Powered by Techcity

Nợ ăn lúa, khỉ trả bằng chiêng


Chàng đi đặt bẫy, chàng đặt bẫy nhiều không đếm nổi, đặt dọc bờ suối, đặt quanh cả chín đồi bảy núi, đặt đã mấy ngày mấy tháng mà vẫn chưa được một con thú nào.

Một hôm, chàng lại ra rừng thăm bẫy. Chàng thấy một cái bẫy bị gãy cần mà không thấy con thú dính bẫy. Con thú kỳ lạ này khi trúng bẫy đã lôi cần bẫy đi, làm ngã rạp cả một luồng cỏ rừng thành một lối to như đá trên núi lăn xuống vực. Thế là chàng cứ lần theo dấu vết để tìm. Chàng nghĩ là con thú to nên chuẩn bị gươm đao, giáo mác để đối phó.

Đến một đầu dốc, gần thung lũng sâu thẳm, chàng nghe tiếng rên rỉ như tiếng người kêu cứu. Chàng tò mò quan sát xung quanh, nhưng chẳng thấy người đâu cả. Tiếng rên rỉ càng lúc càng to, chàng ngó tới ngó lui trên cành cây, dưới bụi rậm, giữa hốc đá. Đến gần cây to bên bờ suối, chàng thấy một con khỉ nhỏ đang bị dây thắt cổ trên cành cây. Chàng liền leo lên cây gỡ nó xuống. Con khỉ nhỏ dễ thương thở thoi thóp và nhìn vào mặt chàng có vẻ nói lời cảm ơn vì đã cứu mình. Thấy vậy, chàng không nỡ lòng làm thịt khi, dù rằng chàng đang thèm thịt rừng và bụng đang đói còn cào. Thế là chàng mang khỉ con bỏ trong gùi và lững thững đi về. Dọc đường về, chàng hái rau, bẻ măng, chặt đọt mây để có bữa ăn qua ngày.

Hàng ngày, chàng làm rẫy làm nương, thăm bẫy, được con cheo, con chồn chàng làm thịt ăn một mình. Còn con khỉ, chàng cho ăn bằng khoai và không có ý định làm thịt nó nữa. Từ đó, chàng và khỉ con trở thành bạn thân thiết.

Một hôm, trong lúc lúa của chàng đang chuẩn bị trổ bông, một bầy khỉ tự nhiên tới phá hoại. Chúng ăn từ đầu rẫy đến cuối rẫy, ăn cả bí cả bầu không còn một trái. Chàng trai tức quá ra mé rẫy chặt lồ ô làm bẫy, vót chông, vót tên để phục thù bọn chúng.

Vài ngày sau, bọn khỉ ác kia lại tới phá lúa như lần trước. Chàng đuổi nó từ bên này, nó lại chạy bên kia, bắn trúng con này con khác lại tới. Thế là hôm đó chàng bắn được bao nhiêu con khỉ là chàng đem làm thịt hết. Chàng làm thịt khỉ bỏ vào đầy gùi, đầy rổ, đầy ống nứa ống tre, ăn no nê rồi lăn ra ngủ.

Trong giấc ngủ ngon lành, chàng mơ thấy con khỉ con mà mình đang nuôi mách bảo rằng:

– Chàng cứ cho bọn chúng ăn lúa, ăn khoai, đừng bắn chết ăn thịt chúng nó nữa. Ngày mai, chàng theo tôi đến nhà của khỉ đột mà đòi nợ ăn lúa, bảo chúng đền cho đủ lúa trăm gùi, trăm bồn của chàng, nhưng đừng mang theo cung tên, chàng đừng lo để tôi chỉ đường cho.

Hôm sau tỉnh dậy, chàng ngơ ngác nhìn khỉ con có vẻ nửa tin nửa ngờ. Suy nghĩ mãi không ra, chàng đành hỏi khỉ con về giác mơ. Khỉ con cũng gật đâu lia lịa chỉ tay về hướng mặt trời lặn.

Khỉ con nắm tay chàng dắt đường đi. Thế là họ đi, đi qua bao con sông, con suối, trèo qua bao núi, bao đồi, đến chập choạng tối thì tới một cái hang đá tối om. Tới cửa hang khỉ con nhanh nhẹn lấy tay đánh vào mấy cái ống tre trước cửa hang, chàng nghe thấy tiếng kêu rất lạ kì của ống tre.

Nghe thấy tiếng động ngoài cửa hang, không biết ai mà to gan dám đánh vào chiêng quý (đối với loại khỉ, các ống tre này chúng xem như chiêng quý), một con khỉ đột đầu đàn tức giận chạy ra và hung dữ nói:

– Thằng nào dám đánh chiêng quý của ông bà nhà khỉ đó, to gan thì bước ra cho ta nhìn mặt.

Thấy khỉ đột già từ trong hang ra, to bằng nửa gian nhà, gần chật miệng hang, chàng trai sợ quá nên nhanh nhẹn núp sau tảng đá. Còn khỉ con hiền lành nhanh nhẹn leo lên cửa hang đánh tiếp ông tre liên hồi để khiêu khích con khỉ già.

Thấy tiếng ống tre càng lúc càng kêu to, vang khắp cả trong hang một lúc một to hơn, khỉ đột già kia lại càng tức giận hơn. Khỉ già ngước mắt nhìn lên miệng hang, thấy một con khỉ con chỉ to bằng một nắm tay, nó giận thấy quát:

– Này thằng khỉ con kia! Mày là dòng họ nhà ai? Con cháu nhà nào mà dám vào đây đánh chiêng quý báo động cả làng ta? Mày có biết làm như thế là có tội nặng với dòng họ nhà khỉ không?

Nghe con khỉ già nói, con khỉ con cười hề hề, tay gãi gãi lên đầu, chân vắt ngang đầu gối rung đùi, nói:

– Ông ơi, con đây mà, con là con cháu của nhà khỉ mắt đỏ đây. Ông không nhận ra con à? Dòng họ nhà con cũng có bà con với họ khỉ đột nhà ông nữa mà.

Khỉ già trả lời:

– Thế hả? Nếu mày biết thế sao dám liều lĩnh đánh chiêng quý, chiêng thiêng nhà ta? Xưa nay có ai trong dòng họ dám đụng tới nó.

Khỉ già nói chưa hết lời, khỉ con nhanh nhẹn cướp lời:

– Ông ơi ông à! Nếu con không làm như vậy thì làm sao ông ra ngoài này để gặp con được, còn người khác họ có biết con là ai đâu?

Khỉ già suy nghĩ một hồi rồi chậm rãi hỏi khỉ con:

– Tao nghe họ nói mày đã bị bọn người bắt làm thịt rồi mà, cả bố mẹ, dòng họ nhà mày cũng nói mày đã chết rồi mà.

– Ông ơi! Chủ rẫy lúa mà loài khỉ của mình ăn hết mấy năm qua là người cứu con đấy ông à, nên con còn sống đây mà.

Nghe khỉ con nói, khỉ già lại hỏi:

– Thế người đó đang ở đâu?

Khi con trả lời:

– Ông ơi, nhưng với điều kiện, ông phải hứa với họ trước mặt cháu con ở đây, từ nay dòng họ khỉ nhà ta không đi ăn hại mùa màng của con người nữa thì con mới chỉ người cứu con với ông.

– Khỉ già suy nghĩ một lúc rồi mới gật đầu đồng ý.

Khỉ con nhanh nhẹn nói tiếp:

– Thế bây giờ mình đền mùa màng cho họ bằng cái gì mới được chứ? Nghe nói đến việc đền bù, khỉ già gãi đầu suy nghĩ một lúc rồi nói:

– Dòng họ nhà mình có gì quý giá đâu mà để đền. Nhà mình toàn đi ăn cắp, phá lúa của họ, bí bầu của họ, mình chỉ biết ăn trái cây rừng là chính.

Nghe khỉ già nói thế, khỉ con nói tiếp:

– Này ông ạ, thế chiêng quý, cồng quý của mình không ai dám đánh, dám đụng tới nó thì ông lấy cái đó đền cho người ta, rồi nay mai mình tha hồ ăn lúa, ăn khoai nhà họ, còn họ thì được quyền dùng mấy thứ đó, tùy họ.

Nghe nói tha hồ ăn lúa, ăn khoai thì khỉ già thấy có lý và khoái chí liền gật đầu đồng ý.

Khỉ già liền cất giọng nói ôn tồn:

– Thế họ đang ở đâu? Mời họ vào nhà đi.

Nghe khỉ già nói thật lòng, chàng trai mới dám bước ra từ sau tảng và khỉ con dễ thương, mưu mẹo kia nắm tay chàng dắt vào hang khỉ.

Khi bước qua cửa hang tới làng khỉ, cả dòng họ, bố mẹ khỉ con nhận ra và hớn hở vui mừng vì thấy con mình đã trở về.

Đêm hôm đó, chàng trai ở lại một đêm tại làng khỉ. Khỉ cho chàng ăn cơm, uống nước.

img_7214(1).jpg
Chiêng là vật quý của người M’nông và được người lớn tuổi truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con cháu

Khi vui vẻ đánh chiêng quý, chiêng thiêng một đêm cuối, để tạm biệt chiêng quý vì ngày mai phải trả nợ cho chủ rẫy.

Sáng hôm sau, chàng trai về. Trong gùi của chàng, họ nhà khỉ đã xếp sẵn sáu cái chiêng to nhỏ. Chàng trai cũng hứa hẹn:

– Lúa rẫy nếu khỉ thích ăn thì ăn, nhưng xin nhà khỉ đừng ăn hết của người, đừng đế người thiếu lúa gạo ăn, chết đói, không còn ai đánh chiêng quý, chiêng thiêng của dòng họ nhà khỉ trả nợ lúa, sẽ buồn lắm.

Dặn dò hứa hẹn xong, chàng trai rảo bước ra về. Họ nhà khỉ răm rắp theo sau. Tới rẫy lúa, khỉ ăn lúa, thấy khoai khỉ ăn khoai và ăn bí bầu, bắp đậu.

img_8243(1).jpg
Hiện nay, chiêng là nhạc cụ không thể thiếu trong các ngày lễ, hội truyền thống của người M’nông, Mạ, Ê đê

Còn chàng trai kia nhanh chân về nhà gọi trai làng, gái bon, mang rượu, mang heo gà đem ra rẫy làm lễ cúng chiêng thiêng, chiêng quý của nhà khỉ. Họ ăn uống linh đình trong rẫy, họ liên tục thay nhau tập luyện đánh chiêng, càng đánh càng hay, càng uống càng say, càng say càng đánh được nhiều bài. Trong đó có bài đuổi khỉ ăn lúa có câu như sau:

“Khỉ ơi, khỉ đừng ăn lúa nữa,

Nếu có ăn chỉ ăn mé rẫy

Ăn mé rẫy che mắt cho nai

Ăn mé rẫy che mắt cho heo rừng

Chuyện ngày xưa ta đã thề nhau,

Ăn hết lúa người, người cũng buồn đau

Không cho khỉ ăn ta cũng buồn

Chuyện nợ lúa đã trả xong rồi, tiếng đuổi khỉ đừng buồn nhé”

Từ đó, con người có cái chiêng và biết đánh nhiều bài chiêng. Cứ mỗi lần mùa lúa trổ bông, người M’nông thường dùng ống tre sáu dây ngồi trên chòi cao giữ lúa, du dương đánh đàn tre nghe như tiếng chiêng thật. Cũng có lúc khỉ vẫn đến ăn lúa ở mé rẫy nghe du dương tiếng đàn tre (goong chiêng) với làn điệu bài đuổi khỉ ăn lúa là bầy khỉ ăn vài bụi lúa rồi lặng lẽ rủ nhau đi tìm trái cây để ăn.

Câu chuyện kể về nguồn gốc bộ chiêng 6 chiếc của người M’nông; về nguồn gốc bộ đàn tre (goong chiêng) của đồng bào M’nông. Câu chuyện cũng kể về quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, thu phục động vật hoang dã của người M’nông.

Theo Truyện cổ M’nông M’Prŏng, Njŏng làm giàu từ nhỏ. Tô Đình Tuấn-Y Tâm Mlốt-Y Châu (Sưu tầm, biên dịch)



Nguồn: https://baodaknong.vn/truyen-co-m-nong-no-an-lua-khi-tra-bang-chieng-226007.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Nhận định, dự đoán Real Sociedad vs Barcelona: Tiếp đà chiến thắng

Barcelona sẽ cố gắng giành chiến thắng thứ năm liên tiếp tại La Liga khi họ tiếp tục chiến dịch trong nước với cuộc đối đầu Real Sociedad tại sân Anoeta vào tối Chủ nhật.Dưới sự dẫn dắt của Hansi Flick, Barcelona đang là đội bóng nổi bật nhất tại La Liga mùa này, hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng với khoảng cách 9 điểm so với đội đứng thứ...

Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2024

Ngày 9/11, tỉnh Gia Lai tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024. Đồng chí Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Đại hội.Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí...

Livestream Chương trình nghệ thuật "Vũ khúc Dã quỳ-Chư Đang Ya 2024"

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/livestream-chuong-trinh-nghe-thuat-vu-khuc-da-quy-chu-dang-ya-2024-233891.html

Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sáng 9/11, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi (gọi tắt Chương trình 1719) giai đoạn I (2021 - 2025) và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II (2026 -2030) khu vực miền Trung,...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Theo baoninhthuan.com.vn Link bài gốcCopy Linkhttps://baoninhthuan.com.vn/news/150254p1c25/infographic-hoi-nghi-ket-noi-xuc-tien-dau-tu-thuong-mai-va-du-lich-tinh-ninh-thuan-tai-tpho-chi-minh.htm Copy Link ...

Cùng chuyên mục

Đắk Nông tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật về công viên địa chất

Từ ngày 30/10 đến ngày 5/11/2024, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức Lễ ký kết phối hợp tuyên truyền và Trại sáng tác văn học nghệ thuật chuyên sâu về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.Đây là lần đầu tiên hội văn học nghệ thuật các tỉnh có hệ thống công viên địa chất toàn cầu tổ chức ký kết chương trình...

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông

Gương soi giữa lòng đô thị Hồ Tây Đắk Mil là điểm số 23 trong tuyến du lịch "Bản giao hưởng của sóng gió mới", thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Đây là một trong những địa điểm nổi bật khi khách đến tham quan, khám phá vùng đất Đắk Nông. Nguồn: https://baodaknong.vn/tho-mong-ho-tay-o-dak-nong-230561.html

Báu vật 3.000 năm ở Đắk Nông

Các nhà khảo cổ đánh giá đàn đá tìm thấy ở suối Đắk Ka, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) là báu vật có niên đại hàng ngàn năm.Gian bếp phía sau ngôi nhà gỗ gia đình Già làng Điểu Trang (người dân quen gọi với cái tên gần gũi là "già Điểu Trang") ở bon Bù Bir, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp được xây dựng theo lối...

Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông vừa được tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”. Là vùng đất có bề...

Khảo sát thực địa, khoanh vùng khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh hang C3 – C4

Hang C3-C4 nằm trong hệ thống hang động hình thành trong quá trình phun trào núi lửa Nâm B’Lang xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô cách ngày nay khoảng 689.000 - 199.000 năm. Hang có nguồn gốc nguyên sinh...

Mùa cốm mới ở Cư K’nia,

Hồn quê trong hương cốm mớiCứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những...

Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk

Buôn văn hóa Ê đê, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là điểm đến trên hành trình tham quan, khám phá Tuyến 2 – Bản giao hưởng của làn gió mới, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ê đê là dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất trên mảnh đất Nam Tây Nguyên. Người Ê đê là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ...

Đắk Nông còn nhớ…

Bút ký của PHẠM XUÂN HÙNGQuốc lộ 14 từ TP. Buôn Ma Thuột về TP. Gia Nghĩa uốn lượn, thi thoảng băng qua một đoạn đèo dốc ngắn. Càng về phía tỉnh Đắk Nông càng xuất hiện nhiều những đồi thông xanh như ở Lâm Đồng. Đi cùng tôi là một nhà báo của kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, anh cứ xuýt xoa trước...

Ngành Truyền thông và Thông tin Đắk Nông

Nâng cao chất lượng hạ tầng sốNgày 1/9/2004, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 839/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính Viễn thông, đưa Đắk Nông trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất