Powered by Techcity

Sự tích cá trắng đầu suối N’Drung ở Đắk Nông


Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng) gặp sông Krông Ana (sông mẹ) cùng chạy xuống sông Mê Kông. Sông Mê Kông cùng nhiều con suối thành dòng sông Cửu Long. Sông Cửu Long chia làm chín ngả cùng chảy xuống biển cả. Phía mặt trời mọc UBND huyện Đắk Song (bây giờ) là suối Đắk N’drung. Con suối Đắk N’drung bắt nguồn từ huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông. Suối Đắk N’drung chảy xuống Đắk R’tíh, suối Đắk R’tíh chảy xuống Đắk Dơng – Đồng Nai, rồi chảy xuống biển cả.

323437784_539780948077922_4160437226275722044_n(1).jpg
Cá trắng ở đầu suối Đắk N’drung

Suối Đắk N’drung có thác bảy tầng. Con cá mẹ, cá to, cá trắng không qua thác nổi. Phía trên thác chỉ có cá lóc, cá trê, cá mơk, cá nke, cá ntâr, cá trắng trước kia chưa có, không có loại cá trắng phía trên thác bảy tầng. Thác bảy tầng còn gọi là thác Long Vi, Long Yai (nay gần cầu 20, quốc lộ 14 đường đi Đắk Nông).

Ngày xưa có ông Ngay, ở bon Ndrung. Ông Ngay làm rẫy, trỉa lúa, kiếm cá ăn, làm bẫy, đặt cung bắt chim, bắt thú, chăn trâu và hàng năm còn tổ chức các lễ cúng thần linh ở bên bờ suối N’drung, phía trên thác bảy tầng.

z5572329002867_8071c59661d8635e34b70699596f0645(1).jpg
Khu bảo tồn Nâm Nung, nơi ông Ngay trong truyện cổ đặt bẫy thuở xưa

Có một lần ông Ngay đắp bờ đặt bẫy dọc bờ suối N’drung. Ông đắp bờ làm bẫy kín lắm, con thằn lằn, con rắn, con rít không qua được. Ông đắp bờ làm bẫy dài lắm, phía trên giáp núi Gung Klo, phía dưới giáp Đắk Siăt. Ông đắp bờ làm bẫy dọc theo sườn núi. Đắp bờ xong chừa cửa để đặt bẫy, chừa cách xa một cửa để đặt bẫy. Mỗi ngày, ông Ngay thăm bẫy dính chim, dính con gà rừng, dính con cheo, con rắn. Các loại chim vào cửa bẫy đều dính. Có một ngày ông Ngay đi thăm bẫy, thấy dấu chui bờ bẫy một đường, đường chui có dấu nhiều mà không biết là con gì. Ông Ngay đặt bẫy trên đường có dấu chui đó thử. Đến sáng hôm sau ông thăm bẫy mới đặt hôm trước nơi có dấu thì được một con cá trắng, ông Ngay suy nghĩ: Tại sao lại có cá ở trên núi cao này? Ông Ngay nói một mình: Chắc thần phá tôi đấy thôi. Cá này không ăn được, ông tháo cá trong bẫy vứt đi. Đến ngày hôm sau ông đi thăm nữa, đi đến nơi lại có một con cá trắng dính bẫy. Ông cũng không dám lấy cá ăn, ông gỡ cá vứt bỏ, sau đó đặt bẫy như cũ. Ngày hôm sau ông đi thăm bẫy lại dính một con cá nữa. Ông gỡ cá vứt bỏ nữa. Ông Ngay thăm bẫy bảy buổi sáng, bảy con cá dính vào bẫy. Dính bảy con cá ông quá sợ rồi, ông nói: Chắc là cá này thần đưa vào bẫy để báo hiệu không cho tôi làm bẫy tại vùng này. Ông Ngay một mình suy nghĩ một hồi lâu rồi ông lấy một nhúm cơm, thuốc hút một vài sợi đặt ở trên lá cây đặt trên đất, sau đó ông khấn vái: Tôi cầu khấn các thần tại nơi đây. Tôi làm bẫy để bắt chim, bắt cheo, bắt con nhím, con sóc để ăn.

Thác 7 tầng của suối Đắk N'drung, nơi cá trắng không đi qua được trong truyện cổ
Thác 7 tầng của suối Đắk N’drung, nơi cá trắng không đi qua được trong truyện cổ

Thần đút con cá vào bẫy của tôi đã bảy lần. Nếu các thần rừng không ưng hãy báo cho rõ để tôi dỡ hết bờ bẫy này. Xin thần đừng khiến cho tôi ốm đau, dịch bệnh chết người, thần đừng khiến cho tôi bị thiếu đói. Nếu thần không cho tôi làm bẫy tại đây xin thần báo cho tôi trong giấc mơ. Cầu khấn xong, ông Ngay bỏ tất cả bẫy tại đó, không thèm đi thăm bẫy nữa. Ông sợ thần, ông đi về không thôi. Ông Ngay về tay không, đến nhà vợ hỏi: Tại sao hôm nay về không? Không có chim à? Ông Ngay đáp: Tôi không dám thăm bẫy nữa, tôi thăm bẫy bảy ngày dính bảy con cá, chắc là cá thần đút vào bẫy để báo hiệu cho tôi. Chắc là thần không cho tôi làm bẫy tại đó. Tôi không thèm đi thăm bẫy nữa, tôi bỏ bẫy, cả bờ bẫy luôn. Tối ông Ngay ngủ say mơ thấy một ông già đến thăm nhà ông Ngay. Ông già hỏi: Cháu đắp bờ bẫy tại núi kia phải không? Ông Ngay đáp: Phải, tôi làm bẫy tại trên đó ông ạ, xin ông trách tôi đi nhé. Tôi làm bẫy tại rừng của ông, ông có trách và giận tôi không? Ông già nói: Ông không trách, không cản cháu làm bẫy đâu cháu ạ, nhưng cháu đắp bờ bẫy quá kín cháu ạ chúng tôi không có lối nào đi qua nữa, chúng tôi đi kiếm nước để ở, muốn ở trong nước ao đầu suối N’drung. Chúng tôi không có đường đi qua đó cháu ạ. Chúng tôi lên theo nước bị thác Liang Í, Liăng Nai ngăn nên chúng tôi đi lên qua suối Đắk Sôr, đi qua núi này xuống đến núi N’drung. Chúng tôi muốn ở bên này cháu ạ, chúng tôi đi đến đây bị bờ bẫy của cháu chặn lại, không phải tôi không cho cháu làm bẫy đâu. Xin cháu đừng đắp bờ bẫy kín quá để cho con cháu tôi có thể chui qua lọt. Cháu cho con cháu của tôi đi qua bờ bẫy để sống chung với các cháu bên Đắk N’drung này cháu nhé. Ông Ngay chưa kịp nói gì thêm, đã giật mình thức giấc luôn. Khi thức giấc ngủ, ông ngồi dậy suy nghĩ một hồi lâu. Tôi mơ thấy ông già chắc là thần cá thật.

Tối hôm sau để biết chắc chắn lời ông già như trong mơ đã nói, ông Ngay đến rình tại bờ bẫy, tại gần đường con cá bơi qua, nơi cửa bẫy đã dính cá mấy hôm trước. Đến nửa đêm, ông thấy đàn cá kéo nhau đi qua, đàn cá chui vào cửa bẫy. Ông Ngay mới tin thật đây là đường con cá đi qua. Từ ngày đó, ông không đặt bẫy ở đó nữa, mà mở đường rộng cho cá đi. Sau này, người trong vùng gọi là vùng núi đường cá (Dak Rlong La).

z5568577907527_5fc75b7cc6fdd43271c4dbb6a46d827a(1).jpg
Cá trắng suối ngày nay trở thành đặc sản ở Đắk Nông, nhất là được nướng lên chấm với muối giã cùng ớt xanh

Câu chuyện kể sự tích cá tìm đường tránh thác nước cao lên đầu suối Đắk N’drung. Vượt khó khăn, thử thách để sinh tồn. Giáo dục con người yêu thiên nhiên, quý trọng, bảo vệ cá sông, suối tự nhiên. Câu chuyện cũng kể về nguồn gốc hình thành các con sông, con suối trên địa bàn Đắk Nông ngày nay. Nội dung chính của câu chuyện là kể về nguồn gốc loại cá trắng suối ở Đắk Nông. Ngày nay, cá trắng suối là một loại thực phẩm, một đặc sản rất ngon của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông. Món cá này thường được nướng lên, cùng với các món ăn khác như cơm lam, thịt nướng, rượu cần, rau nhíp, đọt mây, canh thụt…, trở thành một mâm cỗ thường thấy trong các lễ hội, ngày quan trọng của đồng bào dân tộc M’nông, Mạ ở Đắk Nông.

z5568577582441_8e98e40f66cc07fea6a5b785005246e7(1).jpg
Cùng với những món ăn đặc sản khác, cá trắng suối nướng hình thành mâm cỗ không thể thiếu trong các ngày lễ, tết của đồng bào dân tộc M’nông, Mạ

Theo Truyện cổ M’nông Chàng Prôt và nàng Ji Byât. Người kể: Điểu Klưk; người dịch: Điểu Kâu



Nguồn: https://baodaknong.vn/su-tich-ca-trang-dau-suoi-n-drung-o-dak-nong-221722.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì hội nghị báo cáo phương án sáp nhập…

Chiều 15-1, tại Hà Nội, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị báo cáo, đề xuất phương án sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách. Dự hội nghị có đại biểu chỉ huy một số cơ quan chức năng...

Số 3 an ổn, số 7 bị phản bội

Thần số học số 10Bói thần số học ngày 16/1/2025 cho thấy, ngày mới phù hợp cho những suy tư, tính toán lại mọi thứ trong cuộc sống của mình. Thời gian qua, bạn đã rất kiên cường và mạnh mẽ khi đối mặt với mọi khó khăn thử thách. Tuy nhiên, bạn nên chững lại một chút để đưa ra quyết định có tính chất phù hợp với hoàn cảnh...

Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Kết quả khảo sát về xu hướng tín dụng do cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhất trong năm 2025. ...

Lịch âm 16/1 – Âm lịch hôm nay 16/1 chính xác nhất

Hôm nay dương lịch là ngày 16/1/2025, âm lịch là ngày 17/12 năm Giáp Thìn, tức ngày Ất Dậu, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn.Hôm nay là ngày Câu Trận Hắc Đạo, Ngày Ất Dậu - Ngày Chế Nhật (Hung) - Âm Kim khắc Âm Mộc: Là ngày có Địa Chi khắc với Thiên Can nên khá xấu. Không nên triển khai các việc lớn vì sẽ tốn nhiều công sức....

Đồng chí Hồ Xuân Trường thăm, chúc Tết các đồn biên phòng huyện Tuy Đức

Đoàn đã đến thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức, ở xã Đắk Búk So; Đồn Biên phòng Đắk Dang và Chốt Trương Tấn Bửu, ở xã Quảng Trực. Nguồn: https://baodaknong.vn/dong-chi-ho-xuan-truong-tham-chuc-tet-cac-don-bien-phong-huyen-tuy-duc-240344.html

Cùng chuyên mục

89 loài thực vật ở Vườn quốc gia Tà Đùng nguy cơ tuyệt chủng

Trên lâm phần của Vườn quốc gia Tà Đùng hiện có hơn 1.400 loài thực vật. Hệ động vật tại đây cũng nổi bật, với khoảng 650 loài, bao gồm 70 loài nguy cấp quý hiếm; 61 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.Nhằm bảo vệ và phát triển rừng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học, công tác quản lý tại Tà Đùng luôn được chú trọng, góp phần...

Một thoáng Đăk Mil

Nếu như không có cú nài nỉ dừng chân ở Đăk Mil để “nhậu một bữa chơi” với người quen cũ của người bạn đồng hành, thì có lẽ Đăk Nông đã vụt qua tôi trong màn đêm trong chuyến xe chạy từ Pleiku đi Đà Lạt. Thế nhưng, lời rủ rê “tao ngộ chiến” đó bỗng nhiên lại trở thành căn cớ cho một cuộc ngao du thú vị sau này. Cuộc cà phê thú vị tại nhà sàn Montagnard ở Đăk Mil....

Khám phá vẻ đẹp hang C9

Hang động gần núi lửa Nâm B'langHang C9 nằm tại xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (Đắk Nông), cách trung tâm hành chính huyện Krông Nô khoảng 20km. Hang C9 là một trong những hang nằm trên đỉnh cao gần núi lửa Nâm B'lang nhất, cách miệng núi lửa Nâm B'lang khoảng 730m về phía tây bắc.Đứng trong lòng hang rộng lớn có thể cảm nhận rõ nét sự vận động...

Mảnh đất màu mỡ cho văn học nghệ thuật

Nguồn cảm hứng sáng tác cho văn học nghệ thuậtĐấu tháng 11/2024, Hội VHNT tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật chuyên sâu về CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Trại sáng tác có sự tham gia của 22 tác giả ở các chuyên ngành: văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật, múa, biên kịch đến từ các tỉnh gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và...

Hành trình xây dựng thương hiệu từ Đắk Nông

Với nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm và mối quan hệ hợp tác bền chặt với cộng đồng địa phương, ông Nguyễn Đình Báu không ngừng nỗ lực để đưa mắc ca Gia Bảo vươn xa ra thế giới. Cơ sở đang hướng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa mắc ca Đắk Nông ra khắp các quốc gia, góp phần nâng cao giá trị nông...

Quảng bá Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Quảng bá qua văn học nghệ thuậtTrong những ngày cuối năm 2024, Đắk Nông đầy nắng và gió đón đoàn 22 văn nghệ sĩ từ các tỉnh về tham gia Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) chuyên sâu về Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông. Hình ảnh vùng đất, con người và di sản đã khắc sâu trong tâm trí họ, trở thành nguồn cảm...

Khai thác Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Còn nhiều khó khănCông viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông đã trở thành điểm nhấn quan trọng, thúc đẩy phát triển du lịch của Đắk Nông. Với hệ thống hang động núi lửa độc đáo nhất Đông Nam Á, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.Thứ hai, Đắk Nông cần có các biện pháp kiểm soát và giám sát môi trường chặt chẽ...

‘Đột nhập’ hang động núi lửa kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á ở Đắk Nông

Đắk Nông sở hữu hệ thống hang động núi lửa dài và kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á. Hệ thống núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ngày 26/12 tới, tỉnh Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2. Trước đó, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020. Sự kiện khẳng định sự ghi...

Sáng tạo nâng tầm hạt điều rang muối Đắk Nông

Công ty TNHH MTV Nông sản Hà VânThôn 2, Xã Tâm Thắng, Huyện Cư Jút, Tỉnh Đắk NôngSố điện thoại: 0935.952.858Nội dung, hình ảnh: Phạm Liên Nguồn: https://baodaknong.vn/cong-ty-ha-van-sang-tao-nang-tam-hat-dieu-rang-muoi-dak-nong-237821.html

Đắk Glong, vùng đất của những lễ hội truyền thống

Là địa bàn cư trú của đông đảo dân tộc anh em sinh sống, văn hoá của huyện Đắk Glong như một bức tranh muôn màu sắc. Các lễ hội được tổ chức ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhất vẫn đầu năm mới. Những lễ hội ở Đắk Glong thường diễn ra trong tiếng chiêng ngân vang với những ché rượu cần tràn đầy và những món ăn truyền thống.Với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất