Powered by Techcity

Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nguyên nhân do đâu?

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 1Trẻ em nhận bữa ăn từ thiện tại Howlwadag, phía Nam Thủ đô Mogadishu, Somalia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn 780 triệu người trên khắp thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực, trong khi khoảng 30% lương thực trên thế giới vẫn bị lãng phí hoặc thất thoát.

Khoảng 462 triệu người trên thế giới bị suy dinh dưỡng, trong khi khoảng 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì.

Đó là nghịch lý của thế giới chúng ta đang sống.

Hậu quả tàn khốc

“Không có gì cho bọn nhỏ ăn, tôi buộc phải cho chúng uống chút nước đường để chúng ngừng khóc, nhưng điều đó chỉ giúp chúng yên lặng trong chốc lát trước khi bắt đầu khóc và đòi ăn trở lại,” Maryan Mohamed Ali, 28 tuổi, một phụ nữ người Somalia, bất lực nói.

Theo Liên hợp quốc, từ tháng 4-6/2023, khoảng 6,6 triệu người ở Somalia đã phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng nông thôn.

Somalia chỉ là một trong rất nhiều quốc gia đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng lương thực, hiện đang ngày một lan rộng trên thế giới.

An ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn cung lương thực nhập khẩu.

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Thực tế cho thấy mất an ninh lương thực quốc gia là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất ổn định đất nước.

Khủng hoảng lương thực sẽ dẫn đến giá lương thực tăng cao, nguồn cung lương thực không đủ, lập tức ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người, kìm hãm phát triển kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Điều đó sẽ làm thay đổi kết cấu xã hội, gia tăng mâu thuẫn nội bộ, tạo tâm lý bất bình, chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã hội trầm trọng.

Những người đói khát có nhiều khả năng tham gia vào xung đột vũ trang hơn, có thể là do tuyệt vọng hoặc đơn giản chỉ như một cách để kiếm sống.

Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống.

Đồng thời, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm nặng và lo lắng.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 2Somalia chỉ là một trong rất nhiều quốc gia đang phải chống chọi với khủng hoảng lương thực đang ngày một lan rộng trên thế giới. (Nguồn: NRC)

Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ.

Bên cạnh đó, hậu quả của việc mất an ninh lương thực còn có thể kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của nguồn nhân lực.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng lương thực

Việc lương thực không đảm bảo có thể bắt nguồn từ lý do nguồn cung không đủ, sức mua yếu, phân phối không hợp lý và việc sử dụng không thỏa đáng. Tuy nhiên, yếu tố chủ yếu là do xung đột, hiện tượng thời tiết cực đoan và các cú sốc kinh tế.

Xung đột địa chính trị là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay.

Đặc biệt, khi xung đột xảy ra ở những khu vực sản xuất lương thực chủ yếu của toàn cầu sẽ tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nguồn cung lương thực.

Sự ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với khủng hoảng lương thực thế giới là một ví dụ điển hình.

Phần lớn ngũ cốc của các nước châu Phi là từ Ukraine và Nga, và khi cuộc xung đột xảy ra, các nước này bị thiếu trầm trọng nguồn cung cấp lương thực. Kết quả là hàng triệu người đứng bên bờ vực của nạn đói.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 3Nông dân thu hoạch lúa mỳ gần Melitopol, vùng Zaporizhzhia, Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, hôm 17/7, Nga đã rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Điều này khiến dư luận thế giới hết sức lo ngại.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là thỏa thuận được Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán vào tháng 7/2022, cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngô, lúa mỳ và các loại nông sản từ các cảng ở Biển Đen. Đổi lại, phương Tây loại bỏ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Có thể nói, sự đóng góp của thỏa thuận này đối với an ninh lương thực toàn cầu là rất lớn khi giúp nối lại xuất khẩu nông sản sau khi Nga phong tỏa các tuyến hàng hải quan trọng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.

Thỏa thuận đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu lương thực và phân bón thiết yếu từ Ukraine và Nga, đồng thời góp phần làm giảm giá lương thực toàn cầu khoảng 25% kể từ tháng 3/2022.

Điều quan trọng là ngũ cốc được vận chuyển qua Biển Đen cũng đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ các hoạt động nhân đạo khẩn cấp ở các quốc gia ở châu Phi và châu Á.

Cách đây một năm, thế giới đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nguyên nhân là từ các yếu tố cấu trúc nhưng lại trở nên trầm trọng hơn do xung đột. Khi đó, gần 10% dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Hiện giờ, khi thỏa thuận có nguy cơ sụp đổ, thế giới có thể sớm phải đối mặt với tình trạng tương tự.

Sự sụp đổ của một thỏa thuận có vai trò không thể thiếu đối với an ninh lương thực thế giới sẽ đe dọa tính mạng của hàng triệu người.

Thứ hai là nhân tố môi trường. Các hiểm họa và nguy cơ như biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất, mất tính đa dạng sinh học và dịch bệnh đang tác động nhiều mặt đến an ninh lương thực.

Giữa nhân tố môi trường và an ninh lương thực tồn tại mối quan hệ hai chiều, nếu tăng cường nông nghiệp và mở rộng đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực có thể dẫn đến tình trạng phá rừng và thay đổi sử dụng đất khiến cho hiệu ứng nhà kính gia tăng.

Nếu thông qua tác động sản xuất và nguồn cung thì có thể làm trầm trọng thêm sự thay đổi của môi trường như khí hậu nóng lên, dẫn đến giá lương thực và nông sản gia tăng, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đói nghèo toàn cầu.

Ví dụ, lúa là loại cây thân mềm đặc biệt nhạy cảm với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng lại đang được trồng ở những vùng mà các điều kiện khí hậu khắc nghiệt này đang ngày càng trở nên phổ biến.

Năm ngoái, tình trạng hạn hán và mưa úng bất thường do gió mùa gây ra ở Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm và quốc gia này đã buộc phải ra lệnh cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Lũ lụt tàn phá ở Pakistan, nước xuất khẩu lớn thứ tư thế giới, làm giảm 15% sản lượng lúa.

Nước biển dâng gây ra hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn là “vựa lúa” của Việt Nam.

Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích người nông dân giảm diện tích trồng lúa và chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cần ít nước hơn, trong bối cảnh lượng mưa thấp trong mùa mưa năm nay.

Tuy nhiên, cây lúa không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu mà còn là tác nhân góp phần trong quá trình đó. Quá trình trồng lúa thúc đẩy vi khuẩn thải khí methane. Gạo là một nguồn sinh ra khí nhà kính lớn hơn bất kỳ loại thực phẩm nào, chỉ sau thịt bò.

Dấu vết carbon (đánh giá tổng lượng phát thải khí nhà kính) của ngành sản xuất gạo tương tự như của ngành hàng không. Nếu tính đến việc chuyển đổi rừng thành ruộng lúa, giống như số phận của phần lớn rừng nhiệt đới ở Madagascar, thì dấu vết carbon thậm chí còn lớn hơn.

Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 4Trẻ em theo cha mẹ đi sơ tán tránh xung đột tại trại tị nạn ở Mekele, vùng Tigray, Ethiopia. (ẢnH: AFP/TTXVN)

Thứ ba là cú sốc kinh tế. Tình hình dịch bệnh kéo dài gần ba năm nay không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung và lưu thông lương thực của thế giới, mà còn gây ra cú sốc nặng nề đối với phát triển kinh tế toàn cầu.

Tình hình lạm phát toàn cầu ngày càng trầm trọng, nền kinh tế của một số nước đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, các nhân tố kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương thực.

Tác động trực tiếp nhất của cú sốc kinh tế là ảnh hưởng đến thu nhập và sức mua của các hộ gia đình, đặc biệt là nhóm đối tượng thu nhập thấp. Giá cả leo thang sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận lương thực, sự đa dạng và chất lượng ăn uống.

Thứ tư là vấn đề dân số và sự lãng phí. Trái Đất hiện có hơn 8 tỷ cư dân đang sinh sống. Theo ước tính mới nhất của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050, sau đó đạt mức cao nhất là 10,4 tỷ người vào những năm 2080, trước khi bắt đầu giảm dần.

Như vậy, các vấn đề đặt ra là phải làm gì để quản lý nhu cầu lương thực trước tình trạng suy giảm chất lượng đất trồng và nguồn nước? Biến đổi khí hậu có tác động gì đến sản lượng nông nghiệp? Làm thế nào để hạn chế sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lương thực?

Tuy nhiên, một sự thật là xét về mặt calo thuần túy, thế giới thậm chí gần như đã có đủ lương thực để nuôi sống 10 tỷ cư dân.

Đó là nhận định của Nicolas Bricas, chuyên gia tại Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD).

Thế nhưng, Trái Đất vẫn có hàng trăm triệu người rơi vào cảnh đói kinh niên. Nguyên nhân được chỉ ra ở đây là sự lãng phí rất lớn.

Theo thống kê, mỗi năm, hơn 30% sản lượng lương thực của hành tinh đã bị hết hạn hoặc bị vứt bỏ trước khi đến tay người tiêu dùng. Con số này tương ứng với 1,3 tỷ tấn lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ.

Lãng phí thực phẩm dẫn tới lãng phí về tiền bạc. Nói đơn giản thì mỗi năm thế giới vứt đi 100 tỷ USD chỉ vì lãng phí thực phẩm. 250 tỷ m3 nước được dùng để sản xuất số thực phẩm này cũng bị lãng phí theo. 

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 5Khoảng 462 triệu người trên thế giới bị suy dinh dưỡng, trong khi khoảng 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực không chỉ là một thực tế được thống kê mà còn là một thảm kịch của con người.

Đằng sau những con số là những gia đình đang vật lộn để tồn tại trước những khó khăn không thể tưởng tượng nổi.

Maryan có bảy đứa con. Cô sống trong trại tị nạn Qaydar-adde ở Baidoa, một trong những điểm đến của những người phải di dời do hạn hán nghiêm trọng ở Somalia.

Cô từng sống ở Madhayta thuộc vùng Bakool trước khi nạn đói xảy ra, buộc cô phải rời đi.

Gia đình Maryan là một trong nhiều người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực. Họ đã sống ở cùng một khu vực trong nhiều thế hệ, dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi để kiếm sống. Nhưng khi không có mưa, cây trồng của họ khô héo và gia súc của họ chết. Họ buộc phải bán số ít còn lại để mua thức ăn và nước uống. Cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi nhà và tìm nơi ẩn náu.

“Chúng tôi đã trải qua nhiều đợt hạn hán trong quá khứ. Mưa thường trở lại trong những mùa tiếp theo và sau đó cuộc sống trở lại bình thường. Nhưng lần này hoàn toàn khác. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất mà tôi từng thấy,” Maryan buồn bã nói.

Trong trại tị nạn, Maryan và các con đang sống sót nhờ một bữa ăn mỗi ngày, nhưng điều đó là không đủ. Đứa con út của cô đang bị bệnh nặng.

Giống như hàng ngàn phụ nữ khác hiện đang sống trong các trại tạm bợ của Baidoa, Maryan làm công việc lao động bình thường để kiếm thu nhập và mua thêm thức ăn cho con cái.

“Đôi khi, tôi trở về mà không có thức ăn. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất với một người mẹ. Tôi đau lòng khi thấy chúng khóc đòi ăn mà lại chẳng có gì cho chúng ăn,” Maryan nghẹn ngào nói./.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 6Maryan và những đứa con của cô ấy. (Nguồn: NRC)

Lan Phương (Vietnam+)

Nguồn

Cùng chủ đề

Nga-Belarus tập trận chung khi xung đột ở Ukraine vào giai đoạn mới

Cuộc tập trận Nga-Belerus kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 22/9, diễn ra trong lúc cuộc xung đột Nga-Ukraine sắp vào giai đoạn mới, trong khi Belarus cũng đang căng thẳng ngoại giao với Ba Lan và Latvia. ...

Đức có kế hoạch tăng mạnh việc mua sắm đạn dược trong năm 2024

Trong bối cảnh các nước phương Tây gồng mình bổ sung nguồn dự trữ cạn kiệt do quyên góp cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức thông báo đặt mục tiêu tăng gấp ba lần chi tiêu cho kế hoạch mua đạn dược. ...

IMF đưa ra khuyến nghị để ASEAN vượt qua thách thức kinh tế

Tổng Giám đốc IMF Georgieva nhấn mạnh ASEAN đã đạt mức tăng trưởng 4,6% trong năm nay và khu vực này cần tiếp tục phát triển năng động để vượt qua những thách thức kinh tế toàn cầu hiện nay. ...

Chính phủ Đức thắt chặt ngân sách năm 2024 để giảm gánh nặng nợ

Đức đã trình dự thảo ngân sách năm 2024 trị giá 445 tỷ euro, ít hơn khoảng 30 tỷ euro so với năm 2023 để giảm nợ sau 3 năm chi tiêu mạnh để đối phó dịch COVID-19 và tác động từ xung đột Nga-Ukraine. ...

Khẳng định vai trò của ASEAN là tâm điểm tăng trưởng của cả khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự Hội nghị. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 4/9, tại Jakarta, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt...

Cùng tác giả

Căng thẳng đến phút cuối

Đang có khởi đầu ấn tượng tại Serie A, Torino sẽ cố gắng mở rộng sự khởi đầu tốt đẹp của mình vào tối thứ Sáu, khi họ làm khách trên sân của Hellas Verona tại Stadio Bentegodi.Hiện đứng ở vị trí thứ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel về việc Cuba...

Khảo sát chính sách giao đất, giao rừng ở huyện biên giới Đắk Nông

Chiều 19/9, ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn công tác của Quốc hội có buổi khảo sát thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển...

Đắk Nông tiếp nhận trên 13,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận ủng hộ trên 2,83 tỷ đồng; huyện Krông Nô trên 1,97 tỷ đồng; huyện Đắk Song gần 1,59 tỷ đồng; huyện Đắk R'lấp trên 1,58 tỷ đồng; TP. Gia Nghĩa trên 1,3 tỷ...

Boruto trốn thoát, làng Cát gặp nguy hiểm

Nội dung Boruto chap trước chapter 93Trong Boruto chap 93, sau khi Jura hạ gục Boruto bằng Bom Vĩ Thú, một nhân vật bất ngờ xuất hiện: Bug. Anh ta nhanh chóng cảnh báo về những đồng phạm của Boruto, khiến họ vội...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel về việc Cuba...

Khảo sát chính sách giao đất, giao rừng ở huyện biên giới Đắk Nông

Chiều 19/9, ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn công tác của Quốc hội có buổi khảo sát thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển...

Đắk Nông tiếp nhận trên 13,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận ủng hộ trên 2,83 tỷ đồng; huyện Krông Nô trên 1,97 tỷ đồng; huyện Đắk Song gần 1,59 tỷ đồng; huyện Đắk R'lấp trên 1,58 tỷ đồng; TP. Gia Nghĩa trên 1,3 tỷ...

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy Đắk Nông tháng 9/2024

Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về 6 chuyên đề gồm: thông tin chuyên đề phòng chống tội phạm; thông tin về hoạt động tổ chức “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”; phổ biến, quán triệt Kết luận...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ứng phó bão số 4, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra

Diễn biến của bão số 4 và mưa lũ rất phức tạpThủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.Công...

Phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Kon...

Sáng 19/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn. ...

Hồ Ea Súp Thượng tiến hành xả tràn

Do đã xuất hiện mưa to và dự báo còn tiếp diễn, lưu lượng nước về hồ lớn, nên Chi nhánh thủy lợi Ea Súp (Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk) đã tiến hành xả tràn hồ...

Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm

Dự báo giá tiêu 17/9/2024: Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu ngày 19/9/2024 tiếp đà giảm mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu nội địa đang cao hơn rất nhiều, đây là tiền đề cho nông dân các địa phương tự tin mở rộng diện tích, nhằm giúp...

Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới

Dự báo giá cà phê 17/9: Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê ngày 19/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Số liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 76.214 tấn, trị...

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

Đắk Lắk có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như: nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, biến động thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất