Powered by Techcity

Thay đổi cuộc đời khi nhập quốc tịch Việt Nam


Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều người dân Lào di dân tự do, sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum được nhập quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để những công dân này phát triển kinh tế hộ gia đình, an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Sau khi được nhập tịch, Y Trinh (giữa) chí thú làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi được nhập tịch, Y Trinh (giữa) chí thú làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Với sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương, đời sống của các hộ dân nhập tịch đã dần ổn định và an tâm gắn bó với vùng đất Kon Tum. Trải qua bao gian khó, thăng trầm, đến nay những công dân Lào chính thức trở thành công dân Việt Nam, đã thoát được nghèo, có cuộc sống ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Đời sống khó khăn khi không có quốc tịch

Trước năm 1987, tại xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, nơi giáp ranh với nước bạn Lào, một bộ phận dân cư ở nước Lào sống nay đây mai đó, chưa có ý thức về chuyện ranh giới giữa các quốc gia nên vẫn duy trì tập quán du canh, du cư đến sinh sống và sản xuất. Ông A Đào (67 tuổi, làng Măng Rao, xã Đăk Pék) chia sẻ, do mùa màng thất bát, nhiều gia đình đã di cư qua lại giữa biên giới Lào và Việt Nam, tìm mảnh đất phù hợp để sinh sống rồi chọn làng Măng Rao định cư mà không có quốc tịch, không có giấy tờ tùy thân, cuộc sống rất vất vả, không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. “Không điện, đường, trường, trạm, nước sạch và không được hưởng các chính sách hỗ trợ, làm ăn kinh tế. Chúng tôi không có hồ sơ, lý lịch, giấy tờ tùy thân, con cái không được đến trường. Thứ duy nhất chúng tôi có chỉ là một cuốn sổ tạm trú, tạm vắng do hai nước Việt Nam, Lào cung cấp”, ông A Đào cho biết.

Một bộ phận trong số những người này đã sống lay lắt giữa rừng. Họ phụ thuộc chủ yếu vào việc săn bắn, hái lượm, uống nước suối, sống trong lo sợ khi phải đối mặt thú dữ, thiên tai, không có thông tin và tiếp xúc với người bên ngoài trong thời gian dài. Khốn khổ nhất là những lúc đau ốm, người dân phải mất ba ngày để ròng rã cõng người bệnh đến Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei chữa trị. Trải qua những giây phút “thập tử nhất sinh”, cộng đồng này mong mỏi được công nhận quốc tịch để không còn cảnh sống cơ cực, nay đây mai đó.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, từ năm 2009 đến nay, địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 1.000 người được Chủ tịch nước quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các xã biên giới của huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Từ năm 2017, chính quyền địa phương tại tỉnh Kon Tum đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc di cư tự do, kết hôn không giá thú ở vùng biên giới. Nhằm tạo điều kiện cho người dân sau khi được nhập quốc tịch có điều kiện để phát triển kinh tế, có đầy đủ quyền công dân, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân theo đúng quy định, bảo đảm quyền công dân, trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, được hỗ trợ đầy đủ các chế độ để học tập.

Chung tay xây dựng quê hương Việt Nam

Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước, huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các xã ở khu vực có người nhập tịch cấp đất, hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế. Các hộ dân này còn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở, hướng tới gắn bó lâu dài với quê hương Việt Nam.

Chị Y Điết, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi chia sẻ, nhờ có quốc tịch vào năm 2017, gia đình chị đã được xã hỗ trợ giống cây cà-phê, bò sinh sản để làm ăn. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ chức năng về cách chăm sóc, kỹ thuật trồng, chăn nuôi, số diện tích cà-phê, bò của gia đình ngày càng phát triển. Hiện, mỗi năm gia đình có nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng, đời sống nhờ đó ngày càng khá giả hơn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Pờ Y Tống Văn Đồng cho biết, xã hiện có 12 công dân được nhập quốc tịch và nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương. Với sự quan tâm đặc biệt thì các công dân này đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở Việt Nam, an tâm sinh sống, lao động sản xuất. Qua rà soát thì hiện có 9/12 hộ có nhà ở được kiên cố và không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo. Thời gian tới xã sẽ tiếp tục lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia để tiếp tục hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sau khi bố mẹ được nhập quốc tịch Việt Nam, em Y Trinh ở thôn Măng Rao, xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei đã được làm giấy khai sinh, đi học, trưởng thành và lập gia đình, xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Với Y Trinh, được mang quốc tịch Việt Nam là niềm vinh dự của em và gia đình. “Bố mẹ em nhập quốc tịch Việt Nam, được sự giúp đỡ của chính quyền, được tiếp cận với sự ưu đãi, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì kinh tế gia đình em phát triển, đời sống ấm no”, Y Trinh vui mừng chia sẻ.

Theo Bí thư Chi bộ kiêm thôn trưởng thôn Măng Rao A Diệt, khi có quốc tịch Việt Nam năm 2012, cộng đồng người dân tại đây đã vỡ òa trong niềm vui vô bờ bến. Bởi lẽ, các con cháu đã được khai sinh, làm hộ khẩu; Nhà nước quan tâm đầu tư điện, đường, trường học, trạm y tế; nhiều hộ được vay vốn phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, xóa đói, giảm nghèo. Nhờ đó, bà con ngày càng phấn khởi và luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Còn với già A Chang, làng Măng Rao, thì một đặc quyền khi có quốc tịch Việt Nam là quyền được đi bầu cử của một công dân. Giây phút được cầm lá phiếu bầu trong tay khiến đa phần người dân cảm thấy thiêng liêng, tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước khi là người Việt Nam.

Phó Chủ tịch xã Đăk Pék Nguyễn Khắc Tụ cho biết, bà con nhập tịch trên địa bàn xã có 2 thôn là Măng Rao và Đăk Nớ. Nhà nước rất quan tâm đến các hộ, các đối tượng như bố trí đất ở, đất sản xuất, các chính sách cho hộ nghèo, chế độ thụ hưởng từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế. Hiện nay, xã đang thực hiện chủ trương tuyên truyền Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” giúp các hộ nhập tịch thay đổi phương thức sản xuất; khuyến khích mô hình chăn hộ gia đình như: chăn nuôi gà, bò… trồng cỏ, nuôi nhốt bằng chuồng trại chứ không thả rông; thay đổi cây trồng như trồng cây cao-su, cây mắc-ca để thay đổi phương thức canh tác của hộ dân.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi Y Lan cho biết, các gia đình được nhập quốc tịch Việt Nam luôn cùng các dân tộc khác tại địa phương vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết cùng giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Bà con luôn giữ gìn các nét truyền thống văn hóa của dân tộc mình, thường xuyên thăm thân, qua lại ở khu vực biên giới. Họ được xem là những “cầu nối” quan trọng vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Lào, góp phần xây dựng tuyến biên giới hòa bình và phát triển ■



Nguồn: https://baodaknong.vn/thay-doi-cuoc-doi-khi-nhap-quoc-tich-viet-nam-237994.html

Cùng chủ đề

Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ

6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường. Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước...

Đặc sắc lễ hội truyền thống vùng công viên địa chất

Di sản văn hóa sống động Ở xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (Đắk Nông), vào ngày 10/10 âm lịch, khi sắc vàng óng ả của hạt lúa phủ khắp ruộng đồng, đồng bào Thái nơi đây lại tưng bừng tổ chức Lễ hội cúng lúa mới, còn gọi là Tết cơm mới.Người Thái tin rằng vạn vật quanh mình, từ cây lúa, con sông đến ngọn núi đều mang linh...

Soi nhà băng có kỳ hạn 12 tháng cao nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024, ngày thứ sáu liên tiếp không ghi nhận ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất đang là 6,3%/năm. Khảo sát biểu lãi suất huy động trực tuyến của các ngân hàng ngày 26/12 cho thấy, lãi suất huy động cao nhất của kỳ hạn 12 tháng là 6,3%/năm do MSB công bố.Tuy...

Duy trì ổn định và neo ở mức cao

Tại thị trường trong nướcTại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg.Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kgTại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg.Còn...

Giá Arabica tăng đến 70% trong năm 2024

Cập nhật giá cà phê trong nướcGhi nhận trong ngày hôm nay, giá cà phê trong nước không đổi so với mức giao dịch hôm qua, dao động trong khoảng 120.200 – 121.000 đồng/kg. Giá thu mua cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay là 120.800 đồng/kg.Lâm Đồng vẫn là tỉnh có giá thu mua cà phê thấp nhất tại khu vực Tây Nguyên, chênh lệch với...

Cùng tác giả

Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ

6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường. Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước...

Đặc sắc lễ hội truyền thống vùng công viên địa chất

Di sản văn hóa sống động Ở xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (Đắk Nông), vào ngày 10/10 âm lịch, khi sắc vàng óng ả của hạt lúa phủ khắp ruộng đồng, đồng bào Thái nơi đây lại tưng bừng tổ chức Lễ hội cúng lúa mới, còn gọi là Tết cơm mới.Người Thái tin rằng vạn vật quanh mình, từ cây lúa, con sông đến ngọn núi đều mang linh...

Soi nhà băng có kỳ hạn 12 tháng cao nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024, ngày thứ sáu liên tiếp không ghi nhận ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất đang là 6,3%/năm. Khảo sát biểu lãi suất huy động trực tuyến của các ngân hàng ngày 26/12 cho thấy, lãi suất huy động cao nhất của kỳ hạn 12 tháng là 6,3%/năm do MSB công bố.Tuy...

Duy trì ổn định và neo ở mức cao

Tại thị trường trong nướcTại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg.Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kgTại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg.Còn...

Giá Arabica tăng đến 70% trong năm 2024

Cập nhật giá cà phê trong nướcGhi nhận trong ngày hôm nay, giá cà phê trong nước không đổi so với mức giao dịch hôm qua, dao động trong khoảng 120.200 – 121.000 đồng/kg. Giá thu mua cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay là 120.800 đồng/kg.Lâm Đồng vẫn là tỉnh có giá thu mua cà phê thấp nhất tại khu vực Tây Nguyên, chênh lệch với...

Cùng chuyên mục

Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ

6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường. Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước...

Đảng bộ Thành phố Gia Nghĩa quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển

Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ thành phố Gia Nghĩa tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, chung sức, đồng lòng, khát vọng vươn lên; giữ vững quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; khai thác và sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực, quyết...

Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm. (Nguồn: indigo-herbs.co.uk) Giá tiêu hôm nay 26/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 145.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 144.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (144.000 đồng/kg); Đắk Lắk (145.000 đồng/kg); Đắk Nông (145.000 đồng/kg); Bà...

Lễ cúng bến nước của người M’nông

Theo quan niệm của người M’nông Preh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng, mang lại nguồn sống cho cả con người, cây trồng và vật nuôi. Lễ cúng bến nước thường được tổ chức sau khi thu hoạch mùa vụ, khi thóc đã đầy bồ, ngô đầy gùi, cà-phê đầy kho với mục đích cảm tạ “Thần nước” đã mang lại nhiều may mắn cho dân...

Hơn 11.600 hộ dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng nhận khoán bảo vệ rừng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, năm 2024, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; chăm sóc rừng trồng, phòng cháy, chữa cháy rừng; khôi phục và phát triển rừng. Hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tại Lâm Đồng tuần tra rừng mùa khô.Hiện tổng diện tích rừng giao khoán quản lý, bảo vệ trong toàn tỉnh hơn 445,5 nghìn...

Hướng đến mục tiêu y tế hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của người dân

Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, địa phương này đang quyết tâm hoàn thành mục tiêu của Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030”, đó là xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai áp dụng trang thiết bị...

Viện KSND Đắk Nông đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Ngày 25/12, Viện KSND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành KSND. Đồng chí Huỳnh Ngọc Anh, UVBTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương dự hội nghị. Nguồn: https://baodaknong.vn/vien-ksnd-dak-nong-de-ra-5-nhiem-vu-trong-tam-nam-2025-237966.html

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Trường làm việc với Thường trực Huyện ủy Đắk R’lấp

Các đồng chí UVBTV và lãnh đạo các ban Đảng của Tỉnh ủy tham dự.Buổi làm việc xoay quanh các nội dung về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; công tác chuẩn bị đại hội đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030 và tình hình hoạt động của khối dân vận, MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Trường thăm và làm việc tại Đắk R’lấp

Tại 2 địa phương, Đoàn công tác nắm bắt về kết quả thực hiện nghị quyết, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công tác chuẩn bị đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2030; tình hình hoạt động của khối dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở. Nguồn: https://baodaknong.vn/pho-bi-thu-tinh-uy-ho-xuan-truong-tham-va-lam-viec-tai-dak-r-lap-237933.html

Trưng bày và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền tại Lâm Đồng

Chương trình trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền trong nước, tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024. Không gian trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền trong nước tại thành phố Đà Lạt.Sáng 25/12,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất