Powered by Techcity

Tự cường trong thế giới nhiều biến động


Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, ngày 11/5/2023 ở Labuan Bajo, Indonesia. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, ngày 11/5/2023 ở Labuan Bajo, Indonesia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kể từ Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 đánh dấu thời điểm ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phát triển thành một tổ chức khu vực năng động và có ảnh hưởng với những thành công trong hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa và hợp tác chính trị giữa các quốc gia thành viên.

Suốt 57 năm qua, ASEAN luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết khu vực.

Nguyên tắc này đã định hướng cho sự phát triển của ASEAN và chính sách của các quốc gia thành viên, cũng là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn như cuộc chiến chống COVID-19.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.

Các nước ASEAN đã chia sẻ, tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để cùng nhau vượt qua đại dịch. Hiện ASEAN có nhiều cơ chế hợp tác, tham vấn giữa các quốc gia thành viên, cũng như với các đối tác bên ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách và khác biệt, đồng thời xây dựng lòng tin, uy tín, tình hữu nghị và đoàn kết.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực trước những cuộc cạnh tranh địa kinh tế, địa chính trị mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, ASEAN đã nỗ lực bảo đảm tính tự chủ, tự cường, duy trì lập trường trung lập; thể hiện bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của các cơ chế ASEAN, tranh thủ sự hợp tác với các đối tác.

ttxvn_ASEAN_3.jpg
Sáng 8/8/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967 – 8/8/2024). Ảnh: An Đăng – TTXVN

ASEAN đã ứng xử khôn khéo, hiệu quả thông qua cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc hoạt động cũng như quy trình thủ tục của các cơ chế, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và có sự tham gia của các nước lớn như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối thoại (ADMM+).

Qua đó, đồng thời thể hiện quan điểm độc lập và trung lập, mong muốn các nước lớn cạnh tranh lành mạnh, có trách nhiệm, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Ông Beni Sukadis, chuyên gia, điều phối viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Indonesia (Lesperssi), cho rằng: “Cách tiếp cận tự cường, không liên kết này đã cho phép ASEAN tập trung vào sự ổn định và phát triển của khu vực mà không bị lôi kéo vào các cuộc xung đột bên ngoài.”

Trong khi đó, chuyên gia người Thái Lan về quan hệ quốc tế ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh các nước ASEAN đã thể hiện rõ ràng tinh thần đoàn kết trước những thách thức ngày càng tăng về tình hình địa chính trị và sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới. Sự đoàn kết, thống nhất này đã được khẳng định bất chấp những khác biệt về quan điểm đối với một số vấn đề khu vực và toàn cầu, mới nhất là tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan, diễn ra tại thủ đô Vientiane (Lào) cuối tháng Bảy vừa qua.

Phong cách ngoại giao của khối được mô tả là “cách thức ASEAN,” một phương pháp ra quyết định nhấn mạnh vào việc không can thiệp, đồng thuận và ngoại giao dấu ấn riêng, góp phần đưa ảnh hưởng và vai trò ngày càng tăng của hiệp hội như một thực thể địa chính trị lớn.

ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.

ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.

Do vậy, ASEAN luôn hướng tới một tư duy mới, đưa lợi ích khu vực trở thành một bộ phận của lợi ích mỗi quốc gia thành viên và là một phần không thể tách rời của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Theo ông Beni Sukadis, thời gian gần đây, các nước ASEAN đã tiếp tục liên kết lợi ích quốc gia với các mục tiêu của khu vực. Điều này thể hiện rõ trong các sáng kiến thuộc khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với mục đích tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, tăng cường hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại phục hồi chậm, bất ổn địa chính trị ngày càng phức tạp, ASEAN vẫn tiếp tục được đánh giá là một cộng đồng phát triển ổn định, khẳng định vai trò là tâm điểm của tăng trưởng.

Khu vực này tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế, trung tâm mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA); trung tâm cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS…

Trên thực tế, mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đã tạo nên khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Bên cạnh đó, những nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số… là những minh chứng cam kết liên tục và có tính tiếp nối trong việc hài hòa lợi ích quốc gia và khu vực.

ttxvn_asean_5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 (Nam Ninh, 17/9/2023). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trả lời phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết ASEAN xác định, hợp tác, kết nối về kinh tế sẽ giúp hiệp hội tăng cường sức mạnh nội khối, trong đó hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, là những thách thức hiện nay của khu vực.

Hướng tới một tương lai phát triển bền vững, ASEAN cam kết phát triển theo hướng tập trung vào các hoạt động xuyên suốt về kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon. Kế hoạch thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn cho AEC, cũng như Chương trình công tác tương ứng để hỗ trợ thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn, là chìa khóa để đạt được một tương lai bền vững cho ASEAN.

Để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, thích ứng và phù hợp hơn, đồng thời duy trì sự thống nhất, đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, ASEAN đã thành lập Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tới năm 2045 nhằm đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để các nhà lãnh đạo thông qua vào năm 2025, giúp ASEAN trở nên vững mạnh hơn, sẵn sàng ứng phó với các thách thức trong tương lai.

ASEAN nhận diện các thách thức trong thời gian tới gồm các nguy cơ suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, cạnh tranh nước lớn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu…

Hiệp hội đang nỗ lực chung tay ứng phó, tạo nên một sức mạnh nội lực, khẳng định sự tự cường, tạo tiền đề vững chắc vì một ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.



Nguồn: https://baodaknong.vn/chang-duong-57-nam-asean-tu-cuong-trong-the-gioi-nhieu-bien-dong-225917.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3, ứng phó với mưa lũ

Bắc Ninh di chuyển người dân khu vực ngoài bãi sông CầuBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Yên...

Cách chăm sóc cây dài ngày mùa mưa bão

Thời gian này, ông Lê Đình Tỉnh, thôn 4, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song thường xuyên thăm vườn của mình. Gần 5ha hồ tiêu xen cà phê của gia đình ông đang ở giai đoạn kinh doanh nếu lơ là có thể...

Hiệu quả của trồng cây nương tự nhiên ở Đắk Nông

Anh Phạm Văn Thi từ Bình Phước đến thôn 9, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) lập nghiệp với 3 ha đất. Buổi đầu khởi nghiệp anh trồng cao su, cà phê và áp dụng lối canh tác truyền thống, sử...

Một tỉnh ở Tây Nguyên thu hoạch gần 124.000 tấn quả sầu riêng, nông dân sắp bỏ túi hơn 8.000 tỷ đồng

Cây sầu riêng có giá trị kinh tế tương đối cao so với các loại cây trồng khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển cây sầu riêng cũng đang đứng trước nhiều...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng chuyên mục

Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3, ứng phó với mưa lũ

Bắc Ninh di chuyển người dân khu vực ngoài bãi sông CầuBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Yên...

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Điểm sáng xuất khẩu nông sản Đắk Nông Rộng đường tiêu thụ cho nông sản Đắk Nông Tăng cường các giải pháp kết nối cung cầu Theo đó, chương trình kết nối cung cầu sẽ tập trung vào kết nối cung cầu trực tuyến; hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh (trực tiếp); kết nối theo mùa vụ, chuyên đề – kế hoạch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực...

Công an huyện Cư M’gar trao thẻ căn cước và hỗ trợ thực hiện cấp giấy tờ cá nhân cho người có hoàn cảnh...

Ngày 9/9, Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tổ chức trao thẻ căn cước cho anh Phạm Quang Tèo, sinh ngày 1/1/1986, trú tại Tổ dân phố 7, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar và tặng quà hỗ trợ gia đình...

Xác định có 8 phương tiện gặp nạn và nguyên nhân ban đầu

Chiều ngày 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ để chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban...

Đắk Nông công bố kết quả giải thưởng Tuần 1, Cuộc thi Chuyển đổi số

Ban tổ chức Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024 vừa có thông báo kết quả giải thưởng Tuần 1, Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024.Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực...

Bắt 6 kẻ mua bán người dưới 16 tuổi ở nhiều tỉnh miền Trung

Tổ chuyên án thuộc Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung vừa triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi từ tỉnh Kon Tum đi tỉnh Bình Định, Phú Yên nhằm bóc lột sức lao động. ...

Bắt quả tang “con nghiện” đi nhận… đá

Nghiện ma túy nên Nguyễn Minh Sang (1994, trú thị trấn Cát Tiên, H. Cát Tiên, Lâm Đồng) lên mạng xã hội liên lạc và đặt mua ma túy “đá” của một đối tượng không rõ lai lịch ở TPHCM để về sử...

Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia ở tỉnh Kon Tum

Để tạo sinh kế cho hộ nghèo nói chung và hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, tỉnh Kon Tum đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục...

Đề xuất chi ngân sách 11 tỉ đồng sửa đường sạt trượt do lỗi… con người!

Nguyên nhân xảy ra sạt trượt đoạn đường được kết luận là do thiếu sót của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhưng lại đề xuất phương án chi 11 tỉ đồng ngân sách để sửa chữa! ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất