắk Mil tiên phong sản xuất bột, bún, viên chuối xanh mật ong, khai thác giá trị nông sản địa phương, thúc đẩy kinh tế bền vững.Đắk Nông là vùng đất có điều kiện lý tưởng để phát triển cây chuối xanh. Với diện tích trồng chuối lớn, cây chuối trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực tại địa phương.Tuy nhiên,...

36 nhà nông trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 19

Năm nay, 36 nhà nông trẻ xuất sắc được nhận giải thưởng Lương Định Của là những thanh niên xuất sắc nhất được Hội đồng xét tặng giải thưởng thống nhất lựa chọn trong số 89 hồ sơ đề cử từ 56 tỉnh, thành Đoàn. Đây là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào Thanh niên khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh giỏi, lan tỏa mạnh mẽ, khích lệ thanh...

Tinh hoa miền sông nước

Tuần lễ Du lịch-Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước" diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 2/12.Đây là hoạt động cấp vùng lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Cần Thơ, với mục tiêu kích cầu ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, góp phần thúc...

Cùng chuyên mục

Đắk Nông yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh Cúm A/ H1pdm

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm A/H1pdm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Ngành Y tế đẩy mạnh giám sát các trường hợp viêm phổi nặng và các chùm ca bệnh cúm tại cộng...

36 nhà nông trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 19

Năm nay, 36 nhà nông trẻ xuất sắc được nhận giải thưởng Lương Định Của là những thanh niên xuất sắc nhất được Hội đồng xét tặng giải thưởng thống nhất lựa chọn trong số 89 hồ sơ đề cử từ 56 tỉnh, thành Đoàn. Đây là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào Thanh niên khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh giỏi, lan tỏa mạnh mẽ, khích lệ thanh...

Hình ảnh những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần từ 25-30/11/2024

Theo www.vietnamplus.vn Link bài gốcCopy Linkhttps://www.vietnamplus.vn/hinh-anh-nhung-su-kien-quoc-te-noi-bat-trong-tuan-tu-25-30112024-post998241.vnp Copy Link ...

Giá cà phê hôm nay 30/11: Tăng dựng đứng, xô đổ kỷ lục vừa lập hôm qua

Giá cà phê thế giới Đầu giờ sáng 29/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 ở mức 5.565 USD/tấn, tăng 32 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 giao dịch ở mức 5.528 USD/tấn, tăng 32 USD/tấn. Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 3/2025 ở mức 323,05 cent/lb, tăng 14,2 cent, tương đương mức tăng 4,6%. Ở kỳ hạn giao tháng 5/2025, giao dịch ở mức 320,7 cent/lb,...

Giá cà phê vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay ngày 29/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm...

Gia Lai đã giảm 189 đơn vị công lập, cắt giảm trên 1.500 biên chế

Từ năm 2025-2026, Gia Lai dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm 1.093 chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các đồng chí chủ trì hội nghịNgày 29/11, tại thành phố Pleiku, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU, ngày 5/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW,...

Tiếp tục tăng thêm 2.000 đồng/kg?

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai Theo dự báo, giá tiêu ngày mai 30/11/2024, giá tiêu trong nước sẽ tiếp tục đà tăng mạnh, nhiều địa phương tăng thêm 2.000 đồng/kg, vượt giá 145.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay ngày 29/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với ngày hôm qua 28/11/2024; có tỉnh tăng 1.500 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Gia Lai và Bình Phước cùng tăng 1.000 đồng/kg; Đắk Nông tăng thêm 1.300 đồng/kg;...

Đắk Mil phấn đấu đạt cao hơn các chỉ tiêu năm 2024

Tính đến hết tháng 11/2024, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện Đắk Mil đạt cao. Tổng thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn thực hiện được 167 tỷ đồng, đạt 99,23% dự toán. Giá trị gia tăng ngành thương mại, dịch vụ thực hiện 3.222 tỷ đồng, đạt 98,8%.Chiều cùng ngày, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười đã...

Quỹ Bảo vệ môi trường và Phát triển đất Đắk Nông song hành cùng địa phương phát triển

Quỹ Bảo vệ môi trường và Phát triển đất tỉnh Đắk Nông là tổ chức tài chính Nhà nước, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Quỹ Bảo vệ môi trường và Phát...

Đắk Lắk tăng cường phòng, chống bệnh sởi

Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp với số trường hợp mắc bệnh ngày một gia tăng. Điều bất thường là những năm trước đây, phần lớn các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là trẻ em từ 1 đến 10 tuổi thì năm nay, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi là người trưởng thành. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất