Powered by Techcity

Tuy Đức nỗ lực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Xác định nhiệm vụ trọng tâm

Trong 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia (Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng nông thôn mới), UBND huyện Tuy Đức đều xác định được tầm quan trọng để tăng cường nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương. Tuy nhiên, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐB DTTS & MN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đây là Chương trình mới, hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh còn chưa kịp thời… Do vậy, chính quyền địa phương càng phải có sự nỗ lực và xác định nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện.

Huyện Tuy Đức đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện giai đoạn 2021-2025 để chỉ đạo, quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia. Các tổ công tác tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo trong việc quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia cũng được thành lập. Huyện chỉ đạo các xã thành lập và kiện toàn Ban quản lý CTMTQG cấp xã, ban giám sát cộng đồng, ban phát triển thôn đảm bảo năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả, 6/6 xã đã kiện toàn Ban quản lý CTMTQG cấp xã; 6/6 xã đã thành lập Ban giám sát cộng đồng; 73/73 thôn, bon, bản thành lập ban phát triển thôn.

UBND huyện đã chỉ đạo 3 đơn vị chủ trì chương trình tổ chức triển khai lập kế hoạch, hướng dẫn cho các đơn vị và UBND cấp xã để rà soát, đăng ký nhu cầu thực hiện, tổng hợp kế hoạch trình Huyện ủy, HĐND huyện cho ý kiến trước khi gửi UBND tỉnh, các sở ngành liên quan để tổng hợp trước khi trình HĐND ban hành các Nghị quyết để triển khai thực hiện.

Sau khi HĐND huyện ban hành các Nghị quyết về giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện, UBND tiến hành phân bổ, giao dự toán hàng năm cho các cơ quan, đơn vị và UBND các xã để triển khai thực hiện. Bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh bố trí đối ứng, địa phương đã chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng để đảm bảo thực hiện các Chương trình giai đoạn 2021-2025 và hàng năm (năm 2022, 2023)…

z4685675960776_712faf6eff67ed7d49e6e0cbf4fda856(1).jpg
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trong đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đắk Ngo

Tín hiệu tích cực

Sau gần 2 năm nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình, đến nay, huyện Tuy Đức đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Nhiều dự án, tiểu dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, hỗ trợ người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao mức sống.

Cụ thể, Dự án 1 Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt (phân tán và tập trung), trong năm 2022, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng (nhà ở là 49 hộ, đất ở là 40 hộ, đất sản xuất là 62 hộ). Đến thời điểm hiện nay, đã triển khai xây dựng xong 29/49 căn nhà ở hỗ trợ đất ở và đất sản xuất đang triển khai thực hiện.

Thực hiện Quyết định số 515/QĐ-UBND, ngày 21/4/2023 của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư (UBND xã Quảng Trực) triển khai thực hiện dự án nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch tập trung bon Bu Prăng 1 với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng.

Đối với Dự án 2 Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, tổng kế hoạch vốn được giao năm 2022-2023 là hơn 44 tỷ (năm 2023). Nguồn vốn này để thực hiện 2 Dự án Ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tân và xã Quảng Tâm. Tuy nhiên, các công trình trên địa bàn xã Quảng Tâm còn gặp khó khăn, vướng mắc do nằm trong vùng quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản bô xit, quy hoạch 3 loại rừng. Do đó, UBND huyện đang đề xuất, chuyển hết nguồn vốn sang để thực hiện dự án tại xã Quảng Tân.

sequence-46.00_04_31_09.still083(1).jpg
Công trình nước sạch tập trung bon Bu Prăng 1, xã Quảng Trực được sửa chữa với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng.

Về Dự án 4 Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc, tổng kế hoạch vốn được giao năm 2022-2023 là hơn 43 tỷ đồng (trong đó: năm 2022 là 17.861 triệu đồng; năm 2023 là 25.167 triệu đồng). Nguồn vốn để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, giáo dục, thủy lợi…

Trong năm 2022, huyện đã triển khai thực hiện 14 công trình; gồm 10 công trình giao thông, 1 công trình giáo dục, 1 công trình thương mại, duy tu, sửa chữa 2 công trình. Năm 2023, huyện đang triển khai thực hiện mở mới 11 công trình; gồm 7 công trình giao thông, 3 công trình giáo dục, 1 công trình thủy lợi và bố trí cho các công trình đang triển khai thực hiện năm 2022. Hiện nay đang triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn 8/11 công trình, đang tiến hành lập, trình thẩm định và phê duyệt, giao kế hoạch vốn chi tiết 3/11 công trình. Kết quả giải ngân của dự án này năm 2022-2023 là hơn 23,4 tỷ đồng, đạt 54,19% kế hoạch.

minh-3-copy(1).jpg
Đồ họa: Q.S

Tiếp tục khắc phục khó khăn và thực hiện tốt Chương trình

Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, quá trình thực hiện Chương trình vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Chương trình có nội dung rộng, quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, dẫn đến những vấn đề phát sinh về quy định, nội dung hướng dẫn thiếu đồng bộ. Một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần văn bản quy định, hướng dẫn ban hành còn chậm, chưa kịp thời, mới ban hành đã phải điều chỉnh, bổ sung, thậm chí một số nội dung hiện nay chưa có văn bản quy định, hướng dẫn.

Một số cơ chế chính sách ban hành còn chung chung, chưa cụ thể, chưa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo nội dung của một số chính sách. Việc bố trí, phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình còn theo từng năm, gây khó khăn trong xây dựng kế hoạch trung hạn. Việc Trung ương và tỉnh phân bổ kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án, tiểu dự án của chương trình gây khó khăn cho địa phương trong việc phân bổ dự toán (như dự án, tiểu dự án có nhu cầu vốn nhiều nhưng lại phân bổ ít và ngược lại)…

Trong thời gian tới, Tuy Đức tiếp tục phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của của toàn xã hội trong việc thực hiện các Chương trình MTQG. Công tác chỉ đạo sự phối hợp giữa các phòng, ban liên quan và UBND các xã trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG tiếp tục được chú trọng.

Các phòng, ban, UBND xã kịp thời rà soát tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao. Bên cạnh đó, huyện tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện và kịp thời, giao mục tiêu tiêu nhiệm vụ Chương trình cho các cơ quan, đơn vị phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, chủ động bố trí ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định của Trung ương và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh. Công tác phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở được đẩy mạnh nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của xã, thị trấn trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.

Nguồn

Cùng chủ đề

UBND huyện Tuy Đức đối thoại với nông dân

Tham gia đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với nông dân năm 2024, đại biểu tham dự đã nêu hơn 30 ý kiến phát biểu.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Anh, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cảm ơn những ý kiến chân thành của cán bộ, hội viên nông dân.Ông Nguyễn Văn Anh mong muốn trong thời gian tới, cán bộ, hội viên nông dân...

Chặng đường chuyển mình của nông nghiệp Tuy Đức

Chuyên nghiệp hóa nông nghiệpVới vùng nguyên liệu 400ha, cho thu hoạch trung bình 1,2 - 2 tấn/ha, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Long Việt, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã trở thành đơn vị sản xuất, chế biến mắc ca chuyên nghiệp.Một số sản phẩm nông nghiệp của huyện đã tạo được thương hiệu và khẳng định được vị trí trên thị trường tiêu...

Huyện biên giới Đắk Nông đạt và vượt nhiều chỉ tiêu cả nhiệm kỳ

Kinh tế tiếp tục khởi sắcNhiệm kỳ 2020-2025, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, kinh tế huyện Tuy Đức vẫn ghi nhận tăng trưởng ổn định. Tổng giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,07%/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (11%).Bà Phạm Thị Phượng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuy Đức cho biết, đây là kết quả từ sự quyết tâm, tinh...

Cây ngắn ngày – Giải pháp tạo thu nhập hiệu quả ở Tuy Đức

Huyện Tuy Đức có gần 60.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện khá đa dạng với hơn 120 loại. Trong đó, trồng trọt chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất...

Tuy Đức công bố 3 quyết định về công tác cán bộ

Tại buổi lễ, đại diện Phòng Nội vụ huyện Tuy Đức công bố quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc bổ nhiệm, điều động công chức lãnh đạo, quản lý. ...

Cùng tác giả

Mở rộng dư địa cho tăng trưởng kinh tế Đắk Nông

Hụt ở những lĩnh vực lớnTrong giai đoạn 2020-2025, Đắk Nông đưa ra mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân 7,5% mỗi năm. Con số này được tính toán trên cơ sở tiềm lực hiện có với những trục tăng trưởng khá ổn định như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... Trong đó có dự báo một số ngàn, lĩnh vực phát sinh như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế...

Tạm giam vợ chồng chủ doanh nghiệp ở Đắk Lắk vi phạm quy định về kế toán

Ngày 29/12, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Đoàn Thị Vi Hạ 47 tuổi và chồng là Huỳnh Tuấn Kiệt 50 tuổi, trú...

Dự báo giá cà phê ngày mai 30/12/2024 chưa thể phục hồi

Cập nhật giá cà phê thế giới Hôm nay, vào ngày nghỉ cuối tuần Chủ nhật nên các sàn cà phê trên thế giới đều không giao dịch. Do đó, giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 29/12/2024 không thay đổi so với giá ngày hôm qua, dao động từ 4726 – 4953 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025...

Lâm Đồng định hướng phát triển ngành hoa bền vững với chuỗi giá trị hội nhập quốc tế

Lâm Đồng định hướng phát triển bền vững ngành hoa thành ngành hàng sản xuất hàng hóa thương mại giá trị cao, bền vững với chuỗi giá trị hội nhập khu vực và quốc tế. Lâm Đồng định hướng phát triển bền vững ngành hoa thành ngành hàng sản xuất hàng hóa thương mại giá trị cao.Ngày 29/12, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Hoa Đà Lạt phối hợp Sở...

Ngành Thông tin – Truyền thông đóng góp gần 989.000 tỷ đồng vào GDP cả nước

Sáng 29/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị Tổng kết công tác Bộ TT- TT năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh chủ trì tại điểm cầu Đắk Nông.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thời gian tới, ngành TT-TT cần tích...

Cùng chuyên mục

Mở rộng dư địa cho tăng trưởng kinh tế Đắk Nông

Hụt ở những lĩnh vực lớnTrong giai đoạn 2020-2025, Đắk Nông đưa ra mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân 7,5% mỗi năm. Con số này được tính toán trên cơ sở tiềm lực hiện có với những trục tăng trưởng khá ổn định như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... Trong đó có dự báo một số ngàn, lĩnh vực phát sinh như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế...

Ngành Thông tin – Truyền thông đóng góp gần 989.000 tỷ đồng vào GDP cả nước

Sáng 29/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị Tổng kết công tác Bộ TT- TT năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh chủ trì tại điểm cầu Đắk Nông.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thời gian tới, ngành TT-TT cần tích...

Đắk Nông phòng khô hạn từ đầu, từ xa

Nhiều giải pháp phòng, chống khô hạn, thiếu nước năm 2025 đã được lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng ở Đắk Nông bàn bạc, thống nhất, triển khai.Những năm qua, Đắk Nông liên tục đối mặt với các đợt khô hạn ở các mức độ khác nhau gây ra nhiều hậu quả, nhất là đối với trồng trọt. Trong đó, ví dụ như các năm 2014, 2015 và cao điểm là mùa khô...

Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Giá vàng ổn định

Giá vàng trong nước hôm nay 29/12/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 29/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,7 triệu đồng/lượng mua vào và 84,7 triệu đồng/lượng bán ra.Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC...

Giá tiêu đang bị giới đầu cơ đẩy giá

Giá tiêu trong nước hôm nayGiá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 147.000 đồng/kg.Cụ thể, tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 147,000 đồng/kg.Tại Gia Lai mức giá tiêu là 146,500 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 146,500 đồng/kg.Tại Bình Phước...

Đắk Nông nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn

Nâng cao đời sống tinh thần, vật chất Nâng cao đời sống người dân luôn là mục tiêu cốt lõi trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Tại Đắk Nông, những nỗ lực trong lĩnh vực này đã mang lại nhiều kết quả nổi bật, phản ánh qua sự cải thiện đáng kể cả về vật chất và tinh thần.Đắk Nông ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách...

Trồng cây đặc sản chồi chùm hoa to, tìm cách cho ra quả ngon trái vụ, ông nông dân Cần Thơ thu 500-600 triệu/năm

Với tổng diện tích 15.000m2, trồng khoảng 70 cây sầu riêng Ri 6, trong đó có 10.000m2 đang cho trái, độ tuổi từ 7-12 năm. Mỗi năm anh Thoàn, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) thu hoạch khoảng 10-15 tấn trái sầu riêng, với giá sầu riêng bán từ 120.000-150.000 đồng/kg tùy từng thời điểm, trừ hết các chi phí anh thu lợi nhuận khoảng 500-600 triệu đồng/năm. ...

Cà phê Đắk Nông rộn ràng niềm vui

Cà phê tiếp tục đem đến một vụ mùa thắng lợi cho Đắk Nông và khẳng định vị thế chủ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh.Gắn bó hàng chục năm trời với cây cà phê, ông Trần Quốc Hùng, ở thôn Đức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil đã chứng kiến sự thăng trầm của cây trồng này qua nhiều thập kỷ.Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho...

Nông dân Đắk Nông vươn mình

Nhà nước trợ lựcTừ trước đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã nhất quán mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của của Ban Chấp hành Trung ương được xem là “kim chỉ nam” trong việc hình thành một cách có hệ thống các quan điểm...

Kỳ vọng nhu cầu khởi sắc tại Trung Quốc

Giá cao su hôm nay (28/12) đồng loạt tăng trên các sàn giao dịch, do sự lạc quan rằng các biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ giúp tăng nhu cầu từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới này. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất