Powered by Techcity

Ở một xã ở tỉnh Lâm Đồng, nông dân trồng 10 cây sầu riêng cho thu tiền bằng 1ha điều, ai cũng mê

Xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) hôm nay hiện lên là một bức tranh với nhiều gam màu tươi sáng, đặc biệt, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được người dân đẩy mạnh thực hiện, nhất là sự hiện diện của hàng trăm ha sầu riêng trên địa bàn.

Trồng 10 cây sầu riêng thu nhập bằng 1ha điều

Ghé thăm xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) những ngày này, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của một vùng quê vốn gặp nhiều gian khó. Đồng Nai Thượng hôm nay hiện lên là một bức tranh với nhiều gam màu tươi sáng, đặc biệt, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được người dân đẩy mạnh thực hiện, nhất là sự hiện diện của hàng trăm ha sầu riêng trên địa bàn.

Phát triển sầu riêng nơi xã vùng sâu Đồng Nai Thượng - Ảnh 1.

Nhờ trồng sầu riêng, anh K’ Thành ở thôn Bù Sa đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Theo chân Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng, chúng tôi rảo bước quanh các thôn Bù Gia Rá, Bù Sa, nơi đây đã và đang hình thành nên những vùng sản xuất, chuyên canh sầu riêng lớn trên địa bàn.

Chị Điểu Thị Trang, thôn Bù Gia Rá hiện có hơn 3 ha đất sản xuất, trước đây đa phần được chị trồng điều vì là loại cây trồng truyền thống đã gắn bó lâu nay với người dân xã Đồng Nai Thượng. Tuy nhiên, do kỹ thuật canh tác hạn chế, cộng thêm thời tiết những năm qua không thuận lợi khiến vườn điều cho năng suất rất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

Nhận thấysầu riêngđang có giá, năm 2020, gia đình chị mạnh dạn vay vốn ngân hàng, thực hiện chuyển đổi vườn điều, đào thêm hồ để chứa nước tưới, đưa vào trồng thử nghiệm cây sầu riêng với số lượng ban đầu 100 gốc. Kể từ đó, hàng năm, gia đình chị từng bước mở rộng, liên tục trồng thêm. Đến nay, gia đình chị Trang đã có hơn 300 gốc sầu riêng trên diện tích rộng gần 2 ha.

Chị Trang cho hay, chỉ với 10 cây sầu riêng được Nhà nước hỗ trợ từ Chương trình 135 khoảng 8 năm trước, năm nay, gia đình chị đã có thu nhập hơn 30 triệu đồng. Tính ra, 10 cây sầu riêng đã cho thu nhập bằng 1 ha điều. Đây là nguồn thu nhập giúp gia đình chị tiếp tục đầu tư vào cây sầu riêng; đồng thời, cũng là nguồn khích lệ để gia đình thêm vững tin trong việc thực hiện chuyển đổi sang loại cây trồng mới này.

Trong khi đó, nhờ thực hiện chuyển đổi sang trồng sầu riêng, gia đình anh K’Thành ở thôn Bù Sa cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, điều làm anh K’ Thành nuối tiếc là vào năm 2016, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ 30 cây giống sầu riêng.

Tại thời điểm này, anh cũng như nhiều hộ dân khác trong xã chưa nhận ra được giá trị của loại cây này nên việc trồng và chăm sóc rất sơ sài. Chính vì vậy, anh chỉ giữ lại 15 cây giống để trồng, số còn lại anh đem cho; đồng thời, trong số 15 cây anh trồng thì đã có 7 cây bị chết.

Kể từ năm 2021 đến nay, 8 cây sầu riêng đó cho thu nhập rất cao từ 20 – 40 triệu đồng/năm. Đây chính là động lực để anh cùng những hộ khác quyết tâm đưa cây sầu riêng vào canh tác, với mong muốn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Hiện tại, gia đình anh K’Thành đang canh tác hơn 160 cây sầu riêng; trong đó, có 70 cây đang bước vào giai đoạn cho kinh doanh với doanh thu đạt gần 200 triệu đồng. Trung bình, mỗi cây sầu riêng cho thu nhập gần 3 triệu đồng. Còn sang năm 2024, anh K’ Thành kỳ vọng doanh thu sẽ đạt trên 400 triệu đồng.

Ông Lê Quang Chường – Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng cho biết, trước đây chưa có cây sầu riêng, đời sống bà con xã Đồng Nai Thượng rất khó khăn, người dân ở đây chủ yếu trồng cây điều, cà phê và tiêu nhưng thu nhập không cao.

Cây sầu riêng có mặt ở xã Đồng Nai Thượng từ hàng chục năm trước, do một dự án của huyện hỗ trợ. Nhưng giai đoạn này, người dân còn hời hợt với cây sầu riêng. Ban đầu, đa số giống sầu riêng được ưu tiên hỗ trợ trồng cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng bà con trồng không hiệu quả do chưa nắm bắt được kỹ thuật.

Đến những năm 2015, một số hộ dân từ các xã Tiên Hoàng, Gia Viễn trong huyện Cát Tiên bắt đầu lên đây để trồng sầu riêng và thu về lợi nhuận cao, lúc này bà con trong xã mới nhận thấy được hiệu quả của cây trồng này và bắt đầu trồng đại trà. So với các loại cây khác, sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao nên bà con chuyển đổi dần từ cây điều, cà phê sang sầu riêng theo hình thức xen canh, khi cây sầu riêng lớn mới tiến hành chặt, tỉa cây cà phê. Nhờ đó, bà con vẫn có thu nhập để lấy ngắn nuôi dài, đầu tư cho cây sầu riêng.

Đến nay, trên địa bàn xã Đồng Nai Thượng, hầu như hộ gia đình nào cũng cótrồng sầu riêng, ít nhất từ vài chục cây. Theo số liệu thống kê, hiện toàn xã đã có gần 440 ha sầu riêng; trong đó, diện tích đang cho thu hoạch lên đến gần 100 ha. Nhờ cây sầu riêng, nhiều bà con trong xã đã vươn lên khá giả, những hộ thu nhập tiền tỷ từ cây sầu riêng trên địa bàn xã đang tăng nhanh.

Theo ông Lê Quang Chường, sự hiện diện của hàng trăm ha sầu riêng trên địa bàn không chỉ giúp những hộ dân có đất trồng sầu riêng vươn lên thành tỷ phú; đồng thời, cũng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Để nâng cao chất lượng sầu riêng, hướng tới xuất khẩu, xã Đồng Nai Thượng cũng đã thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cây ăn quả. Mặt khác, địa phương cũng đã quy hoạch, làm các hồ sơ để được chứng nhận cấp mã số vùng trồng; chú trọng công tác khuyến nông cho người dân.

Nguồn

Cùng chủ đề

Người Tây Nguyên ùn ùn sắm xế hộp chở sầu riêng vườn đi bán

Xem: Xế hộp chất đầy sầu riêng chạy trên đường Hồ Chí MinhNhững năm trước đây, để vận chuyển sầu riêng đi bán, chị Nguyễn Thị Quỳnh L. - vừa là thương lái vừa là người trồng sầu riêng ở huyện Cư M'gar...

Ứng dụng khoa học để sầu riêng Đắk Nông thành “niềm vui chung”

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Tiến ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút có trên 100 cây sầu riêng năm thứ 8. Vụ sầu riêng năm nay, nhờ được chăm sóc tốt nên năng suất ước đạt trên 15 tấn. Với giá...

Nông dân sầu riêng lo lắng vì mưa kéo dài, trái non rụng nhiều, khó tiêu thụ

Nông dân Đắk Lắk - vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước đang lo lắng vì mưa suốt 3 tuần, gây rụng trái non. Cùng với đó, sức mua ở các chợ sầu riêng tại Trung Quốc trầm lắng, khiến giá "trái...

Trúng sầu riêng, người dân một huyện ở Đắk Lắk mua hơn 1.000 ôtô

Trao đổi bên lề họp báo Lễ hội sầu riêng năm 2024 sáng 18/7, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết chỉ trong hai năm 2022 và 2023, toàn huyện có thêm hơn 1.000 chiếc ôtô.Hầu...

Nông dân Đắk Nông sản xuất sầu riêng sạch để giữ thị trường

Cũng như nhiều nông hộ trong vùng, gia đình ông Tống Kim Quang, phường Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) có trên 8ha đất sản xuất.Trước đây, ông Quang cũng thực hiện đa dạng các loại cây trồng, nhưng gần đây, ông...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Gia Lai

Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Gia Lai, sáng 10/11, nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt (18/11/1930-18/11/2024), Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến cùng chung vui, dự Ngày hội Đại đoàn kết với nhân dân làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. ...

Lập lờ đánh lận con đen trong kinh doanh phân bón

Nhiều mánh lớiThông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng chức năng cho thấy, những hành vi vi phạm chủ yếu của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng là về điều kiện kinh doanh, nhãn mác của hàng hóa ghi thông tin không đúng theo quy định…Bà con cũng lưu ý sau khi sử dụng nên lưu giữ lại bao bì...

Bảo đảm chất lượng phân bón cho nông dân thế nào?

Siết chặt kiểm tra, kiểm soátCục trưởng Cục Quản lý thị trường, Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ 389/ĐP tỉnh Đắk Nông Trương Văn Nhương cho hay, việc kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón sẽ tiếp tục được các lực lượng chức năng siết chặt.Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều sản phẩm phân bón của các đơn vị nổi tiếng, uy tín, sản xuất lâu năm trong nước như:...

Gian nan kiểm định phân bón kém chất lượng

Rất khó để "tự bơi"Đối với ngành chức năng, việc kiểm định phân bón giả, kém chất lượng là vấn đề hết sức cần thiết. Để lấy mẫu đất đi phân tích hàm lượng các thành phần, nguyên tố có trong phân bón đối với ngành chức năng đã là công việc phức tạp.Trong khi đó, trường hợp một hộ nông dân mang mẫu đất đi xét nghiệm để chứng minh...

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 trong nước và thế giới

Giá tiêu trong nước ngày 10/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141,000 đồng/kg, tăng 2,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, tăng 2,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141,200 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng mạnh từ 1,000 đến 1,500...

Cùng chuyên mục

Lập lờ đánh lận con đen trong kinh doanh phân bón

Nhiều mánh lớiThông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng chức năng cho thấy, những hành vi vi phạm chủ yếu của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng là về điều kiện kinh doanh, nhãn mác của hàng hóa ghi thông tin không đúng theo quy định…Bà con cũng lưu ý sau khi sử dụng nên lưu giữ lại bao bì...

Bảo đảm chất lượng phân bón cho nông dân thế nào?

Siết chặt kiểm tra, kiểm soátCục trưởng Cục Quản lý thị trường, Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ 389/ĐP tỉnh Đắk Nông Trương Văn Nhương cho hay, việc kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón sẽ tiếp tục được các lực lượng chức năng siết chặt.Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều sản phẩm phân bón của các đơn vị nổi tiếng, uy tín, sản xuất lâu năm trong nước như:...

Gian nan kiểm định phân bón kém chất lượng

Rất khó để "tự bơi"Đối với ngành chức năng, việc kiểm định phân bón giả, kém chất lượng là vấn đề hết sức cần thiết. Để lấy mẫu đất đi phân tích hàm lượng các thành phần, nguyên tố có trong phân bón đối với ngành chức năng đã là công việc phức tạp.Trong khi đó, trường hợp một hộ nông dân mang mẫu đất đi xét nghiệm để chứng minh...

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 trong nước và thế giới

Giá tiêu trong nước ngày 10/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141,000 đồng/kg, tăng 2,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, tăng 2,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141,200 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng mạnh từ 1,000 đến 1,500...

Giá vàng nhẫn 9999 ổn định, vàng miếng giảm nhẹ

Giá vàng trong nước hôm nay 10/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 10/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,350 triệu đồng/lượng mua vào và 85,150 triệu đồng/lượng bán ra.Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC...

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm: dưới 1 tỷ đồng; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ...

Nông dân Đắk Nông và những ngậm ngùi với phân bón

Ngậm ngùi chịu thiệt hạiNông dân là người trực tiếp đầu tư mua phân bón chăm sóc cây trồng. Thực tế cho thấy đã có những nông dân phải ngậm ngùi chịu thiệt hại vì phân bón kém chất lượng.Chị Nguyễn Thị Hoài, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa chia sẻ, gia đình có 5 sào đất trồng cà phê, hồ tiêu hơn 20 năm. Trước đây, chị thường mua phân...

Quản lý chất lượng phân bón

Chịu trách nhiệm chínhPhân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV là biện pháp quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn dịch bùng phát, bảo vệ cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp.Đắk Nông là tỉnh có khí hậu...

Giá cao su hôm nay 9/11: Đồng loạt tăng

Giá cao su hôm nay 9/11, tiếp tục tăng trên các sàn giao dịch, giá thu mua trong nước ổn định. Thị trường trong...

Hệ lụy từ phân bón giả, kém chất lượng ở Đắk Nông

Phân bón giả, thiệt hại thậtTrong những ngày mùa, tại các vùng sản xuất ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông), toát lên một màu xanh bạt ngàn sau những cơn mưa.Thế nhưng, đằng sau những màu xanh trù phú ấy là biết bao lần nông dân phải chứng kiến cây trồng tàn úa, chết vì gặp phải phân bón giả, kém chất lượng. Rơi vào cảnh ngộ đó,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất