Powered by Techcity

Tây Nguyên và khát vọng vươn xa

Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Các tỉnh Tây Nguyên đang phấn đấu trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững.

tit-phu-1.jpg

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông. Toàn vùng có diện tích khoảng 54.000 km2, chiếm 1/6 diện tích cả nước, lớn thứ 3 trong 6 vùng kinh tế – xã hội.

Tây Nguyên nằm ở điểm giao biên giới 3 nước: Việt Nam – Lào – Campuchia, tiếp giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên được coi là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”.

tong-quan-tay-nguyen.jpg
Một số thông tin sơ bộ về vùng Tây Nguyên tính đến năm 2022

Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trong đó có khoảng 2,5 triệu ha rừng; hệ động, thực vật phong phú, đa dạng. Đây được xem là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn chảy về Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đông Bắc Campuchia.

Về nông nghiệp, Tây nguyên có nhiều loại cây trồng trở thành nông sản chủ lực trong vùng, cả nước như: cà phê 9654.000 ha; hồ tiêu 82.800 ha; cây ăn quả 117.000 ha; rau, hoa… Các loại cây trồng được canh tác trải dài ở các địa phương trong vùng.

a5-thu-hoach-ca-phe-1(1).jpg
Tây nguyên có nhiều loại cây trồng trở thành nông sản chủ lực trong vùng, cả nước

Về công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, Tây Nguyên có tiềm năng về khai tác, chế biến bô xít, alumin, nhôm. Toàn vùng hiện có 2 tổ hợp dự án bô xít – nhôm tại Lâm Đồng và Đắk Nông.

Công suất mỗi dự án vào khoảng trên 650.000 tấn/năm. Nhiều dự án điện gió, điện năng lượng mặt trời tại các tỉnh đã được đầu tư, đưa vào khai thác.

3-dji_0389-1-.jpg
Tây Nguyên hiện có 2 tổ hợp dự án bô xít – nhôm tại Lâm Đồng và Đắk Nông.

Về du lịch, Tây Nguyên có tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc, đa dạng. Toàn vùng có 6 vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như: Chư Mom Ray (Kon Tum); Kon Ka King (Gia Lai); Tà Đùng, Nam Nung (Đắk Nông); Yok Đôn (Đắk Lắk), Bi Đúp- Núi Bà (Lâm Đồng)…

Trong vùng có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai); Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Toàn vùng có hệ thống thác nước, hồ, cảnh quan kỳ vĩ trải đều khắp 5 tỉnh.

ta-dung(1).jpg
Hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”

Những năm qua, các địa phương ở Tây Nguyên nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng. Các tiềm năng, lợi thế vì vậy đã được phát huy. Bước đầu, vùng Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của khu vực và cả nước.

Quy mô kinh tế của vùng Tây Nguyên tăng nhanh. Đến năm 2022, quy mô kinh tế Tây Nguyên tăng hơn 14 lần so với năm 2002 và tăng 3,1 lần so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2022 đạt bình quân gần 8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của vùng năm 2022 đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm, gấp hơn 11 lần so với năm 2002.

a3-hoi-nghi_0022(1).jpg
Vùng Tây Nguyên đã có nhiều bước tiến đáng kể về kinh tế – xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước

Tây Nguyên có nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Lĩnh vực du lịch ở Tây Nguyên có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng.

Giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên được bảo tồn, kế thừa, phát huy. Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hệ thống giáo dục, đào tạo ở Tây Nguyên được quan tâm đầu tư. Mạng lưới y tế có bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt mục tiêu đề ra.

Các chương trình mục tiêu Quốc gia được các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Chính sách dân tộc, tôn giáo được các tỉnh trong khu vực thực hiện tốt, qua đó, khơi dậy ý thức đoàn kết, tính tự lực trong việc phát triển kinh tế, giảm nghèo. Tình hình quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên được củng cố, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu.

tit-phu-2.jpg

Mặc dù, Tây Nguyên đạt nhiều kết quả, nhưng sự phát triển của vùng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tăng trưởng kinh tế của vùng còn thiếu tính bền vững. Nhiều thời điểm còn có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế – xã hội của cả nước.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến với Tây Nguyên còn thấp. Tỷ lệ giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Hàng năm, số hộ nghèo, cận nghèo còn lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao.

a1-ha-tang-1(1).jpg
Hạ tầng khu vực vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên còn nhiều thiếu thốn, hạn chế

Tình trạng dân di cư tự do vào Tây Nguyên ngày càng phức tạp. Vấn đề đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Nhiều giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc của vùng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hòa tan.

Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn nhiều bất cập. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh, không đạt mục tiêu đề ra. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm, tình trạng khô hạn diễn biến bất thường.

Hoạt động liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả, còn mang tính hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng còn thiếu thốn và xuống cấp, nhất là kết cấu hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin,…) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề tôn giáo, dân tộc… vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó khăn.

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp chưa được chú trọng nhiều. Tỷ số phát triển con người tại vùng Tây Nguyên đang thấp nhất cả nước. Mạng lưới hạ tầng vùng, liên vùng còn thiếu và yếu, nhất là các hạ tầng chiến lược như: giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số…

Nguyên nhân được xác định là do một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng. Chất lượng các quy hoạch còn thấp, thiếu sự liên kết, đồng bộ. Nhiều địa phương còn thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

tit-phu-3.jpg

Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tây Nguyên phải được xây dựng và phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên…

Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra nhiều mục tiêu. Nghị quyết 23 nhằm định hướng, nhận diện thời cơ và thách thức để thúc đẩy xây dựng vùng Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Cụ thể, đến năm 2030, Tây nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền kinh tế xanh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Toàn vùng phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số. Trong vùng hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế.

Tây Nguyên cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được giải quyết. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.

Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP Tây Nguyên đạt 7-7,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,2%- 40,7%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25-30%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều duy trì giảm từ 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. Tỷ lệ gia đình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%….

Đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước.

Hệ sinh thái rừng trong vùng được bảo tồn. Toàn vùng hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa… Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng hiện đại, đồng bộ. Tất cả hướng tới sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh.

a4-thu-tuong(1).jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm 1 gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của Tây Nguyên

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành Trung ương, địa phương quyết tâm xây dựng, phát triển vùng, nhất là liên kết vùng. Các cơ chế đặc thù, phân bổ nguồn lực, nguồn nhân lực phải được quan tâm hơn nữa.

Toàn vùng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, làm bệ đỡ. Tây Nguyên ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác, chế biên bô xít, alumin. Các ngành du lịch, dịch vụ, logistics phát triển theo hướng nâng cao chất lượng….

Nội dung: Nguyễn Lương
Ảnh, đồ họa: Lê Phước
Trình bày: Lê Phước

Nguồn

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất có độ lớn 3,7 tại huyện Kon Plông

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng 23/9, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon...

Hội nghị đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên

Các đại biểu tham luận, thảo luận đều thống nhất đánh giá, lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm; đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận, Đề án để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật...

Tây Nguyên đạt 99% kế hoạch vốn các chương mục tiêu quốc gia

Chiều 2/8, tại Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG và Nghị quyết số 111/2024/QH15, ngày 18/01/2024...

Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh

300 đại biểu đến từ các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh tham dự hội nghị. Về phía tỉnh Đắk Nông, đồng chí Lê Văn Chiến, UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa...

Kiến nghị đầu tư 2 tuyến cao tốc nối nhau dọc Tây nguyên

Tỉnh Đắk Lắk vừa kiến nghị Bộ GTVT đăng ký danh mục đường cao tốc Bắc - Nam phía tây, gồm 2 tuyến Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa (Đắk Nông),...

Cùng tác giả

Lịch phát sóng VTV1 ngày 15/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 15/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 15/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 15/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 15/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 15/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cuộc chiến sinh tử tại Larnaca

Sau khi chỉ giành được ba điểm cho đến nay, cuộc chiến trụ hạng có thể được quyết định giữa hai đội cuối bảng ở bảng C2 khi Síp và Lithuania gặp nhau trong khuôn khổ UEFA Nations League vào thứ Sáu.Đội chủ nhà có thể đảm bảo an toàn nếu giành được một điểm tại Larnaca, điều này có nghĩa là đội khách buộc phải thắng để tiếp tục cuộc...

Khắc phục sự cố thủng đập hồ thủy lợi Ia Ring

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, vào 3 giờ ngày 14/11, hồ Ia Ring trên địa bàn huyện Chư Sê có dung tích 10,76 triệu m3, chiều cao đập 24m, đã xảy ra sự cố, xuất hiện 1 hố sụt tại thượng lưu đập, miệng hố sụt rộng khoảng 6m2, lưu lượng qua hố khoảng 9 m3/s. Huyện Chư Sê đã huy động...

Heo cấp cho hộ nghèo, cận nghèo chết hàng loạt

Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu để làm rõ nguyên nhân heo cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thị trấn bị chết. Cán bộ Ủy ban nhân dân thị trấn Ia Ly kiểm tra 1 hộ dân có...

Cùng chuyên mục

Từ 15h ngày 14/11, giá xăng giảm hơn 200 đồng mỗi lít

Trong lần điều chỉnh giá xăng, dầu lúc 15h ngày 14/11/2024 của Liên Bộ Công Thương-Tài chính, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.452 đồng/lít (giảm 292 đồng/lít) và giá bán xăng...

Tiếp tục xu hướng giảm nhẹ

Giá vàng chiều nay 14/11: Tiếp tục xu hướng giảm nhẹTheo thông tin cập nhật vào lúc 14 giờ ngày 14/11, giá vàng trên thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, vàng PNJ đã giảm 800.000 đồng/lượng, kéo theo sự điều chỉnh giảm ở nhiều loại vàng khác. Dưới đây là mức giá vàng cụ thể tại một số thương hiệu và địa phương:Vàng SJC tại...

Chỉ mặt lãng phí

Trong bài nói chuyện với cán bộ quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về sự nghiêm trọng của lãng phí: "Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham...

Vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn hạ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay sáng ngày 14/11/2024 ở trong nướcVào đầu giờ sáng hôm nay, tại các cửa hàng vàng Mi Hồng, giá mua vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 79,5 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 83,5 triệu đồng, giảm 500.000 đồng so với ngày hôm qua. Về vàng nhẫn 999, cửa hàng này mua vào với giá 79,2 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức...

Lãi suất huy động vượt đỉnh 6,3%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/11/2024 có thêm ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động lên 6,3%/năm, thậm chí còn cao hơn nếu khách hàng đáp ứng đủ điều kiện. Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) - ngân hàng liên doanh giữa VietinBank và Cathay United Bank (Đài Loan) - mới đây đã tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất 6,3%/năm dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền...

Giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần

Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần, do chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc. ...

Đồng Yên Nhật tiếp tục giảm giá trên thị trường.

Bảng tỷ giá Yên Nhật hôm nay 14/11/2024 ở trong nước*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặtNgàyNgày 14/11/2024Thay đổi so với phiên hôm trướcNgân hàngMuaBánMuaBánVietcombank158,30167,51-0,65-0,68VietinBank158,84168,54-0,83-0,83BIDV160,12167,10-1,33-1,41Agribank159,87167,45-0,77-1,0Eximbank160,99166,54-0,93-0,83Sacombank160,66167,67-0,85-0,85Techcombank156,86167,16-0,91-0,94NCB159,03167,30-1,0-1,04HSBC159,70166,74-0,81-0,85Tỷ giá chợ đen (VND/JPY)164,19165,49-0,83-1,031. VCB - Cập nhật: 14/11/2024 06:56 - Thời gian website nguồn cung cấpNgoại tệMuaBánTênMãTiền mặtChuyển khoảnAUSTRALIAN DOLLARAUD16,145.7116,308.8016,832.04CANADIAN DOLLARCAD17,720.0017,898.9918,473.26SWISS FRANCCHF28,028.8828,312.0029,220.34YUAN RENMINBICNY3,424.103,458.693,569.66DANISH KRONEDKK-3,545.963,681.76EUROEUR26,254.6926,519.8927,694.34POUND STERLINGGBP31,503.1631,821.3832,842.32HONGKONG DOLLARHKD3,178.113,210.213,313.21INDIAN RUPEEINR-299.71311.69YENJPY158.30159.90167.51KOREAN WONKRW15.6017.3418.81KUWAITI DINARKWD-82,215.2885,502.33MALAYSIAN RINGGITMYR-5,650.705,773.96NORWEGIAN KRONERNOK-2,244.532,339.83RUSSIAN RUBLERUB-246.90273.32SAUDI RIALSAR-6,731.106,978.52SWEDISH KRONASEK-2,280.212,377.03SINGAPORE DOLLARSGD18,483.2918,669.9919,268.99THAILAND BAHTTHB646.54718.38745.89US DOLLARUSD25,150.0025,180.0025,502.00Chi tiết tỷ giá Yên Nhật hôm...

Bạc phục hồi nhẹ sau đợt giảm trước đó

Tóm tắt giá bạc hôm nay 14/11/2024Giá bạc hôm nay (14/11/2024) tại Công ty Cổ phần Đầu tư vàng Phú Quý được điều chỉnh và hiện ở mức 1.152.000 đồng/lượng khi mua vào và 1.188.000 đồng/lượng khi bán ra tại Hà Nội. Cũng theo khảo sát tại các điểm giao dịch khác ở thủ đô, giá bạc dao động từ 964.000 đồng/lượng (mua vào) đến 994.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP....

Đắk R’lấp tăng đàn vật nuôi phục vụ thị trường tết

Nắm bắt nhu cầu tăng cao trong dịp tết, nhiều hộ gia đình và trang trại chăn nuôi ở huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã chủ động mở rộng quy mô, tăng số lượng gia súc, gia cầm phục vụ người tiêu dùng.Tương tự, anh Ngô Văn Bảo, ở thôn 12, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) chăn nuôi heo từ năm 2006 đến nay. Hiện nay, anh có...

Cà phê có nguy cơ giảm cung và cơ hội lớn cho Đắk Nông

Nguy cơ giảm nguồn cung toàn cầuTheo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2050, lượng tiêu thụ cà phê sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại, với mức 6 tỷ cốc/ngày. Trong khi, nguồn cung cà phê thế giới đến năm 2030 cần phải tăng thêm 25%.Trong hai năm qua, lượng tiêu thụ cà phê thế giới đã vượt so với sản lượng cung cấp. Bên cạnh đó,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất