Powered by Techcity

Sắc màu trên đại ngàn Trường Sơn


Ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng qua lễ hội. Không gian văn hóa gắn liền tín ngưỡng, tập tục, mạch sống tinh thần của người Co hòa quyện trong cuộc mưu sinh chinh phục thiên nhiên. Trên hành trình ấy, nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co độc đáo, tinh túy, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian ở khu vực Trường Sơn và vùng Tây Nguyên rộng lớn.

Các nghệ nhân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trang trí, tạo hình cây nêu của người Co. (Ảnh: ĐÔNG HUYỀN) Các nghệ nhân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trang trí, tạo hình cây nêu của người Co. (Ảnh: ĐÔNG HUYỀN)

Với đồng bào Co ở vùng thượng ngàn, cây nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh, tổ tiên. Những dải hoa văn vẽ, nghệ thuật tạo hình trên cây nêu của người Co không đơn thuần là sự sáng tạo cái đẹp, mà còn là sự gửi gắm ước nguyện của dân làng cùng khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp.

Rực rỡ sắc màu linh thiêng

Dân tộc Co có khoảng hơn 40 nghìn người, sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Gắn với vùng cư trú, người Co ở vùng thượng nguồn sông Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi được gọi là vùng Co Đường Nước, người Co định cư ở miền núi cao phía tây nam gọi là vùng Co Đường Rừng.

Dọc theo chiều dài lịch sử, người Co ở vùng sông, núi cao dốc đứng, vùng cư trú liên hoàn cho nên sức sáng tạo nội sinh của văn hóa Co rất mạnh mẽ. Sống thành từng làng độc lập, tên gọi theo sông, suối, rừng và cây nêu cùng nghệ thuật trang trí cây nêu trong lễ hội ăn trâu khởi đầu trong lịch sử phát triển của cộng đồng người Co.

Cây nêu trở thành biểu tượng tâm linh, có vị trí đặc biệt quan trọng xuyên suốt không gian văn hóa tín ngưỡng, đời sống người Co. Nghệ thuật tạo hình, trang trí cây nêu hội tụ tinh túy văn hóa dân gian qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thiên nhiên phong phú, đa dạng đã góp phần hình thành văn hóa nêu, phướn rực rỡ sắc màu của đồng bào Co, được thể hiện trong nghi thức tế lễ cúng thần, cầu an, giã rạ, cúng lúa mới, lễ hội ăn trâu cùng nhiều lễ hội độc đáo khác.

Gần 70 tuổi, Nghệ nhân nhân dân Hồ Văn Đường ở xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng không nhớ đã cùng bà con làm cây nêu, phướn cho làng từ bao giờ. Gắn cả cuộc đời với núi rừng, từ nhỏ ông theo cha và các già làng tạo hình trang trí cây nêu ở lễ ăn trâu, ngã rạ hay lúa mới.

Theo nghệ nhân Hồ Văn Đường, tùy không gian sống ở đường rừng, đường nước, người Co mỗi vùng sẽ có kỹ thuật điêu khắc và trang trí hoa văn, họa tiết khác nhau. Hình ảnh nghi lễ, tập tục, núi rừng, mặt trời, mặt trăng được cách điệu; nhà sàn, chim sip plít, biểu tượng hình tròn, tam giác đa dạng, thú vị như một bức tranh thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người Co được thu nhỏ trong thế giới nêu, phướn.

Cây nêu có chiều cao từ 13 đến 15 mét, gồm: trụ gỗ chò hoặc gỗ sến; những dải hoa văn vẽ ôm quanh nêu có ba màu truyền thống đỏ, đen, trắng; kết hợp với tạo hình mâm thần, gu thần, đơm cá hay lá phướn dài 5m được bện bằng mây. Người Co dùng xơ vỏ cây búp để tạo hình, đắp nổi cho thân cây nêu; dùng cỏ cây ót, cây zét, vỏ ốc nung tạo màu trang trí hoa văn, khắc vạch công phu trên nêu phướn.

Đưa thiên nhiên, đời sống sinh hoạt vào nghệ thuật trang trí, tạo hình là đặc trưng văn hóa và bản sắc riêng có của người Co miền cao tỉnh Quảng Ngãi. Tùy lễ hội mà các loại cây nêu khác nhau, và cùng một loại nêu nhưng nghệ thuật trang trí, tạo hình có chút khác biệt giữa các vùng người Co sinh sống.

“Mỗi khi dựng cây nêu, người Co phải làm lễ cúng với những nghi thức rất thiêng liêng. Hoa văn, họa tiết hay tạo hình thể hiện ý hướng chung của dân làng là dâng hết những gì có được đến thần linh, tổ tiên, với mong ước mùa màng bội thu và nguyện cầu cuộc sống no đủ, bình an”, ông Hồ Văn Dé, xã Trà Phong, huyện Trà Bồng giải nghĩa.

Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có lịch sử lâu đời, trở thành di sản văn hóa vật thể quốc gia khẳng định bản sắc văn hóa tộc người, mang đậm dấu ấn và sức sống riêng của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.

Gìn giữ mạch nguồn văn hóa

Cùng với nhiều cư dân ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, hơn 40 nghìn người Co sinh sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Sống giữa đại ngàn, dân tộc Co tôi luyện những phẩm chất tốt đẹp, tạo lập được di sản văn hóa về nghệ thuật trang trí cây nêu mang nhiều nét độc đáo, đặc sắc.

Hiện nay, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào Co được cải thiện rất nhiều, hòa nhập với đời sống của đồng bào các dân tộc khác.

Giữa rừng quế bạt ngàn, những ngôi làng, nhà sàn người Co ở vùng cao tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi thêm nhiều màu sắc tươi mới. Quế Trà Bồng, quế Trà My từng là đặc sản tiến vua, gắn với dòng chảy lịch sử của người Co qua bao đời nay.

Trên các vùng núi cao huyện Trà Bồng, Nam Trà My hay ở nơi cư trú, rừng quế giúp đồng bào Co thoát nghèo, thu nhập khấm khá hơn nhờ kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc tận tụy của người làng tốt hơn trước.

Những năm gần đây, dưới nóc nhà, bên làng bản của cư dân là vườn quế, dược liệu, cây trái xanh mướt trải dài đường sông, đường núi miền cao Trường Sơn.

Với người Co, làng bản khấm khá, được mùa, nêu phướn được dựng lên nhiều hơn, trụ vững hơn và sắc màu nêu phướn rực rỡ giữa thiên nhiên bao la. “Truyền thống văn hóa cộng đồng phải cùng gìn giữ. Mình làm ăn có tiền thì dựng nêu tạ ơn trời đất, mời ông bà về vui cùng. Cố gắng trồng quế, trồng keo, chăn nuôi thêm để làng có nhiều niềm vui”, anh Hồ Văn Sinh, xã Trà Phong bày tỏ.

Gắn bó, tâm huyết trong nghiên cứu văn hóa các dân tộc miền núi cao, nhà nghiên cứu văn hóa Cao Chư, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: Không gian văn hóa thảo mộc cho nên trình độ chế tác của người Co có nhiều bất ngờ khi dùng cây cỏ tạo tác vật dụng phục vụ đời sống. Nghệ thuật trang trí đặc sắc khác biệt với các dân tộc khác. Tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại nguy cơ đứt gãy do điều kiện xã hội thay đổi, cái cũ nếu không thích ứng với điều kiện mới sẽ dần mai một.

“Có nhiều họa tiết, hình vẽ trên nêu phướn có nhiều lý giải nhưng không hiểu chính xác ý nghĩa của người xưa. Hay như văn hóa lúa rẫy thì có cúng ngã rạ tạ ơn thần lúa, tổ tiên, còn nay thì trồng keo, trồng rừng cho nên các lễ cúng cũng ít đi. Trước đây văn hóa được bảo tồn tự nhiên trong không gian văn hóa sẵn có, nhưng trong xã hội hiện đại cần nhiều chính sách bảo tồn, bảo vệ để các phong tục đẹp không mai một theo thời gian…”, Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Chư trăn trở.

Trở thành di sản văn hóa vật thể quốc gia, nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co cần được truyền dạy cho lớp trẻ kế cận để phát triển, bảo tồn truyền thống.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nghệ nhân miền cao tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và vùng Trường Sơn-Tây Nguyên nói chung cần nỗ lực hơn nữa trong hỗ trợ cộng đồng, người trẻ sáng tạo, nuôi dưỡng niềm say mê với nghệ thuật truyền thống dân gian, lan tỏa giá trị của nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội đương đại.

“Cùng với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người dân vùng cao. Tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục bảo tồn, duy trì thực hành để phát huy di sản; đồng thời, ưu tiên đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, chương trình, dự án lĩnh vực bảo tồn văn hóa, truyền thống”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Tuấn khẳng định.



Nguồn: https://baodaknong.vn/sac-mau-tren-dai-ngan-truong-son-249209.html

Cùng chủ đề

Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025

Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Chiến dịch Tây Nguyên

Đến năm 1974, qua các đợt hoạt động của quân và dân ta trên chiến trường, tình hình quân ngụy Sài Gòn ở miền Nam ngày càng bị động, lúng túng về tác chiến và xây dựng lực lượng, trong khi viện trợ của Mỹ ngày càng giảm nên về trang bị và sức chiến đấu của chủ lực VNCH bị giảm sút.Về ta, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1974, quân và dân ở miền Nam tiếp...

Hợp nhất 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng

Nghị quyết số 60 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, ngày 12/4/2025 nêu rõ, cơ bản thống nhất cao nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2...

Xác minh thông tin nam thanh niên ở Đắk Nông nghi bị bắt cóc

Ngày 13/4, lãnh đạo UBND xã Trường Xuân cho biết, đã giao Công an xã xác minh, điều tra thông tin nam thanh niên bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và cưỡng đoạt tài sản.Trước đó vào sáng cùng ngày, trên một diễn đàn mạng xã hội với gần 35.000 người theo dõi xuất hiện bài viết mang tính chất cảnh báo.Theo nội dung bài viết, khoảng 1 tháng trước, anh...

‘Bức tranh sáng màu’ của nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2025

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2025 tăng 6,93%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42 phần trăm; Khu vực dịch vụ tăng 7,70%. Động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng cuối cùng tăng 7,45% so với cùng kỳ, đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP (68,9%); đầu tư (tích lũy tài sản) tăng 7,24%, tăng trưởng cao nhất trong...

Cùng tác giả

Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025

Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 14/04/2025 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Chiến dịch Tây Nguyên

Đến năm 1974, qua các đợt hoạt động của quân và dân ta trên chiến trường, tình hình quân ngụy Sài Gòn ở miền Nam ngày càng bị động, lúng túng về tác chiến và xây dựng lực lượng, trong khi viện trợ của Mỹ ngày càng giảm nên về trang bị và sức chiến đấu của chủ lực VNCH bị giảm sút.Về ta, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1974, quân và dân ở miền Nam tiếp...

Hợp nhất 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng

Nghị quyết số 60 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, ngày 12/4/2025 nêu rõ, cơ bản thống nhất cao nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2...

Xác minh thông tin nam thanh niên ở Đắk Nông nghi bị bắt cóc

Ngày 13/4, lãnh đạo UBND xã Trường Xuân cho biết, đã giao Công an xã xác minh, điều tra thông tin nam thanh niên bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và cưỡng đoạt tài sản.Trước đó vào sáng cùng ngày, trên một diễn đàn mạng xã hội với gần 35.000 người theo dõi xuất hiện bài viết mang tính chất cảnh báo.Theo nội dung bài viết, khoảng 1 tháng trước, anh...

‘Bức tranh sáng màu’ của nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2025

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2025 tăng 6,93%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42 phần trăm; Khu vực dịch vụ tăng 7,70%. Động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng cuối cùng tăng 7,45% so với cùng kỳ, đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP (68,9%); đầu tư (tích lũy tài sản) tăng 7,24%, tăng trưởng cao nhất trong...

Cùng chuyên mục

Chiến dịch Tây Nguyên

Đến năm 1974, qua các đợt hoạt động của quân và dân ta trên chiến trường, tình hình quân ngụy Sài Gòn ở miền Nam ngày càng bị động, lúng túng về tác chiến và xây dựng lực lượng, trong khi viện trợ của Mỹ ngày càng giảm nên về trang bị và sức chiến đấu của chủ lực VNCH bị giảm sút.Về ta, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1974, quân và dân ở miền Nam tiếp...

Hợp nhất 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng

Nghị quyết số 60 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, ngày 12/4/2025 nêu rõ, cơ bản thống nhất cao nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2...

Xác minh thông tin nam thanh niên ở Đắk Nông nghi bị bắt cóc

Ngày 13/4, lãnh đạo UBND xã Trường Xuân cho biết, đã giao Công an xã xác minh, điều tra thông tin nam thanh niên bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và cưỡng đoạt tài sản.Trước đó vào sáng cùng ngày, trên một diễn đàn mạng xã hội với gần 35.000 người theo dõi xuất hiện bài viết mang tính chất cảnh báo.Theo nội dung bài viết, khoảng 1 tháng trước, anh...

Hội Nhà báo tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng AI cho…

Trong 2 ngày 12 và 13/4, tại thành phố Pleiku, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí kỹ năng :“Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong trong sáng tạo nội dung báo chí , làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025”. Quang cảnh lớp tập huấnTham gia lớp bồi dưỡng có hơn...

Cháy hai nhà sàn ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk gây thiệt hại lớn

Sáng 13/4, Bí thư Huyện ủy Lắk, tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Văn Long cho biết: Trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ cháy hai ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số, gây thiệt hại lớn về tài sản, rất may không thiệt hại về người. Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lắk cùng các ngành chức năng và...

Tạm giữ 3 đối tượng tự ý khai thác rừng phòng hộ Lạc Dương

Tại hiện trường, có nhiều cây gỗ thông ba lá (nhóm IV) bị các đối tượng cưa hạ, nằm rải rác; các đối tượng đã cắt khúc, xẻ thành nhiều lóng (có chiều dài từ 1m đến 3m) để tiện cho việc vận chuyển; tại thời điểm khám nghiệm hiện trường một số lóng gỗ, khúc gỗ đã bị lấy đi khỏi hiện trường. Đây là khu vực rừng phòng hộ...

Nông dân thu lợi từ trồng mắc ca xen cà phê

Theo ông Tưởng Văn Khanh - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đăk Tô, hiện nay, tổng diện tích mắc ca trên địa bàn huyện có hơn 1.200ha; trong đó, trên 50% diện tích là trồng xen canh cà phê. Cây cà phê được người dân canh tác đã lâu, còn cây mắc ca thì mới bắt đầu trồng từ năm 2014. Nhiều năm nay, 2 loại cây...

Rực rỡ sắc màu văn hóa trong đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Nhiều ca khúc mới được giới thiệu lần đầu như: Ngày hội văn hóa Gia Lai, Gia Lai tôi yêu, Khúc hát cho nhau, Đêm vui chia tay-là những sáng tác phổ thơ của những người gắn bó lâu năm với ngành văn hóa tỉnh, góp thêm những sắc màu đương đại trong dòng chảy văn hóa truyền thống.Đêm hội “Âm vang đại ngàn” không chỉ là bữa tiệc âm nhạc...

Sẽ bố trí xe đưa đón cán bộ từ Phú Yên đi làm ở Đắk Lắk nếu sáp nhập tỉnh

Ngày 12/4, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết tỉnh vừa có phương án rà soát hạ tầng giao thông, dự kiến bố trí phương tiện ô tô đảm bảo phục vụ công tác và nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.Theo dự kiến, nếu sáp nhập tỉnh sẽ có khoảng 1.000 cán bộ, công...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Tết cổ truyền Bunpimay

Trong hai ngày 12 và 13/4, tại xã Krông Na, Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak), Hội hữu nghị Việt Nam-Lào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào (Phật lịch 2568) năm 2025 và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn. Lễ cúng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất