Thị trường thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng 3,4 yên/kg ở mức 230,50 yen/kg tương đương +1.5%. Giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2023 ở mức 226,50 yên/kg tăng 1,6 yên/kg tương đương với +0.71% và kỳ hạn 11/2023 ở mức 227.00 yên/kg tăng 2.6 yên/kg tương đương với +1.16%.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2023 được điều chỉnh tăng lên mức 12.895 nhân dân tệ/tấn tang 0,51% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó. Kỳ hạn tháng 10/2023 được điều chỉnh mức 12.995 nhân dân tệ/tấn tăng 1,13% (tương đương tăng 145 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Có thể thấy, giá cao su Nhật Bản tăng do đồng yen Nhật yếu đi và xuất khẩu của Nhật Bản tăng trong tháng 5 khi doanh số bán ô tô tăng mạnh.
Song song đó, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 kỳ hạn gần giao dịch ở mức 11.945 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,67 USD/kg) vào ngày 19/6, tăng 0,8% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Thái Lan, giá mủ cao su sau khi tăng lên 53,5 baht/kg vào ngày 13/6 đã giảm trở lại. Theo ghi nhận vào ngày 19/6, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,29 baht/kg (tương đương 1,53 USD/kg), giảm 0,1% so với 10 ngày trước đó và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 10 ngày giữa tháng 8/2023, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan tăng nhẹ, trong khi giảm tại Thượng Hải. Thị trường bị tác động bởi nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, tồn kho cao su tại Trung Quốc vẫn ở mức cao đã kìm hãm xu hướng đi lên của thị trường cao su.
Bên cạnh đó, giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng nhẹ do đồng yen tiếp tục suy yếu. Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7/2023 sụt giảm lần đầu tiên trong gần 2,5 năm, kéo theo giảm nhu cầu đối với dầu và thiết bị sản xuất chip, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi các thị trường trọng điểm suy yếu.
Tính đến ngày 13/8, tồn kho cao su tự nhiên của Trung Quốc đạt 1,58 triệu tấn, giảm 18 nghìn tấn so với tuần trước đó (trong đó, tồn kho cao su giao ngay tại khu ngoại quan Thanh Đảo ở mức 909,2 nghìn tấn, giảm 19 nghìn tấn so với tuần trước). Mặc dù tồn kho cao su tự nhiên tại Trung Quốc giảm, nhưng vẫn đứng ở mức cao.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trong đó cao su tự nhiên chiếm 62,82% tổng lượng cao su nhập khẩu của nước này.
Cụ thể, quốc gia này đã nhập khẩu 171,98 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 254,21 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 33,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc.
Trong đó, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Hàn Quốc từ Việt Nam và Thái Lan giảm, trong khi nhập khẩu từ Indonesia, Campuchia và Philippines tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với 17,62 nghìn tấn, trị giá 27,34 triệu USD, giảm 32,2% về lượng và giảm 44,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá cao su trong nước hôm nay
Tại thị trường trong nước, từ tháng 8/2023 đến nay, giá thu mua tại các vùng nguyên liệu dao động từ 240-280 đồng/TSC. Trong đó, tại tỉnh Đắk Lắk dao động từ 240-245 đồng/TSC; Bình Phước ghi nhận từ 245-280 đồng/TSC; Đắk Nông, Phú Yên dao động ở mức 265-266 đồng/TSC.
Giá thu mua mủ nước tại các công ty cao su đầu tháng 8/2023 trong khoảng 264-270 đồng/TSC. Trong đó, Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 250-270 đồng/TSC; Công ty Cao su Phước Hòa thu mua ở mức 265-267 đồng/TSC, tăng 3 đồng/TSC so với cuối tháng trước; Công ty Cao su Đồng Phú giữ giá thu mua ở mức 270 đồng/TSC; Công ty Cao su Bình Long thu mua ở mức 259-269 đồng/TSC.
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với 17,62 nghìn tấn, trị giá 27,34 triệu USD, giảm 32,2% về lượng và giảm 44,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 10,25%, thấp hơn so với mức 12,65% của 7 tháng đầu năm 2022.
Đồng thời, Hàn Quốc đã nhập khẩu 87,72 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002), trị giá 246,51 triệu USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 3,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Đức và Singapore là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2023.