Powered by Techcity

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Đắk Lắk


Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có địa bàn rộng, dân số hơn hai triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số đông; tỷ lệ hộ nghèo còn cao và nhiều hộ dân vẫn sinh sống trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát.

Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Rơ Âu H’hra tại buôn Dang, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo. (Ảnh: CTV) Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Rơ Âu H’hra tại buôn Dang, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo. (Ảnh: CTV)

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực và chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trong năm 2025, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ổn định và vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo cũng đang phát sinh những khó khăn, vướng mắc cần sớm tháo gỡ để bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Bài 1: Nỗ lực lớn của một tỉnh nghèo

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, địa phương ở tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, gia đình khó khăn về nhà ở.

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh miền núi, dân số đông, gồm 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35% và đời sống còn gặp nhiều khó khăn; số hộ nghèo, hộ cận nghèo cần xóa nhà tạm, nhà dột nát khá lớn.

Trong khi đó, Đắk Lắk thuộc tỉnh nghèo, thu ngân sách hằng năm của tỉnh còn thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 chi ngân sách, nhưng tỉnh Đắk Lắk vẫn nỗ lực và quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trong năm 2025 theo chủ trương mà Chính phủ đã đề ra.

Không để ai bỏ lại phía sau

Theo số liệu rà soát, đến cuối năm 2024, tỉnh Đắk Lắk còn 34.434 hộ nghèo, chiếm 6,38% và 27.651 hộ cận nghèo, chiếm 5,12%; trong đó 24.282 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 70,52% trong tổng số hộ nghèo.

Bên cạnh đó, qua rà soát, trong năm 2025 toàn tỉnh sẽ hỗ trợ xây mới, sửa chữa 7.312 căn nhà cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo… gặp khó khăn về nhà ở, trong đó xây dựng mới 5.891 căn; sửa chữa 1.421 căn.

Trong tổng số nhà mà tỉnh Đắk Lắk sẽ hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa trong năm 2025, có 5.405 căn thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó xây dựng mới 4.285 căn; sửa chữa 1.120 căn.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” do Thủ tướng Chính phủ phát động và không để ai bỏ lại phía sau, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã lập thành bốn Đề án nhằm hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn trong tỉnh, trong đó giao Công an tỉnh chủ trì thực hiện Đề án 214 xây mới 4.285 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Đề án có tổng kinh phí gần 342,8 tỷ đồng, mỗi căn nhà xây mới được hỗ trợ 80 triệu đồng, trong đó 60 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và 20 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh. Cùng với đó, đề án cũng hỗ trợ sửa chữa 1.120 căn nhà với mức hỗ trợ 30 triệu đồng mỗi căn.

Việc giao Công an tỉnh thực hiện Đề án này xuất phát từ kinh nghiệm trong xây dựng hoàn thành và bàn giao 1.200 căn nhà của Bộ Công an tặng các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn trong năm 2024.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà bảo đảm “ba cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), đồng thời bảo đảm “đồng bộ, khẩn trương, xong đến đâu, nghiệm thu và bàn giao cho người dân đến đó”.

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Đắk Lắk ảnh 1

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết, với trách nhiệm và tình cảm với nhân dân, tỉnh sẽ quyết tâm với tinh thần cao nhất, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31/12/2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: Chương trình triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể quan tâm, chỉ đạo, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương đã tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ và chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh với phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân làm chủ”.

Đồng thời đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”.

Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Chỉ trong giai đoạn 2021-2024, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa được 5.649 căn nhà, trong đó có 1.200 căn nhà do Bộ Công an trao tặng trong năm 2024 cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 284 tỷ đồng, giúp cải thiện, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk quyết tâm thực hiện hoàn thành việc xây dựng mới và sửa chữa hơn 7.312 nhà tạm tặng cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Đắk Lắk ảnh 2

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk kiểm tra vật liệu xây dựng nhà cho hộ nghèo trên địa bàn thị xã Buôn Hồ.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các địa phương trong việc chủ động triển khai việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, nhất là lực lượng Công an tỉnh đảm nhận xây dựng mới 4.285 căn nhà.

“Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh là việc làm rất có ý nghĩa và nhân văn, góp phần giúp các hộ nghèo có nhà ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất, từng bước giảm nghèo, vươn lên trong cuộc sống, không để ai bỏ lại phía sau. Đồng thời, đây còn là động lực đưa tỉnh Đắk Lắk phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Với trách nhiệm và tình cảm với nhân dân, tỉnh sẽ quyết tâm với tinh thần cao nhất, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31/12/2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chia sẻ.

Niềm vui khi được xóa nhà tạm

Ngày 3/4, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp chính quyền địa phương bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Rơ Âu H’hra tại buôn Dang, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo.

Căn nhà cấp 4, mái lợp tôn, có diện tích 36m2, với tổng kinh phí 80 triệu đồng được xây dựng trên mảnh đất do chính quyền cấp. Đây là một trong những nỗ lực không ngừng nghỉ của tỉnh Đắk Lắk nhằm cải thiện đời sống của các hộ gia đình khó khăn, từng bước xóa bỏ những căn nhà dột nát, tạm bợ trên địa bàn.

Trong niềm vui được trao tặng căn nhà mới, ông Kpă Xuyên, chồng bà Rơ Âu H’hra cho biết, vào tháng 6/2018, vì tin theo lời của bọn phản động Fulro lưu vong, gia đình đã bán hết tài sản, vượt biên sang Thái Lan với mong muốn được đi định cư ở nước thứ 3. Tuy nhiên, khi đến Thái Lan, gia đình đã gặp muôn vàn khó khăn như không có nơi ở, không có việc làm, phải sống chui lủi, làm thuê cực khổ và thường xuyên bị bóc lột, coi thường, phụ thuộc viện trợ nhân đạo. Khi nhận ra mình bị lừa gạt và được sự tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện của Bộ Công an cùng với chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk, gia đình ông đã trở về địa phương.

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Đắk Lắk ảnh 4

Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà cho gia đình bà Rơ Âu H’hra tại buôn Dang, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo. (Ảnh: CTV).

Thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, với tinh thần “tương thân, tương ái” của khối đại đoàn kết dân tộc, để kịp thời hỗ trợ gia đình ông Kpă Xuyên sớm ổn định cuộc sống, Công an tỉnh Đắk Lắk cùng với chính quyền các cấp đã kịp thời hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu, làm lại giấy tờ cá nhân, tạo điều kiện cho ba người con của vợ chồng đi học, tìm công ăn việc làm cho vợ chồng ông.

Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhu cầu đất ở, đất sản xuất, Công an tỉnh đã báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo của tỉnh xem xét, bổ sung và khẩn trương xây nhà cho gia đình ông bà để sớm có chỗ ở ổn định.

Và chỉ sau 15 ngày triển khai xây dựng, căn nhà đã hoàn thành và bàn giao cho gia đình sử dụng. “Tôi cảm ơn các cấp ủy đảng, chính quyền và lực lượng công an đã quan tâm hỗ trợ và trao tặng gia đình tôi ngôi nhà mới để ổn định cuộc sống. Từ nay, tôi không nghe theo lời dụ dỗ, lôi kéo, lừa phỉnh của kẻ xấu nữa mà ở nhà tu chí làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, chăm lo con cái học hành, vươn lên làm giàu ngay tại buôn làng mình”, ông Kpă Xuyên chia sẻ.

Còn gia đình ông Y Thăn Ksơr thuộc hộ nghèo ở buôn Kmiên, xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ được hỗ trợ xóa nhà tạm bợ, nhà dột nát sớm nhất trong năm 2025 ở Đắk Lắk.

Ông Y Thăn Ksơr cho biết: Gia đình tôi có bảy nhân khẩu nhưng chỉ có ba sào đất rẫy; bản thân tôi bị tai biến tám năm nay, mọi sinh hoạt hằng ngày phải nhờ vào vợ con chăm sóc. Vì vậy, ngôi nhà cũ đã xây dựng từ lâu, bị dột nhiều chỗ nhưng gia đình chưa có điều kiện để sửa chữa, ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt trong gia đình. Nay được Đảng, Nhà nước hỗ trợ xây dựng tặng cho ngôi nhà mới có diện tích 36m2, trị giá 80 triệu đồng để có nơi ở ổn định. Gia đình cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm!”.

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Đắk Lắk ảnh 5

Những ngôi nhà tình nghĩa ở tỉnh Đắk Lắk đang được xây dựng hoàn thiện bàn giao cho hộ nghèo đưa vào sử dụng thay thế cho những ngôi nhà tạm, nhà dột nát.

Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, hưởng ứng phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với đề án phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên, năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện 4 đề án xây dựng nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Trong đó, Công an tỉnh Đắk Lắk được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai xây dựng mới 4.285 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 80 triệu đồng/căn. Đây là đề án hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã khởi công được 1.886 căn, trong đó có 36 căn đã xây dựng hoàn thành, bàn giao cho gia đình đưa vào sử dụng. Công an tỉnh phấn đấu toàn bộ gần 4.300 căn còn lại sẽ được thi công hoàn thành, bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng trước ngày 15/8 tới, nhằm chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân.

Việc triển khai hiệu quả đề án có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao cuộc sống của một bộ phận người dân. Qua đó, củng cố thêm niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền cũng như lực lượng Công an nhân dân.



Nguồn: https://baodaknong.vn/no-luc-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-cho-ho-ngheo-dak-lak-248696.html

Cùng chủ đề

Tà Đùng dự kiến được sử dụng để đặt tên cho một xã mới

Đây là một trong số các nội dung được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua ngày 17/4 về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.Cụ thể, đối với huyện Đắk Glong, Tỉnh ủy Đắk Nông đồng ý với chủ trương sáp nhập, sắp xếp lại còn 4 xã, trong đó giữ nguyên xã Quảng Sơn (đáp ứng đủ...

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 18/4/2025

Bạn có bao giờ tự hỏi ngày 18/4/2025 sẽ mang lại điều gì cho 12 cung hoàng đạo? Hãy cùng khám phá chi tiết tử vi của từng cung để chuẩn bị tốt nhất cho những cơ hội và thách thức sắp tới.Bạch Dương (21/3 – 19/4)Con số may mắn: 67 - 35 - 76Tử vi ngày 18/04/2025 cho thấy Bạch Dương gặt hái nhiều thành tích trong công việc khi...

Đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 50% xã “không ma túy”

Sáng 17/4, tại trụ sở Bộ Công an, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW, ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Các đại biểu cũng được quán triệt những nội dung...

Khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích khảo cổ ở Đắk Nông

Từ năm 2005, Bảo tàng tỉnh, Sở VHTT-DL đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành điều tra, phát hiện một số di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh. Trong đó có di tích khảo cổ thôn 8, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút. Từ đó đến nay, tại khu vực này đã tổ chức 4 đợt khai quật. Nguồn: https://baodaknong.vn/khoanh-vung-cac-khu-vuc-bao-ve-di-tich-khao-co-o-dak-nong-249710.html

Bộ Nông nghiệp – Môi trường kiểm tra 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk…

2 dự án thủy lợi trọng điểm đang triển khai ở Đắk Nông gồm: Dự án hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân, huyện Krông Nô và Dự án hồ Đắk Gang, huyện Đắk Mil .Dự án hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân có tổng mức đầu tư hơn 242 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hơn 200 tỷ đồng, còn lại là vốn địa phương.Các dự...

Cùng tác giả

Tà Đùng dự kiến được sử dụng để đặt tên cho một xã mới

Đây là một trong số các nội dung được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua ngày 17/4 về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.Cụ thể, đối với huyện Đắk Glong, Tỉnh ủy Đắk Nông đồng ý với chủ trương sáp nhập, sắp xếp lại còn 4 xã, trong đó giữ nguyên xã Quảng Sơn (đáp ứng đủ...

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 18/4/2025

Bạn có bao giờ tự hỏi ngày 18/4/2025 sẽ mang lại điều gì cho 12 cung hoàng đạo? Hãy cùng khám phá chi tiết tử vi của từng cung để chuẩn bị tốt nhất cho những cơ hội và thách thức sắp tới.Bạch Dương (21/3 – 19/4)Con số may mắn: 67 - 35 - 76Tử vi ngày 18/04/2025 cho thấy Bạch Dương gặt hái nhiều thành tích trong công việc khi...

Đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 50% xã “không ma túy”

Sáng 17/4, tại trụ sở Bộ Công an, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW, ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Các đại biểu cũng được quán triệt những nội dung...

Khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích khảo cổ ở Đắk Nông

Từ năm 2005, Bảo tàng tỉnh, Sở VHTT-DL đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành điều tra, phát hiện một số di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh. Trong đó có di tích khảo cổ thôn 8, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút. Từ đó đến nay, tại khu vực này đã tổ chức 4 đợt khai quật. Nguồn: https://baodaknong.vn/khoanh-vung-cac-khu-vuc-bao-ve-di-tich-khao-co-o-dak-nong-249710.html

Bộ Nông nghiệp – Môi trường kiểm tra 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk…

2 dự án thủy lợi trọng điểm đang triển khai ở Đắk Nông gồm: Dự án hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân, huyện Krông Nô và Dự án hồ Đắk Gang, huyện Đắk Mil .Dự án hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân có tổng mức đầu tư hơn 242 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hơn 200 tỷ đồng, còn lại là vốn địa phương.Các dự...

Cùng chuyên mục

Tà Đùng dự kiến được sử dụng để đặt tên cho một xã mới

Đây là một trong số các nội dung được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua ngày 17/4 về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.Cụ thể, đối với huyện Đắk Glong, Tỉnh ủy Đắk Nông đồng ý với chủ trương sáp nhập, sắp xếp lại còn 4 xã, trong đó giữ nguyên xã Quảng Sơn (đáp ứng đủ...

Đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 50% xã “không ma túy”

Sáng 17/4, tại trụ sở Bộ Công an, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW, ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Các đại biểu cũng được quán triệt những nội dung...

Chư Sê đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Xã Bar Măih là một trong những địa phương làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, xã đã chú trọng định hướng người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao như cà phê, sầu riêng, hồ tiêu…Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh ứng dụng...

Để thúc đẩy xuất khẩu rau, quả

Tại Lâm Đồng, thương hiệu rau, quả Langbiang Farm đã hơn 20 năm xây dựng, phát triển thị trường rộng lớn trong nước và xuất khẩu trên diện tích hàng chục ha, đúc kết những giá trị về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên từng thửa vườn sản xuất của mình. Theo đó, ông Trần Huy Đường - chủ thương hiệu Langbiang Farm chia sẻ: “Để chuyển đổi số...

Mỹ có thể lặp lại sai lầm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008?

Thất bại của FDIC trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon năm 2023 bắt nguồn từ hai yếu tố - bao gồm nới lỏng quy định trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump và tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng, vốn đã tồn tại trước cả các đợt cắt giảm mới đây.Dẫu vậy, can thiệp sau đó của FDIC đã giúp khoanh vùng thiệt hại và ngăn chặn hiệu ứng lan...

Đắk Nông yêu cầu đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi

Theo đó UBND tỉnh giao Sở Y tế tiếp tục rà soát kỹ đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi để bảo đảm bao phủ cho từng nhóm tuổi (trẻ từ đủ 6 đến 9 tháng, trẻ 1 đến 5 tuổi và trẻ 6 đến 10 tuổi) đạt chỉ tiêu từ 95% trở lên và không bỏ sót các trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được tiêm...

Đắk Nông linh hoạt nguồn nước chống hạn

Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jút là 3 huyện những năm qua liên tục chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước vào mùa khô. Để chống hạn cho các địa bàn này, ngành chức năng đã điều tiết nguồn nước liên vùng, linh hoạt từ các công trình thủy lợi và các sông, suối tự nhiên.Xã Long Sơn, huyện Đắk Mil có khoảng 1/2 diện tích cây trồng sử dụng...

Sản xuất cà-phê bền vững tại Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng sản xuất và chế biến cà-phê nổi tiếng cả nước. Sản xuất cà-phê an toàn, chất lượng và bền vững tại miền đất bazan không chỉ là giải pháp cho những thách thức hiện tại, mà đang trở thành xu hướng quan trọng, một cam kết cho tương lai. Mùa thu hoạch cà-phê tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.Thách Thức Trong Sản Xuất Cà-Phê Bền VữngCà-phê đã...

Ngày Hội Khởi Nghiệp Và Kết Nối Doanh Nghiệp Tại Kon Tum

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức ngày hội khởi nghiệp, việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2025 thu hút gần 300 học sinh, sinh viên, nhiều doanh nghiệp và 15 nhóm dự án của sinh viên, học sinh. Các đại biểu tham quan các dự án, sản phẩm khởi nghiệp.Tại ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động, như ra mắt không gian khởi nghiệp,...

Lễ cúng thần rừng của người Gia Rai

Cứ vào tháng 3 hằng năm, cộng đồng người Gia Rai ở làng O Grangvà De Chí, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lại chuẩn bị đồ lễ vào rừng thực hiện nghi thức cúng thần rừng. Đây là phong tục mà người dân kế thừa của ông bà từ bao đời để lại. Lễ cúng thần rừng của người Gia Rai. Lễ cúng rừng nhằm tạ ơn thần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất