Powered by Techcity

Vị thế thống trị của đồng USD gặp thêm nhiều thách thức

Các quốc gia đang tìm kiếm các phương pháp thay thế để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giữa bối cảnh nhiều đồng nội tệ suy yếu và các nước theo đuổi chính sách tiền tệ ít rủi ro.

Vi the thong tri cua dong USD gap them nhieu thach thuc hinh anh 1Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo tạp chí Eurasia Review, thế giới từ lâu đã chấp nhận đồng USD là đồng tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, vị thế đồng tiền thống trị thế giới của đồng USD đang bị đe dọa.

Trong cuộc họp gần đây, các quốc gia thuộc Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã đồng ý xem xét việc giao dịch nội khối bằng đồng tiền riêng của họ.

Động thái đó đã đặt ra thách thức ngay lập tức đối với vị thế được quốc tế chấp nhận của đồng USD và ảnh hưởng toàn cầu của nó.

Cùng với đó, các quốc gia và ngân hàng trung ương trên thế giới đang tích cực tìm kiếm các phương pháp thay thế để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giữa bối cảnh nhiều đồng nội tệ suy yếu và các nước theo đuổi chính sách tiền tệ ít rủi ro.

Sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất gây ra rủi ro cho hệ thống tiền tệ của một quốc gia, làm tăng chi phí thương mại quốc tế lẫn thâm hụt tài chính.

Những rủi ro này càng trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng địa chính trị liên quan đến các hành động chính sách đối ngoại của Mỹ, chẳng hạn như cuộc xung đột gần đây giữa Ukraine và Nga, các lệnh trừng phạt đối với Iran, Nga, Trung Quốc và các nước khác, bên cạnh sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Ngoài ra, các rào cản thương mại chống lại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ, nỗ lực của Mỹ nhằm giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy của Trung Quốc cũng góp phần tăng thêm rủi ro này.

Sự sụp đổ gần đây của các ngân hàng Mỹ – gồm ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân hàng First Republic và ngân hàng Signature – cũng đã làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tiền tệ Mỹ.

Lạm phát gia tăng cũng đang làm suy yếu niềm tin vào đồng USD. Những “gã khổng lồ” về dầu mỏ và hàng hóa như Nga và Saudi Arabia đã tham gia giao dịch năng lượng bằng cách sử dụng các loại tiền tệ không phải USD, trong khi Argentina và Brazil đang xem xét sử dụng một loại tiền tệ chung cho Nam Mỹ.

Do đó, các ngân hàng trung ương mong muốn đa dạng hóa thành phần dự trữ của mình, mở ra cơ hội cho đồng nhân dân tệ và các loại tiền tệ mới khác.

Thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường,” Trung Quốc – nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới – đã thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ của nước này như một loại tiền tệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia đã ký kết các hiệp định song phương, giải quyết vấn đề nợ và hoán đổi tiền tệ.

Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng dự trữ bằng đồng nhân dân tệ. Trung Quốc và Nga đã tiến hành giao dịch dầu mỏ và năng lượng bằng cách sử dụng đồng nhân dân tệ và đồng ruble.

Theo dữ liệu của IMF, dự trữ ngoại hối của thế giới bằng đồng nhân dân tệ đã tăng từ 90 tỷ USD lên 228 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2023, thể hiện thị phần đáng kể.

Theo các thống kê, đồng yen Nhật đã duy trì một tỷ lệ dự trữ bền vững, trong khi đồng euro vẫn chưa tăng tốc để đảm bảo vị thế cạnh tranh dự kiến cùng với đồng USD.

Ngoài ra, đồng bảng Anh cũng đang suy giảm về vị thế do kinh tế tăng trưởng chậm. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ chưa có khả năng chuyển đổi và vẫn được gắn với đồng USD.

Để đồng nhân dân tệ độc lập, Trung Quốc phải xây dựng niềm tin của các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư toàn cầu trên toàn thế giới bằng cách mở cửa thị trường, củng cố hệ thống tài chính và tăng cường tính minh bạch và độc lập.

Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng rupee làm một đồng tiền quốc tế. Chủ đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tới Ấn Độ.

Các nước đang phát triển như Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ việc giảm bớt khả năng chịu tổn thương từ chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời cải thiện vị thế tài chính của họ thông qua đa dạng hóa kho dự trữ tiền tệ.

Song Ấn Độ sẽ cần xác định khả năng rủi ro để tham gia vào quá trình phi USD hóa, vì điều đó có thể gây ra rủi ro đáng kể cho cán cân thương mại của các nước đang phát triển.

Có lẽ còn phải mất hàng thập kỷ nữa sự thống trị của đồng USD thực sự suy giảm. Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, duy trì chính sách tiền tệ mạnh mẽ và chiếm lĩnh gần 60% dự trữ ngoại hối của thế giới. Mỹ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trong thị trường tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, các thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế được định giá bằng đồng USD đã bắt đầu và phá vỡ hệ thống tiền tệ thống nhất, dẫn đến đồng tiền dự trữ ngoại hối quốc tế đa dạng hơn./.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời

Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời nhằm ngăn nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa một phần và cho phép duy trì hoạt động của chính phủ cho đến hết ngày 17/11 tới. ...

Mỹ, Mexico cam kết giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ và Mexico sẽ tìm cách đảm bảo an ninh kinh tế lớn hơn ở các quốc gia Trung Mỹ - nơi bạo lực, nghèo đói và thảm họa tự nhiên đang khiến nhiều người phải sơ...

Quân đội Hàn Quốc và Mỹ tiến hành diễn tập chung chống khủng bố

Trong quá trình huấn luyện, hai bên đã thực hiện các hoạt động diễn tập phối hợp tìm kiếm và lục soát tại các tòa nhà, giải cứu con tin, đồng thời xác định vị trí và chế ngự những phần tử...

Hạ viện Mỹ bác bỏ dự luật giúp chính phủ duy trì hoạt động

Với 232 phiếu chống và 198 phiếu thuận, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ dự luật do Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất. Động thái này khiến khả năng Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần gần như chắc chắn...

ASEAN cam kết xây dựng cộng đồng tự cường, lấy con người làm trung tâm

Thay mặt ASEAN, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh ASEAN luôn đặt phát triển xã hội là ưu tiên hàng đầu và cam kết xây dựng cộng đồng tự cường, bao trùm, lấy con người làm trung tâm. ...

Cùng tác giả

Hôm nay có gì? Ngày 20/9/2024

Trong nước diễn ra sự kiện- Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. ...

Tiếp nối đà tăng trên sàn giao dịch

Giá cao su thế giới nối dài đà tăng giá do lo ngại nguồn cung toàn cầu gián đoạn, mưa bão tiếp tục ảnh hưởng đến các quốc gia sản xuất chủ chốt tại Đông Nam Á. ...

Vàng trong nước bất ngờ giảm nhẹ

Giá vàng trong nước hôm nay 20/9/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 20/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 78,10 triệu đồng/lượng mua vào...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 20/09/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 20/09/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 20/09/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 20/09/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 20/09/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 20/09/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng chuyên mục

Hôm nay có gì? Ngày 20/9/2024

Trong nước diễn ra sự kiện- Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. ...

Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê

​​​​​​ Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê 19/9: Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới ​​​​​​Dự báo giá cà phê ngày 20/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel về việc Cuba...

Khảo sát chính sách giao đất, giao rừng ở huyện biên giới Đắk Nông

Chiều 19/9, ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn công tác của Quốc hội có buổi khảo sát thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển...

Đắk Nông tiếp nhận trên 13,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận ủng hộ trên 2,83 tỷ đồng; huyện Krông Nô trên 1,97 tỷ đồng; huyện Đắk Song gần 1,59 tỷ đồng; huyện Đắk R'lấp trên 1,58 tỷ đồng; TP. Gia Nghĩa trên 1,3 tỷ...

Đắk Nông trao nhà đại đoàn kết cho gia đình khó khăn

Sau 2 tháng gấp rút triển khai xây dựng, căn nhà được hoàn thiện có cấu trúc cấp 4, tường xây, nền lát gạch bông với diện tích 50m2 đã được trao cho gia đình ông Trần Tranh. Tổng kinh phí xây dựng...

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy Đắk Nông tháng 9/2024

Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về 6 chuyên đề gồm: thông tin chuyên đề phòng chống tội phạm; thông tin về hoạt động tổ chức “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”; phổ biến, quán triệt Kết luận...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ứng phó bão số 4, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra

Diễn biến của bão số 4 và mưa lũ rất phức tạpThủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.Công...

Phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Kon...

Sáng 19/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn. ...

Hồ Ea Súp Thượng tiến hành xả tràn

Do đã xuất hiện mưa to và dự báo còn tiếp diễn, lưu lượng nước về hồ lớn, nên Chi nhánh thủy lợi Ea Súp (Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk) đã tiến hành xả tràn hồ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất