Nâng cao chất lượng hạ tầng số
Ngày 1/9/2004, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 839/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính Viễn thông, đưa Đắk Nông trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập cơ quan này.
Đến năm 2008, với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực liên quan, UBND tỉnh Đắk Nông đã quyết định thành lập Sở TT-TT (TT-TT), từ đó nâng cao khả năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản và các lĩnh vực thông tin khácChuyển đổi số – Tạo ra cơ hội, giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Từ khởi đầu là đội ngũ đa phần trẻ, chuyển từ doanh nghiệp sang, thiếu kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước, thiếu cả cơ sở vật chất nhưng qua 20 năm Sở TT-TT đã “vượt lên chính mình” xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình hoạt động. Sở tham mưu tham mưu tỉnh đồng bộ về chủ trương, cơ chế chính sách phát triển thông tin, truyền thông trên địa bàn.
Trên lĩnh vực bưu chính, chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, Sở TT &TT đã thể hiện rõ vai trò vừa quản lý, vừa điều phối, tạo cơ chế để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phát triển hạ tầng, thông qua việc tham mưu ban hành quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông; quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh…
Qua đó tạo sự thống nhất trong phát triển mạng lưới và tránh được sự chồng chéo trong sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông; đồng thời, tạo được hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp cùng phát triển.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng và nâng cao chất lượng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; đưa vùng sâu, vùng xa sát lại gần các trung tâm phát triển.
Chuyển đổi số mang lại giá trị cho cuộc sống
Sở TT-TT tham mưu cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sở trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch chi tiết với 96 nhiệm vụ với yêu cầu cụ thể về kết quả đạt được, thời gian hoàn thành, phân vai chủ trì cho từng chủ thể để “Chuyển đổi số là động lực tạo ra cơ hội, giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững trong thời kỳ mới”.
Bám sát, đồng hành, hỗ trợ, giúp các ngành, các địa phương, đơn vị từng bước triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp với đặc điểm nguồn lực của Đắk Nông với tinh thần, phương châm quyết liệt “Việc 5 năm hoàn thành trong 1 năm”. Sau hơn 2 năm thực hiện, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, quá trình chuyển đổi số đã có những tác động rõ nét trên cả 3 trụ cột chính quyền số – kinh tế số – xã hội số góp phần nâng cao hiệu quả, công khai, minh bạch hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, mang lại những trải nghiệm mới, tiện ích và hiện đại cho người dân, doanh nghiệp.
Mặt khác, sớm nhận thức được “Cơ sở dữ liệu là “nhiên liệu”, “trái tim” của của quá trình chuyển đổi số”, Sở đã tham mưu, định hướng triển khai tạo dựng cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu số. Trọng tâm là triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Các giải pháp xây dựng chính quyền số được Sở TT-TT tham mưu UBND tỉnh quyết liệt triển khai thực hiện, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, đưa toàn bộ hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp lên môi trường số; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong các hệ thống chính trị để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, nhiều sở, ngành, cơ quan, đơn vị đã xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả công việc, góp phần làm giàu dữ liệu số tỉnh Đắk Nông. Cùng với đó, Sở trực tiếp tham mưu xây dựng và vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh từ năm 2022 đến nay, giám sát, điều hành 11 lĩnh vực kinh tế – xã hội của tỉnh theo thời gian thực thông qua các hệ thống giao nhiệm vụ, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.
Đưa hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số
Năm 2023, sau khi được giao tiếp nhận Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đơn vị đã nâng cấp, tích hợp ứng dụng một cửa điện tử liên thông; đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cho phép người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ, thanh toán phí, nhận kết quả qua mạng Internet, không cần đến trực tiếp cơ quan Nhà nước.
Sở tham mưu phát triển ứng dụng, kênh giao tiếp chính thức giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan chính quyền trên môi trường số qua ứng dụng Đắk Nông – C từ tháng 11/2023. Điều này cho phép người dân, doanh nghiệp và du khách truy cập các thông tin, dịch vụ và tiện ích của chính quyền số một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thông qua việc thúc đẩy hoàn thành việc đăng ký tài khoản định danh điện tử cho công dân; đồng bộ, tăng cường sử dụng các dịch vụ công, dịch vụ thương mại có sử dụng tài khoản định danh điện tử và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phủ sóng, phổ biến rộng khắp nhờ giải pháp hạ tầng, phát triển dịch vụ của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, 100% cơ sở y tế, 100% cơ sở giáo dục, 100% cơ sở điện lực tại Đắk Nông chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Với cách làm phù hợp, Đắk Nông đã có bước tiến lớn trong việc hình thành nền tảng “xã hội số”, mang lại cơ hội phát triển kinh tế số, tại nền tảng cho tăng trưởng. Kinh tế số cũng có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng của kinh tế số của tỉnh chiếm 9,44 % trong GRDP của tỉnh Đắk Nông (4.378 /46.388 tỷ đồng).
Định hướng báo chí, truyền thông; xây dựng thông tin cơ sở trở thành dòng chảy thông tin chính
Trên lĩnh vực báo chí – truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng hoạt động báo chí, truyền thông và xây dựng hệ thống thông tin cơ sở; tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại.
Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quy hoạch báo chí, công tác chuyển đổi số báo chí, truyền thông chính sách, công tác phát ngôn và phản hồi thông tin báo chí; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí – truyền thông. Được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là địa phương đi đầu trong hoạt động truyền thông chính sách, quản lý đi đôi với tạo điều kiện cho báo chí, truyền thông phát triển.
Từ hệ thống truyền thông manh mún thời điểm 20 năm về trước, đến nay Đắk Nông đã xây dựng được hệ thống truyền thông đa tầng, rộng khắp. Báo Đắk Nông và Đài PT-TH Đắk Nông vượt lên là nhóm cơ quan báo chí dẫn đầu trong chuyển đổi số báo chí; độ lan tỏa thuộc nhóm dẫn đầu các cơ quan báo Đảng toàn quốc, Đài PT-TH khu vực. Thúc đẩy phát triển hệ thống thông tin cơ sở hướng đến mục tiêu hết năm 2025, 100% xã có hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông, bảng thông tin điện tử công cộng, trang thông tin điện tử.
Bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền thông, Sở TTTT Đắk Nông còn được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ, nội dung, phương thức hoạt động. Với định hướng xây dựng Cổng Thông tin điện tử và vận hành Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh trở thành cơ quan thông tin truyền thông đa phương tiện của Ủy ban nhân dân tỉnh; là đầu mối tổ chức, quản lý, công bố các thông tin chính thống của Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu mối cung cấp nội dung truyền thông chính sách cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh (trang thông tin điện tử, bảng thông tin điện tử công cộng, đài truyền thanh cấp xã,
Hướng đến mục tiêu tỉnh trung bình khá về chuyển đổi số
Thời gian tới, Sở TT-TT tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cụ thể, trên lĩnh vực bưu chính – viễn thông, ngành tập trung vào việc phát triển hạ tầng chuyển phát hàng hóa, nhất là phục vụ thương mại điện tử và xây dựng nền tảng logistics. Đồng thời, tiếp tục nâng cấp mạng 4G và triển khai mạng 5G vào năm 2025, nhằm tiên phong áp dụng các tiến bộ công nghệ mới trong tương lai.
Lĩnh vực chuyển đổi số sẽ tập trung hướng đến mục tiêu đến năm 2030, Đắk Nông trở thành tỉnh trung bình khá trong cả nước về chuyển đổi số, với hệ thống chính quyền thông minh đồng bộ và phát triển hạ tầng số dùng chung. Mục tiêu là đạt được 100% thủ tục hành chính được cung cấp qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Lĩnh vực báo chí, truyền thông và xuất bản sẽ phát triển hệ thống thông tin cơ sở hiện đại, rộng khắp, đảm bảo rằng báo chí cách mạng là lực lượng trung tâm trong không gian truyền thông đa dạng. Định hướng này sẽ giúp tạo ra một dòng chảy thông tin chính thống, lan tỏa rộng rãi trên nền tảng số và các phương thức truyền thông mới.
Nguồn: https://baodaknong.vn/nganh-truyen-thong-va-thong-tin-dak-nong-vung-buoc-hoi-nhap-phat-trien-227911.html