TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Tổ Văn hóa – Xã hội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Nguyễn Hữu Khánh; Viện trưởng Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam Trịnh Hải Sơn; Giám đốc Sở VHTT – DL tỉnh Nghiêm Đình Hiếu điều hành hội thảo.
Sau phát biểu đề dẫn của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc, Trung tâm Karst và Di sản Địa chất Viện Khoa học Địachất và Khoáng sản đã mở đầu hội thảo khoa học bằng tham luận “CVĐCTC UNESCO với các mục tiêu phát triển bền vững”.
Tham luận chỉ rõ, Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đã vạch ra con đường rõ ràng để hướng đến một thế giới công bằng, bao trùm và hài hòa với thiên nhiên.
17 mục tiêu này gồm 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh, bảo đảm mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.
Từ những bộ tiêu chí này và dựa trên đặc thù của địa phương, ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc cho rằng, với mục tiêu phát triển bền vững CVĐCTC UNESCO Đắk Nông cần chú trọng 10 lĩnh vực ưu tiên của Mạng lưới CVĐCTC UNESCO.
Đặc biệt, tỉnh Đắk Nông cần ưu tiên khoanh vùng bảo tồn di sản (bao gồm di sản địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học) tuân theo các quy định của Luật Di sản văn hóa.
Trong đó xác định, Khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt; bao quanh khu 1; bao quanh khu 2 (khu bảo vệ cảnh quan, nơi diễn ra các hoạt động phát triển bền vững); hành lang bảo vệ cảnh quan được xác định dọc theo các tuyến đường quan trọng.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông cần tìm kiếm sự đồng thuận của các bên liên quan khi có xung đột giữa phát triển (ví dụ: khai thác mỏ, các dự án đầu tư khác) và bảo tồn; bản đồ khoanh vùng bảo tồn di sản phải được UBND tỉnh phê duyệt và công bố trước khi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng khuyến nghị, tỉnh Đắk Nông cần chú trọng giáo dục, văn hóa và tri thức bản địa.
ThS. Đỗ Thị YếnNgọc lý giải, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông là nơi sinh sống của hơn 40 dân tộc, trong đó có 3 dân tộc bản địa là M’nông, Ê đê và Mạ. Các dân tộc này hiện lưu giữ nhiều truyền thống, phong tục, tập quán, kỹ năng, trang phục, lễ hội… (gọi chung là tri thức bản địa) độc đáo, bản sắc. Đây chính là nguồn tài nguyên quý của tỉnh, của Việt Nam nói riêng và của cả Mạng lưới CVĐCTC UNESCO nói chung.
“Tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị, rất cần tiếp tục công tác này cho các thế hệ hiện tại và cả mai sau”, ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc đề xuất.
Ngoài ra, ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc đề xuất Đắk Nông cần sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững…
Nguồn: https://baodaknong.vn/nha-khoa-hoc-hien-ke-phat-trien-ben-vung-cong-vien-dia-chat-o-dak-nong-238076.html