Powered by Techcity

Tự sản xuất phân hữu cơ – Đỡ lo phân bón dổm


Hiệu quả ở HTX Bechamp Đắk Nông

HTX Nông sản hữu cơ Bechamp Đắk Nông ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song thành lập năm 2021 ban đầu có 8 thành viên. Ngay từ khi mới thành lập, HTX đã định hướng phát triển nông sản hữu cơ.

Ông Hà Công Xã, Giám đốc HTX Bechamp Đắk Nông cho biết, những năm qua, HTX áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu tư và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một trong những sáng kiến đáng chú ý của HTX là áp dụng phương pháp tự ủ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học để chăm sóc cây trồng. Phương pháp này giúp nông dân tiết kiệm chi phí, hạn chế sử dụng phân hóa học, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản.

img_0221-1-.jpg
Ông Hà Công Xã (thứ 2 bên phải qua), Giám đốc HTX Bechamp Đắk Nông, hướng dẫn nông dân sử dụng chuối, mật mía, sữa chua và các chất làm phân hữu cơ

3 năm qua, HTX tổ chức được 11 lớp tập huấn kỹ thuật tự sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc sinh học để chăm sóc cây trồng cho trên 700 lượt nông dân.

Một trong những thành viên có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ là anh Nguyễn Văn Thủy. Anh Thủy chia sẻ, trước đây chưa bao giờ nghĩ đến việc tự làm phân bón.

Tuy nhiên, khi tham gia HTX, anh đã học được cách tự ủ phân, chế phẩm sinh học từ các phế phẩm nông nghiệp và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong hiệu quả sản xuất.

Anh hiện đang chăm sóc 3ha cà phê và 700 cây hồ tiêu đang thời kỳ kinh doanh bằng phương pháp hữu cơ với năng suất khá cao. Mỗi năm, anh thu khoảng 8,5 tấn cà phê nhân và 3 tấn hồ tiêu.

img_0255-1-.jpg
Anh Nguyễn Văn Thủy (áo cam), thành viên HTX Bechamp Đắk Nông đã trở thành “chuyên gia” hướng dẫn các nông dân cách ủ phân hữu cơ

HTX Bechamp Đắk Nông không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn chú trọng công tác đào tạo, chia sẻ kỹ thuật với bà con nông dân trong tỉnh.

Các thành viên có kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ sẵn sàng làm “giảng viên”, hướng dẫn miễn phí cho các nông dân khác. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tại vườn giúp bà con dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào thực tế.

3 năm qua, HTX trở thành điểm đến học tập về canh tác hữu cơ, kỹ thuật sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh của trên 1.500 lượt nông dân.

Chị Lê Hoàng Yến ở xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, có 2ha cây ăn trái. Chị rất thích thú khi biết các nguyên liệu để làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học có sẵn tại địa phương như quả đu đủ, bơ, chuối, mía, cám gạo, tôm, cua, cá, củ tỏi, gừng…

Các nguyên liệu này đều có tại vườn rẫy của nông dân, tận dụng được. Chị sử dụng thêm sữa chua, các phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, cỏ… để ủ làm phân bón sinh học.

Nông dân các địa phương đến HTX Bechamp Đắk Nông ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song học tập cách tự ủ phân hữu cơ
Nông dân các địa phương đến HTX Bechamp Đắk Nông ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song học tập cách tự ủ phân hữu cơ

Hiện nay, HTX có 44 thành viên, trong đó 35 thành viên là nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ, còn lại là những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

Tổng diện tích sản xuất của thành viên HTX hiện nay là 120ha gồm cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái. Trong đó, HTX có trên 18,2ha cà phê đã đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam và 70ha cà phê đang sản xuất theo hướng hữu cơ.

Ông Hà Công Xã, Giám đốc HTX Bechamp Đắk Nông, thành viên của HTX tự ủ phân bón, thuốc sinh học bón cho cây trồng có thể giảm chi phí từ 10 – 20 triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường.

Hạn chế, ngăn chặn phân bón kém chất lượng

Nhiều năm nay, nhiều nông dân ở Đắk Nông đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp sinh thái, hữu cơ bằng cách tự sản xuất phân bón để chăm sóc cây trồng.

Anh Phan Hoàng Lâm ở xã Đắk R’tíh, huyện Tuy Đức cho biết, sau khi được học tập, anh tự sản xuất phân bón hữu cơ chăm sóc 10ha cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái.

3 năm qua, anh sử dụng phân bón tự ủ, cà phê vẫn đạt năng suất ổn định từ 3,5-4 tấn/ha; hồ tiêu đạt 3-4kg/cây. Gia đình sinh sống trong vườn rẫy nhưng môi trường sống vẫn trong lành.

img_0055(1).jpg
Từ năm 2016, ông Đặng Tấn Huynh, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp đã tận dụng các phế phẩm nông nghiệp ủ làm phân hữu cơ chăm sóc hồ tiêu

Ông Đặng Tấn Huynh, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp chia sẻ: “Tôi nhận thấy việc lạm dụng phân bón hóa học ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hồ tiêu. Vì thế, từ năm 2016, tôi cùng các nông dân trong vùng chọn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ và thành lập HTX Hồ tiêu hữu cơ Đồng Thuận”.

Nông dân Nhân Cơ tận dụng phân chuồng từ chăn nuôi dê, bò, heo, bã đậu phộng, chuối, vỏ cà phê và tưới nấm trichoderma sau khi đã hoạt hóa… làm phân hữu cơ.

Sau khoảng 6 tháng, các hộ dân chăm sóc hơn 100ha hồ tiêu, năng suất đạt từ 3-4 tấn/ha/năm. Hiện nay, sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang châu Âu.

img_0102(1).jpg
Thành viên HTX Hồ tiêu hữu cơ Đồng Thuận, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp sử dụng phân tự ủ bón cho hồ tiêu

Nhiều hộ dân khác cũng đã chọn phương pháp tự sản xuất phân hữu cơ. Chị Trương Thị Hạnh, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa cho biết: “Tôi tự học hỏi kỹ thuật ủ phân bằng cách tận dụng nguồn nguyên liệu để tự sản xuất phân hữu cơ chăm sóc cây trồng, giúp giảm chi phí, hiệu quả cho cây trồng vừa bảo vệ môi trường”.

Ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân Đắk Nông cho biết, phân hữu cơ là thành phần không thể thiếu và rất cần thiết cho canh tác nông nghiệp hiện nay.

Từ ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển, người dân đã cắt cỏ, ủ phân chuồng, rắc vôi… làm phân bón. Phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất khỏe thì cây ít sâu bệnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

img_1544(1).jpg
Nông dân Đắk Nông đào hố giữa vườn để ủ phân bón hữu cơ chăm sóc cho cây trồng

Nếu nông dân lạm dụng phân bón hóa học sẽ làm cho đất trơ, chua, cằn cỗi, dẫn đến cây khó hấp thụ dinh dưỡng. Vi sinh vật trong đất sống được nhờ phân bón hữu cơ.

Những năm trước đây, hồ tiêu, cà phê, nông sản khác giá xuống thấp. Nhiều nông dân đầu tư phân bón hóa học thì không đủ tiền nên tăng cường sản xuất phân hữu cơ để chăm sóc cây trồng.

img_0293(1).jpg
Vườn hồ tiêu sản xuất theo hướng hữu cơ của HTX Bechamp Đắk Nông

“Từ năm 2006, chúng tôi đã hướng dẫn nông dân ở huyện Đắk Song và huyện Đắk R’lấp ứng dụng xử lý trichoderma để ủ vỏ cà phê, xác bã trong nông nghiệp làm phân hữu cơ. Sau này, bà con sử dụng phân hóa học nhiều làm cho đất chết. Khi nhìn nhận lại những bất cập thì nông dân bắt đầu chú trọng tự sản xuất phân hữu cơ”, ông Gấm cho hay.

O HO GAM MT

Cũng theo ông Gấm, nhiều nông dân ở Đắk Nông tự làm phân hữu cơ để chăm sóc cây trồng, tạo thành phong trào, góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Đây là bước tiến quan trọng của ngành Nông nghiệp.



Nguồn: https://baodaknong.vn/tu-san-xuat-phan-huu-co-do-lo-phan-bon-dom-233951.html

Cùng chủ đề

Lập lờ đánh lận con đen trong kinh doanh phân bón

Nhiều mánh lớiThông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng chức năng cho thấy, những hành vi vi phạm chủ yếu của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng là về điều kiện kinh doanh, nhãn mác của hàng hóa ghi thông tin không đúng theo quy định…Bà con cũng lưu ý sau khi sử dụng nên lưu giữ lại bao bì...

Nông dân Đắk Nông và những ngậm ngùi với phân bón

Ngậm ngùi chịu thiệt hạiNông dân là người trực tiếp đầu tư mua phân bón chăm sóc cây trồng. Thực tế cho thấy đã có những nông dân phải ngậm ngùi chịu thiệt hại vì phân bón kém chất lượng.Chị Nguyễn Thị Hoài, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa chia sẻ, gia đình có 5 sào đất trồng cà phê, hồ tiêu hơn 20 năm. Trước đây, chị thường mua phân...

Quản lý chất lượng phân bón

Chịu trách nhiệm chínhPhân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV là biện pháp quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn dịch bùng phát, bảo vệ cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp.Đắk Nông là tỉnh có khí hậu...

Hệ lụy từ phân bón giả, kém chất lượng ở Đắk Nông

Phân bón giả, thiệt hại thậtTrong những ngày mùa, tại các vùng sản xuất ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông), toát lên một màu xanh bạt ngàn sau những cơn mưa.Thế nhưng, đằng sau những màu xanh trù phú ấy là biết bao lần nông dân phải chứng kiến cây trồng tàn úa, chết vì gặp phải phân bón giả, kém chất lượng. Rơi vào cảnh ngộ đó,...

Ma trận phân bón thách thức nông dân Đắk Nông

Thách thức lớn của nông dânĐắk Nông đang đẩy mạnh cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Trong bối cảnh toàn ngành đẩy mạnh các giải pháp để đạt các mục tiêu chung thì nông dân luôn phải đối diện với nỗi lo về tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả.Gia đình bà Nguyễn Thị Bình, thôn 11, xã Nhân Cơ, huyện Đắk...

Cùng tác giả

Huyện Cư Jút chú trọng công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng, ban hành nghị quyết, đề án chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ, kịp thời cụ thể hóa, ban hành đồng bộ các quy định, hướng dẫn bảo đảm đúng thẩm quyền, đầy đủ về nội dung, toàn diện trong công...

Giá cà phê trong nước hôm nay 5/1/2025 giữ ổn định

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 5/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người dân Lâm...

Nâng cao chỉ số phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Với vai trò là cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk triển khai các giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp tham mưu UBND tỉnh các giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. ...

Quy hoạch vùng trồng – Yếu tố quyết định thực thi quy định EUDR

Giá trị của vùng trồng Trở lại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô trong những ngày cuối năm, đến đâu cũng bắt gặp niềm phấn khởi của người trồng cà phê nơi đây. Xã Nâm Nung vừa được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC), với quy mô 340ha.Ông Bùi Đức Hào, Điều phối viên Chương trình Cảnh quan và Cà...

Doanh nghiệp Đắk Nông nhập cuộc ứng phó với quy định EUDR

Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩnCông ty TNHH MTV Thu mua, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu AT, TP. Gia Nghĩa chuyên thu mua, xuất khẩu cà phê, hồ tiêu.Công ty đang liên kết tiêu thụ cà phê, hồ tiêu trên địa bàn TP. Gia Nghĩa và các vùng lân cận, với quy mô 500ha. Công ty nhận định sẽ chịu tác động khi quy định EUDR được áp...

Cùng chuyên mục

Quy hoạch vùng trồng – Yếu tố quyết định thực thi quy định EUDR

Giá trị của vùng trồng Trở lại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô trong những ngày cuối năm, đến đâu cũng bắt gặp niềm phấn khởi của người trồng cà phê nơi đây. Xã Nâm Nung vừa được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC), với quy mô 340ha.Ông Bùi Đức Hào, Điều phối viên Chương trình Cảnh quan và Cà...

Doanh nghiệp Đắk Nông nhập cuộc ứng phó với quy định EUDR

Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩnCông ty TNHH MTV Thu mua, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu AT, TP. Gia Nghĩa chuyên thu mua, xuất khẩu cà phê, hồ tiêu.Công ty đang liên kết tiêu thụ cà phê, hồ tiêu trên địa bàn TP. Gia Nghĩa và các vùng lân cận, với quy mô 500ha. Công ty nhận định sẽ chịu tác động khi quy định EUDR được áp...

Cà phê Đắk Nông vẫn cao nhất cả nước

Giá cà phê trong nước hôm nayGiá cà phê trong nước hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh 1,500 – 1,700 đồng/kg, dao động trong khoảng 119,800 - 120,500 đồng/kg.Theo đó, sau khi điều chỉnh giảm 1,700 đồng/kg, giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 120,500 đồng/kg.Theo sau là giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đứng...

Sản xuất xanh để nông sản Đắk Nông vào châu Âu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, nông dân Đắk Nông đang từng bước thay đổi tư duy canh tác, hướng đến những giá trị dài hạn, chất lượng hơn cho nông sản.Một trong những cách làm hay và hiệu quả hiện nay là sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, tận dụng tối đa các phế phẩm nông...

Quy định EUDR – “Luật chơi” để nông sản Đắk Nông vào châu Âu

Minh bạch hóa thông tin sản phẩmNgày 23/6/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành quy định về chống phá rừng (EUDR). Mục tiêu của quy định EUDR đó là chống suy thoái rừng trên toàn cầu.Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN - PTNT Đắk Nông cho biết, quy định EUDR yêu cầu đối với 7 nhóm mặt hàng: ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, gỗ, cao...

Giá cao su hôm nay 4/1/2025: Giảm mạnh

Giá cao su hôm nay 4/1 giá cao su tiếp tục tăng ở Thái Lan, nhưng giảm sâu tại Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore. Trong nước, Công ty Cao su Bà Rịa tăng 5 đồng đối với mủ nước. ...

Hàng xuất khẩu Đắk Nông thích ứng với quy định EUDR

Những tác động đến sản xuấtĐắk Nông hiện đang có một số mặt hàng tham gia xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp vào thị trường các nước châu Âu như: cà phê, điều, tiêu, ca cao, chanh dây, hạt điều, trái cây…Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Siêu cho biết, sản phẩm cao su được trồng tại Đắk Nông, khai thác tại vườn cây để bán nên về truy xuất...

Niềm vui từ đàn vật nuôi ở Đắk Nông

Mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ sinh họcAnh Lê Văn Tín, ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) chăn nuôi gà nhiều năm nay. Từ khởi đầu khiêm tốn với quy mô nhỏ lẻ, đến nay anh Tín đã phát triển 2 trang trại chăn nuôi gà với quy mô hơn 8.000m², mỗi năm cung cấp khoảng 300.000 con gà thịt và gà giống ra...

Quy trình để doanh nghiệp Đắk Nông được cấp chứng nhận EUDR

Nhiều khâu bắt buộcNgày 23/6/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) nhằm ngăn chặn các sản phẩm liên quan đến phá rừng thâm nhập vào thị trường châu Âu.Theo đó, từ ngày 30/12/2025, quy định EUDR sẽ có hiệu lực đối với các nhà điều hành và thương nhân lớn; từ ngày 30/6/2026, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.“Hiện nay, việc...

Sản xuất xanh ở Đắk Nông

Ngày 29/6/2023, EUDR quy định cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng gồm: chăn nuôi bò, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ. Quy định được áp từ tháng 31/12/2025, riêng đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là từ 30/6/2026. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất