Powered by Techcity

Lịch sử hình thành và phát triển của Đắk Nông

Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông, phía Tây Nam vùng Tây nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình từ 600 – 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực n­ước biển. Là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Ê đê …, theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải dài trên một địa bàn rộng lớn.

Do vị trí địa lý, vùng đất Đăk Nông nói riêng, vùng đất Tây Nguyên nói chung, nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lược với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính.

Do vị trí địa lý, vùng đất Đăk Nông nói riêng, vùng đất Tây Nguyên nói chung, nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lược với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính.

Từ  năm 1893, triều đình nhà Nguyễn buộc phải chấp nhận để Pháp toàn quyền cai trị vùng cao nguyên Trung phần, Đăk Nông trở thành vùng đất thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp.

Không chịu khuất phục dưới ách thống trị của thực dân, các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nói riêng đã vùng lên, chống thực dân xâm lược mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của N’Trang Gưh (1845-1914, tù trưởng buôn Cuah Kplang), từ năm 1887 đến năm 1914, ông từng lãnh đạo nghĩa quân bao vây tiêu diệt đồn Buôn Tur, buôn Riăng, buôn Dur, buôn Tinh, đồn Phơty…; cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng (1870 – 1935, là người dân tộc M’Nông), Ông đã đứng lên lãnh đạo các dân tộc M’ Nông, Stiêng, Mạ… vũ trang chống Pháp từ cuối năm 1911, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp vùng cao nguyên M’Nông và được nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R’Dinh, R’Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng Chet, Bu Mera, Bu Nơr, Bu Nốp… thuộc tổng DakRtik, nay là tỉnh Đắk Nông) tham gia. Giữa tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung tiến công đại bản doanh của nghĩa quân. Tù trưởng N’Trang Lơng bị trọng thương và tử thương đêm 23 tháng 5 năm 1935.

Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định khu vực Tây Nguyên, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập hệ thống chính quyền tay sai thực dân trên địa bàn Đăk Nông để kiểm soát dân chúng, tập trung ở Đăk Mil, Đăk Song. Năm 1940, bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột, chúng còn cho xây dựng Ngục Đăk Mil (nay thuộc huyện Đăk Mil, Đăk Nông), nhằm đày ải và tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta. Ngục Đăk Mil trở thành một cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện và đã chứng kiến nhiều lần vượt ngục dũng cảm của những người Cộng sản yêu nước.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Đăk Nông là vùng địch tạm chiếm đóng. Đồng bào dân tộc M’Nông, Mạ… với truyền thống kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm đã được sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Năm 1950, tỉnh Đăk Lăk cử Đội công tác 124 về tiến hành xây dựng cơ sở ở xung quanh núi Nâm Nung.

Những năm 1954-1959, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều thanh niên M’Nông, Mạ… đã giác ngộ cách mạng, thoát ly và được đưa vào vùng hậu cứ đào tạo để sau này phục vụ địa phương. Ban Cán sự Đảng kết hợp với đội công tác tuyên truyền, vận động thành lập được trung đội du kích người dân tộc M’Nông để chiến đấu chống Pháp. Đây là những lực lượng tiền thân của lực lượng quân sự tỉnh sau này.

Từ năm 1959, khu vực Nâm Nung trở thành khu căn cứ của lực lượng cách mạng. Tại căn cứ này, chính quyền cách mạng đã xây dựng được 3 trung đội du kích, gồm 150 thanh niên M’Nông, đã huy động được hàng chục ngàn ngày công phục vụ chiến đấu, vận động nhân dân đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm cho cách mạng và xây dựng hàng ngàn hầm chông, cạm bẫy, rào hàng chục cây số để chiến đấu bảo vệ hậu cứ, bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo tỉnh, huyện và các trạm hành lang.

Tháng 1/1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, được chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, quận Kiến Đức, quận Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến lược và điều kiện chiến tranh, tháng 12 năm 1960, Trung ương đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của địch (lấy mật danh là B4), thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V trực tiếp chỉ đạo; giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực tiếp chỉ đạo.

Đầu năm 1962, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đăk Lăk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 5/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Quảng Đức được thành lập lại, Chính quyền Cách mạng đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế-xã hội. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đăk Lăk.

Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đăk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, tỉnh Đăk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Công nghiệp khai khoáng Đắk Nông và những mục tiêu lớn

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Nông lấy phát triển công nghiệp khai thác bô xít – chế biến alumin – luyện nhôm làm một trong ba đột phá phát triển kinh tế.Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, Đắk Nông có trữ lượng quặng bô xít...

Chặng đường vươn mình của hạ tầng giao thông Đắk Nông

Ngày càng đồng bộGiao thông không chỉ đóng vai trò kết nối các địa phương mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh.Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy, sự chuyển mình rõ rệt về giao thông ở Đắk Nông, từ việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường bộ đến nỗ lực...

Người công giáo Đắk Nông chung tay xây dựng cộng đồng

Gia đình ông Hoàng Văn Danh, ở thôn Đức Thuận, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil có gần 10ha đất sản xuất cà phê, hồ tiêu. Hiện nay, nguồn thu nhập chính của gia đình ông Danh từ cà phê và hồ tiêu. Năm nay, cà phê và hồ tiêu của ông Danh cho thu hoạch khoảng 13 tấn.Trong năm 2024, người Công giáo tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hàng...

Đắk Nông phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh phát huy nội lực và thu hút đầu tư nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nỗ lực phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về những bước chuyển tích cực trong năm 2024 và định hướng...

350 gian hàng mua sắm tết và ẩm thực Việt Nam

Nguồn: https://baodaknong.vn/350-gian-hang-mua-sam-tet-va-am-thuc-viet-nam-thai-lan-tai-dak-nong-237843.html

Cùng tác giả

Công viên địa chất Đắk Nông: Viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO hai lần công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Tây Nguyên. Trong Công viên địa chất toàn cầu Ðắk Nông, núi lửa Nâm Kar thuộc thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, là một trong những núi lửa trẻ, hình thành do sự kết hợp giữa phun trào và phun nổ. (Nguồn: Báo Nhân dân) Công viên...

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Trong 2 ngày 26 và 27/10, tại TP. Kon Tum (Kon Tum), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin đối ngoại về quyền con người. Dự hội nghị có ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum và cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên Ban...

48 giờ ở Đắk Nông

Đắk Nông được xem là điểm đến mới với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cách TP HCM khoảng 250km, Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, với thủ phủ là thành phố Gia Nghĩa. Cuộc sống nơi đây không ồn ào và xô bồ mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc về văn hóa của khoảng 40 dân tộc. Nơi...

Khung cảnh hùng vĩ của thác Gia Long

⁣Nhắc đến những thác nước đẹp của Tây Nguyên nắng gió thì du khách chắc chắn sẽ nhớ ngay đến cụm 3 ngọn thác nổi tiếng trên dòng sông Sê rê Pôk, nằm tại điểm giao nhau giữa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Ngoài 2 ngọn thác chồng Dray Sáp, thác vợ Dray Nur thì còn một nhánh thác Gia Long cũng thu hút du khách trong hành trình chinh phục 3 ngọn thác hùng vĩ.

Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đăk Nông

Đắk Nông là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. 1. Vị trí địa lý Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk...

Cùng chuyên mục

Công viên địa chất Đắk Nông: Viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO hai lần công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Tây Nguyên. Trong Công viên địa chất toàn cầu Ðắk Nông, núi lửa Nâm Kar thuộc thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, là một trong những núi lửa trẻ, hình thành do sự kết hợp giữa phun trào và phun nổ. (Nguồn: Báo Nhân dân) Công viên...

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Trong 2 ngày 26 và 27/10, tại TP. Kon Tum (Kon Tum), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin đối ngoại về quyền con người. Dự hội nghị có ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum và cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên Ban...

48 giờ ở Đắk Nông

Đắk Nông được xem là điểm đến mới với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cách TP HCM khoảng 250km, Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, với thủ phủ là thành phố Gia Nghĩa. Cuộc sống nơi đây không ồn ào và xô bồ mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc về văn hóa của khoảng 40 dân tộc. Nơi...

Khung cảnh hùng vĩ của thác Gia Long

⁣Nhắc đến những thác nước đẹp của Tây Nguyên nắng gió thì du khách chắc chắn sẽ nhớ ngay đến cụm 3 ngọn thác nổi tiếng trên dòng sông Sê rê Pôk, nằm tại điểm giao nhau giữa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Ngoài 2 ngọn thác chồng Dray Sáp, thác vợ Dray Nur thì còn một nhánh thác Gia Long cũng thu hút du khách trong hành trình chinh phục 3 ngọn thác hùng vĩ.

Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đăk Nông

Đắk Nông là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. 1. Vị trí địa lý Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk...

Mắc ca sấy Đăk Nông

Nằm ở phía Nam đại ngàn, có độ cao gần 900m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, trong lành, vùng đất Đắk Nông có nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp cho cây Macca phát triển mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Người dân canh tác truyền thống, không xịt thuốc trừ cỏ, không thuốc hóa học, không lạm dụng phân vô cơ để có được hạt macca tự nhiên, an toàn, đảm...

Sầu riêng Đăk Nông

Sầu riêng tại Đắk Nông được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Ngon nhất là sầu riêng được trồng tại trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa) và tại huyện Đắk Mil. Các loại sầu chủ yếu tại đây bao gồm Ri 6, Út Thủy (Bến Tre) và Monthong (Thái Lan) được cấp chứng chỉ VietGAP. Với mệnh danh là “Ông...

Gìn giữ nghề dệt của đồng bào M’nông

Cũng như các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông hình thành, phát triển trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và tồn tại cho đến tận bây giờ. Nó minh chứng cho sức trường tồn, sức sống mãnh liệt của mình trong mọi điều kiện lịch sử; góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền và tạo điều kiện cho địa phương phát triển.

3 đặc sản nên thử khi tới Đắk Nông

Gà xào măng chua hay canh thụt của người Mạ là những đặc sản lạ của tỉnh miền núi Tây Nguyên. Sự đa dạng về dân tộc sinh sống tại Đắk Nông mang đến sự đa dạng ẩm thực cho vùng đất này. Một số đặc sản bạn có thể thử khi đến đây: Rượu cần M'Nông Khi đến với vùng đất này, du khách có cơ hội thưởng thức món rượu cần của dân tộc M'Nông. Đây là dân tộc đông...

Khám phá Đắk Nông

Hồ Tà Đùng, thác Liêng Nung đẹp hoang sơ khiến du khách không khỏi trầm trồ trong chuyến tham quan một đến hai ngày. Từ tháng 12 đến tháng 4 là mùa khô, thích hợp để khám phá Đắk Nông (Tây Nguyên), do thời tiết khô ráo, di chuyển dễ dàng. Không cần đợi đến mùa mưa du khách mới có thể chiêm ngưỡng những dòng chảy mạnh mẽ, hùng vĩ của sông hồ suối thác. Thác nước ở Đắk...

Tin nổi bật

Tin mới nhất