Powered by Techcity

Nước sạch Đắk Nông đang tắc ở đâu?


Chất lượng đầu tư kém?

Xã Trường Xuân, huyện Đắk Song là một trong những xã có nhiều công trình cấp nước tập trung (CNTT) nông thôn. Xã có 6 công trình được xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau do Ban Dân tộc, Sở KH-ĐT, UBND huyện là chủ đầu tư. Nhiều năm qua, cả 6 công trình này đều đã ngưng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết, các công trình này đều đã được xây dựng từ các năm 2004, 2005, 2007 được bàn giao sử dụng sau một năm xây dựng. Mức đầu tư các công trình này thấp nhất là 295 triệu đồng, cao nhất là 700 triệu đồng.

dsc_0372.jpg
Xã Trường Xuân, huyện Đắk Song có 6 công trình cấp nước tập trung nhưng đều ngừng hoạt động

Các công trình này hiện nay đều không hoạt động, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, một số công trình khi xây dựng, vị trí không phù hợp như khu vực đồi cao, nên nguồn nước khan hiếm, khu vực không đông dân cư nên nhu cầu dùng nước từ công trình không cao.

“Đây là một trong những lý do ban đầu, cộng với những hạn chế khác trong quá trình sử dụng, vận hành đã làm cho các công trình nhanh bị xuống cấp, bỏ không”, ông Đô cho hay.

Cũng theo ông Đô, nhiều trường hợp khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư chưa xác định rõ ràng đơn vị quản lý khai thác, số hộ gia đình dùng nước.

“Việc giả định số hộ dùng nước lớn làm tăng quy mô công trình, nhưng khi đưa vào khai thác số hộ đấu nối lại ít hơn so với thiết kế ban đầu”, ông Đô cho biết.

Phân tích của ông Đô là có cơ sở. Tại công trình CNTT thôn 9, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, có số hộ đăng ký 80 hộ, nhưng thực tế chỉ có 22 hộ sử dụng nước.

Hay công trình CNTT tiểu khu 839 và 840, xã Đắk Wil, số hộ đăng ký là 110, nhưng có 25 hộ đấu nước.

Theo ông Nguyễn Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, cùng với phần cứng, phần lớn công trình CNTT trên địa bàn đều có nguồn nước đầu vào là từ nước ngầm, tức là các giếng khoan.

Việc khoan thăm dò, xác định nguồn nước về trữ lượng và chất lượng chưa tốt, dẫn đến nguồn nước bị hụt sau thời gian sử dụng không lâu. Đó là chưa kể các nguyên nhân khác như khô hạn, hỏng hóc thiết bị, khiến nhiều công trình không thể sử dụng.

Công nghệ xử lý nước cũng là một hạn chế của các công trình CNTT, công nghệ đơn giản, nước bơm từ giếng lên bồn, tự chảy về hộ dân, chỉ có bộ phận lọc thô. Điều này chưa có gì bảo đảm chất lượng về nguồn nước.

Khâu quản lý, vận hành yếu

Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa được đầu tư xây dựng vào năm 2006. Năm 2010, công trình tiếp tục được nâng cấp, với tổng vốn cuối cùng trên 1 tỷ đồng, nhưng nay đã bỏ không.

Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng thôn Nghĩa Thuận cho biết, công trình này trước đây được giao cho một hộ gia đình vận hành. Hộ gia đình này từng hiến đất xây dựng công trình, nên khi được bàn giao thì bà con trong bon bầu chủ hộ làm người vận hành.

dsc_0319.jpg
Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa hư hỏng nhiều hạng mục và ngừng hoạt động

Người quản lý, vận hành này rất nhiệt tình, nhưng thực tế không có chuyên môn gì về máy móc, thiết bị của công trình.

Chính vì thế, việc vận hành công trình được thực hiện theo kiểu “tù mù”, chủ yếu là đóng, ngắt cầu dao điện. Qua một thời gian, những người sử dụng nước đóng tiền điện không đầy đủ, nên công trình ngừng hoạt động.

Cũng theo bà Thảo, nguồn nước ngầm ở đây không bảo đảm. Khi bơm lên, nước có màu đục nên người dân cũng không dám sử dụng vào nấu ăn, nước uống. Bà con chủ yếu lấy nước phục vụ các mục đích khác như giặt dũ, vệ sinh nhà cửa.

Hiện giếng nước của công trình vẫn được thôn tận dụng bơm nước vào bồn phục vụ việc vệ sinh tại hội trường thôn, còn bồn nước thì hư hỏng, xuống cấp.

Bà Thảo cho biết: “Công trình đã không hoạt động khoảng 10 năm nay. Hiện người dân đã sử dụng nước từ đơn vị cấp nước đô thị của TP. Gia Nghĩa”.

Tương tự, công trình cấp nước tập trung ở bon Bu Dấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp được xây dựng cách đây 19 năm. Ông Điểu Phồn, nguyên Trưởng bon Bu Dấp là người từng được giao quản lý, vận hành công trình.

Ông Phồn cho biết, công trình chỉ hoạt động được khoảng 2 năm thì ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do không có tiền để đóng tiền điện, nên bị cắt điện.

Nhiều năm không sử dụng, bảo dưỡng, nên nhiều hạng mục công trình như máy bơm, tủ điện, đường điện, trụ bồn, bồn bị hư hỏng xuống cấp nhanh chóng.

“Bản thân tôi dù được giao nhiệm vụ vận hành công trình, nhưng chẳng có chuyên môn gì. Tôi chỉ làm mỗi việc đơn giản là đóng, ngắt cầu dao điện”, ông Phồn cho biết

Theo báo cáo Sở NN-PTNT, hầu hết các công trình CNTT do cấp xã quản lý hoạt động kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Điều này là do các xã giao lại tiếp cho các thôn, bon quản lý, vận hành công trình.

Một số xã, thôn, bon thành lập tổ quản lý, vận hành, công trình nhưng hầu hết là giao cho các trưởng thôn, bon hay hộ dân nào đó đảm nhiệm.

Ngoài một số ít người có chuyên môn, hầu hết những người được giao quản lý, vận hành công trình CNTT không có chuyên môn nghiệp vụ. Họ không được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ thuật, kỹ năng về bảo đảm an toàn, bảo dưỡng, bảo trì công trình.

Chính vì thế, khi có công trình xảy ra hư hỏng, nếu người dân không tự nguyện đóng góp kinh phí sửa chữa thì buộc dừng hoạt động. Trong khi hầu hết cấp xã không có, không bố trí được nguồn kinh phí để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.

Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi vận hành, quản lý công trình CNTT của các địa phương chưa sâu sát, thiếu thường xuyên, thậm chí buông lỏng. Điều này khiến nhiều công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, giá trị giảm sút trầm trọng.

Về nội dung này, ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Đắk Song cho biết: Thực tế khi các thôn, bon vận hành công trình thì chỉ thu tiền điện. Thế nhưng có trường hợp tiền điện không đủ trả cho bên điện lực nên phải cắt.

“Nhiều trường hợp hư hỏng không có tiền sửa nên bỏ không. Công trình cấp nước tập trung của xã thực tế là kiểu “cha chung không ai khóc””, ông Đô thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Đô cũng cho rằng, không thể hết lỗi cho đội ngũ quản lý vận hành công trình CNTT. Bởi điều kiện, năng lực của họ là như thế. Vai trò của cấp ủy, chính quyền xã là chưa cao, chưa làm tốt việc kiểm tra, theo dõi hoạt động công trình, nên mới xảy ra thực trạng buồn như trên.

Liên quan đến nội dung này, ông Hoàng Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, có nhiều nguyên nhân làm cho nhiều công trình CNTT ở Đắk Nông không phát huy hiệu quả.

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là các chủ đầu tư chưa xây dựng, định hình được mô hình quản lý, vận hành phù hợp sau khi công trình được bàn giao.

“Hư hỏng thì không có kinh phí sửa chữa. Tài sản thì tài sản chung nên khó mà có được trách nhiệm cao. Điều này dẫn đến công trình hư hỏng nhanh chóng”, ông Nghĩa khẳng định.

o nghia 2
Đồ họa: Nguyễn Hiền

Cũng theo ông Nghĩa, các chủ quản lý, vận hành công trình CNTT ở Đắk Nông thời gian qua chưa xây dựng được phương án giá nước cho công trình.

Hầu hết họ dựa vào các quy định thu theo giá nước tạm thời trên cơ sở thảo thuận với người dân. Họ không có phương án giá nước, nên không thể có vốn để bảo dưỡng, sửa chữa, dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng.

Thiếu tính pháp lý

Từ năm 2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã có các quyết định về giao các công trình CNTT cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông quản lý, vận hành.

Theo đó, UBND tỉnh giao cho công ty này quản lý, vận hành 95 công trình CNTT. Trong đó, 59 công trình đang hoạt động, còn lại đã

Nói về những tồn tại của các công trình CNTT trước khi nhận bàn giao, ông Nguyễn Thừa Anh, Giám đốc công ty cho biết: Ngoài những vấn đề nêu trên, không ít chủ đầu tư, đơn vị được giao quản lý công trình không làm tốt việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến đầu tư, xây dựng theo quy định.

ngưng hoạt động khi đơn vị tiếp nhận.

Điều này dẫn đến việc khó hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao công trình.

dsc_0314.jpg
Đất nhiều công trình cấp nước tập trung ở Đắk Nông là do người dân hiến, không có hồ sơ liên quan

Đa số đất xây dựng công trình CNTT được người dân địa phương hiến tặng. Nhưng theo ông Anh, hầu như không có giấy tờ liên quan thể hiện sự hiến đất của người dân mà chủ yếu là thỏa thuận miệng giữa các bên khi đầu tư xây dựng công trình.

Một số công trình xây dựng trên phần đất của nhà văn hóa thôn, bon, UBND xã phường, thị trấn, trường học và chưa xác định được ranh giới cụ thể, các thủ tục về đất công trình theo quy định.

Ông Nguyễn Thừa Anh cho rằng, từ những hạn chế, bất cập trên, có thể cho thấy, nước sạch cho người dân Đắk Nông đã và đang tắc từ nhiều phía.

Để phát huy những giá trị còn lại, làm tốt hơn ở những công trình đang hoạt động, cần phải có tinh thần, trách nhiệm chung của cả cộng đồng.

Trong đó, trước hết là vai trò của cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, tập thể, cá nhân đứng đầu tổ chức được giao quản lý, vận hành công trình. Người dân cũng cần có những hành động cụ thể để bảo vệ, giữ gìn tài sản chung.

“Có như thế nguồn lực đầu tư về công trình cấp nước tập trung mới phát huy tác dụng bền vững, góp phần nâng cao đời sống của cư dân nông thôn”, ông Anh cho biết.



Nguồn: https://baodaknong.vn/nuoc-sach-dak-nong-dang-tac-o-dau-220634.html

Cùng chủ đề

Các sở, ngành địa phương sớm ban hành chính sách giá nước sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu, với tinh thần, trách nhiệm trước Nhân dân, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện phương án giá theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sinh hoạt trong thời gian...

Tái sinh những công trình nước sạch ở Đắk Nông

Hi sinh vì cộng đồngĐắk Nông có 262 công trình cấp nước tập trung nông thôn (CNTTNT) được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Những năm trước, phần lớn các công trình hư hỏng, xuống cấp, không phát huy hiệu quả.Trong bối cảnh đó, năm 2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông quản lý, vận hành...

Khơi thông nước sạch cho Đắk Nông

Tầm soát, xử lý các tồn tại về pháp lýĐắk Nông có 262 công trình CNTT. Trong đó, 74 công trình công trình hoạt động (40 công trình hoạt động bền vững, 25 công trình hoạt động trung bình; 9 công trình...

Người giữ nguồn nước sạch cho bon làng B’Dơng

Trở lại bon B’Dơng vào những ngày cuối mùa khô năm 2024, chứng kiến những đồi nương vàng úa đang dần phục hồi sau cơn đại hạn, chúng tôi đinh ninh bà con không khỏi thiếu nước sinh hoạt như nhiều thôn, bon...

Công trình nước sạch tại Đắk Nông không hoạt động

Cha chung không ai khóc?Theo Sở NN – PTNT Đắk Nông, hiện nay, toàn tỉnh có 262 công trình nước sinh hoạt tập trung xây dựng từ các chương trình như: Dự án Danida, Chương trình 132, 134, 135; Chương trình giảm nghèo...

Cùng tác giả

eBox ra mắt khóa học chạy bộ không chấn thương

Khóa học Chạy bộ không chấn thương do eBox phát triển, mục tiêu mang đến cho cộng đồng những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu. Runner quan tâm có thể đăng ký trực tiếp trên eBox, học phí 300.000 đồng. Với những người ghi danh trước ngày 31/12 sẽ được hưởng một số ưu đãi của eBox và vRace như giảm 100.000 đồng khi mua combo khóa học cùng huy...

VinFast bán hơn 2.600 xe điện tại Mỹ

Thông tin từ Cơ quan Năng lượng bang California, trong năm 2024, VinFast, hãng xe điện đến từ Việt Nam, đã bán được tổng cộng 2.679 chiếc xe, bao gồm các mẫu VF 8 và VF 9 tại bang này, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể, có 2.636 chiếc VF 8 và 43 chiếc VF 9 được đăng ký mới tại bang đông dân nhất của...

Điều tra thông tin khai thác rừng trái phép tại biên giới Tuy Đức do kiểm…

Liên quan vụ việc khai thác rừng trái phép dọc đường tuần tra biên giới thuộc quản lý của Đồn Biên phòng Bu Cháp (Đồn 12), Đại tá Bùi Đức Chính, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Nông cho biết, việc cắt hạ cây rừng không phải là do lâm tặc hay các đối tượng bên ngoài xâm nhập vào khu vực biên giới thực hiện, mà là do lực lượng kiểm lâm địa...

8 đội thi sẵn sàng tranh tài tại Hội đua thuyền TP. Gia Nghĩa năm 2025

Chiều 7/2, tại khu vực Đảo Nổi, Hồ trung tâm TP. Gia Nghĩa hơn 200 vận động viên đến từ 8 đội thi thực hiện đua thử trước ngày thi đấu chính thức.Hội đua thuyền TP. Gia Nghĩa lần thứ V năm 2025 quy tụ 8 đội đua với hơn 200 vận động viên đến từ các xã, phường trên địa bàn.Các đội đua sẽ tranh tài ở 3 nội dung,...

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 8/2/2025

1. Con số may mắn hôm nay 8/2 cho tuổi TýNăm sinhTuổiMệnhGiới tínhQuái sốCon số may mắn ngày 8/2/20251984Giáp TýKimNam7 165697Nữ81252731996Bính TýThủyNam406468Nữ222439519482008Mậu TýHỏaNam71136587Nữ851146971960Canh TýThổNam4235892Nữ22542931972Nhâm TýMộcNam1324480Nữ585880Tổng quát tử vi số may mắn ngày 8/2/2025 của tuổi Tý:Tử vi tuổi Mậu Tý (Mệnh Hỏa, 18 tuổi nam Mộc Đức, nữ Thủy Diệu): Mọi việc mong cầu sẽ đến nhanh và nên tiến hành theo đúng như dự tính. Có thể đứng đại diện...

Cùng chuyên mục

VinFast bán hơn 2.600 xe điện tại Mỹ

Thông tin từ Cơ quan Năng lượng bang California, trong năm 2024, VinFast, hãng xe điện đến từ Việt Nam, đã bán được tổng cộng 2.679 chiếc xe, bao gồm các mẫu VF 8 và VF 9 tại bang này, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể, có 2.636 chiếc VF 8 và 43 chiếc VF 9 được đăng ký mới tại bang đông dân nhất của...

Xuất khẩu Đắk Nông phấn đấu vượt mức 1,1 tỷ USD

Gia tăng vị thế xuất khẩuKim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021 – 2025 của Đắk Nông ước thực hiện được 4,978 tỷ USD. Riêng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thực hiện hơn 1 tỷ USD, đạt kế hoạch và tăng 14,9% so vi năm trước.Tỉnh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì vững chắc và mở rộng thị phần xuất khẩu tại các thị trường như:...

Chuyển động từ những công trình, dự án ở Đắk Nông

https://baodaknong.vn/moi-doc-gia-doc-bao-cuoi-tuan-dak-nong-va-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-8-242106.html Nguồn: https://baodaknong.vn/chuyen-dong-tu-nhung-cong-trinh-du-an-o-dak-nong-242158.html

Đắk Nông và mục tiêu tăng trưởng 8%

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng caoNăm 2025, Đắk Nông đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8%. Mức tăng trưởng này sẽ cao hơn mục tiêu của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đề ra trước đó mức 6,84%.Liên quan đến động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025, tại cuộc họp nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai...

Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2025

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025. ...

Sau Tết, lựa chọn kênh đầu tư nào để tiền sinh lời tối đa?

Sau kỳ nghỉ Tết, thị trường tài chính trở nên sôi động hơn với dòng tiền gia tăng. Các nhà đầu tư đang cân nhắc các lựa chọn phân bổ vốn, trong đó cổ phiếu và trái phiếu dự báo sẽ thu hút hơn, bất động sản sẽ phục hồi cục bộ, trong khi vàng vẫn duy trì triển vọng tích cực. Đồng thời, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi cũng trở nên rõ ràng hơn. ...

Giá vàng tăng, người dân rộn ràng đi mua vàng ngày vía Thần Tài

Ngay từ sáng sớm ngày vía Thần Tài 2025 (mồng 10 Tết Nguyên đán), dù thời tiết lạnh sâu, nhưng rất nhiều người dân vẫn có mặt từ sớm để xếp hàng mua vàng với hy vọng may mắn, hanh thông trong năm...

Giữ đà tăng nhanh trên cả nước

Thị trường heo hơi đang giữ đà tăng nhanh. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được mua bán trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg. ...

Tiếp tục tăng cao, nông dân phấn khởi

Giá tiêu trong nước hôm nayGiá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 153,000 đồng/kg.Cụ thể, tại tỉnh Đắk Nông giá tiêu ở mức 153,000 đồng/kg. Tăng 1,500 đồng/kg so với hôm qua.Tại Gia Lai mức giá tiêu là 151,000 đồng/kg. Tăng 1,000 đồng/kg so với...

Tăng mạnh, lo ngại có một đợt tăng giá mạnh…

Giá cà phê trong nước hôm nayGiá cà phê trong nước hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tăng mạnh so với hôm qua, dao động trong khoảng 129,500 – 130,500 đồng/kg.Theo đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 130,500 đồng/kg. Tăng mạnh 1,300 đồng/kg so với hôm qua.Giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk có mức giá 130,400 đồng/kg, tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất