Powered by Techcity

Lá chắn đầu trong phòng, chống thiên tai Đắk Nông


Đi trước về sau, xông vào nơi nguy hiểm

Anh Nguyễn Dương Tuấn, thành viên Đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa.

Dù đã qua 1 năm, nhưng anh Tuấn vẫn còn nhớ như in những ngày vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023 khi anh cùng nhiều cán bộ, công chức phường có mặt tại các địa điểm ngập úng, sạt lở đất để ứng phó, giúp dân sơ tán người, tài sản do ảnh hưởng của thiên tai.

z5685182004881_68070514e5cd272a0a49c1ef24ddbb97-375dbe0b9082059b214167e5c6db04a8-1-.jpg
Anh Nguyễn Dương Tuấn, thành viên Đội xung kích PCTT&TKCN phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa giúp dân di dời vật dụng tránh lũ năm 2023

Anh Tuấn cho hay, trời mưa nhiều ngày liên tục nên đội xung kích đã tăng cường khảo sát, nắm tình hình, sẵn sàng ứng cứu khi cần. Thế nhưng, không ngờ nước ở các suối trên địa bàn phường lên nhanh, gây ngập lụt tại khu vực tổ dân phố 1 và 2. Trước tình hình đó, mấy ngày liền, anh Tuấn và các thành viên trong đội thay nhau túc trực 24/24h, có mặt tại các điểm ngập úng, sạt lở.. để hỗ trợ người dân.

“Cùng với thường xuyên khảo sát, nắm bắt địa bàn, khi có sự cố, các thành viên trong đội nhanh chóng có mặt tại các địa điểm ngập úng, sạt lở… để di chuyển người, tài sản đến khu vực an toàn, giảm thiểu thiệt hại cho người dân”, anh Tuấn cho biết.

Bà Nguyễn Thị Hà, tổ dân phố 1, phường Nghĩa Trung cảm kích: “Gia đình tôi được các lực lượng chức năng, địa phương hỗ trợ nhanh chóng di dời khỏi khu vực ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Sau khi nước rút, đội xung kích còn giúp gia đình tôi và bà con bị ảnh hưởng tổ kê lại đồ đạc, vệ sinh sân, nhà cửa để sớm ổn định sinh hoạt trở lại”.

a10.jpg
Đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023 gây ngập úng nhiều nhà của người dân phương Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa

Theo UBND phường Nghĩa Trung, đợt mưa, lũ năm 2023, phường có 30 hộ dân ở tổ dân phố 1 và 2 bị ngập nhà cửa từ 1-2m, có nơi lên đến 3m phải di dời đến nơi an toàn. Trong đó, Đội xung kích PCTT&TKCN phường đã phát huy tốt vai trò lực lượng tại chỗ trong phòng, chống thiên tai.

Ông Võ Hoài Phú, Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Trung đánh giá: “Những đợt thiên tai như năm 2023 và những lần xảy ra cháy, sạt lở đất… trên địa bàn phường, đội xung kích đã phản ứng nhanh, kịp thời có mặt xử lý sự cố với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, góp phần giảm thiệt hại thấp nhất. Đội xung kích luôn đi trước về sau, xông vào nơi nguy hiểm nhất khi thực thi nhiệm vụ”.

Cũng theo ông Phú, hàng năm, phường quan tâm củng cố, kiện toàn Đội xung kích PCTT&TKCN gắn với tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, để đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

xk1-9cc9248eb7e2278c7e5640abee5e50da(1).jpg
Đội xung kích PCTT&TKCN phường Nghĩa Trung giúp dân di dời đồ đạc trong đêm (ảnh tháng 8/2023)

Đội xung kích PCTT&TKCN xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong thời gian qua phát huy tốt vai trò trong công tác PCTT &TKCN. Anh K’Ba, thành viên Đội xung kích PCTT&TKCN xã Đắk Ha thông tin, đang vào mùa mưa, các thành viên đội thường xuyên kiểm tra các điểm đã và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn để chủ động tham mưu các cấp chính quyền có biện pháp phòng, chống.

Quá trình nắm địa bàn, đi đến đâu, anh K’Ba kết hợp thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở người dân về việc thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết nguy hiểm, cách nhận biết, phòng tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, giông, sét…

Anh K’Ba, đội xung kích PCTT& TKCN xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong thường xuyên bám nắm các điểm nguy cơ gây thiên tai
Anh K’Ba, Đội xung kích PCTT& TKCN xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong thường xuyên bám nắm các điểm nguy cơ gây thiên tai

Ông Đoàn Công Hoàng, Chủ tịch UBND xã Đắk Ha thông tin, lực lượng xung kích cơ sở từ Nhân dân mà ra, sống tại địa phương, hiểu dân và thông thuộc địa hình. Từ đó, Ban chỉ huy PCTT& TKCN xã nắm được cụ thể các điểm xung yếu để chủ động hơn trong các hoạt động phòng ngừa từ đầu, từ xa.

Nòng cốt trong “4 tại chỗ”

Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh hàng năm chịu ảnh hưởng, tổn thất do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hạn hán.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bên cạnh nguồn lực, lực lượng hỗ trợ từ bên ngoài thì lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã có vai trò nòng cốt trong thực hiện “4 tại chỗ” ở cơ sở.

Đây là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống thiên tai như: tuyên truyền, rà soát các vị trí xung yếu, ứng phó, khắc phục hậu quả, khôi phục đời sống, sản xuất của Nhân dân…

Lực lượng này luôn có mặt đầu tiên hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp người dân tại các khu vực xảy ra thiên tai để hỗ trợ di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn; tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời người bị thương, vùi lấp, mắc kẹt…

z5638489195954_2fd729d53b1656454da709a5c26bb55b-7835be8b2357ba1a06deac866bf04cf6(1).jpg
Lực lượng xung kích PCTT & TKCN xã Thuận An, huyện Đắk Mil

Đây cũng là lực lượng trực tiếp báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để bảo đảm an toàn cho học sinh, người tham gia giao thông.

Các đội hỗ trợ sửa chữa nhà cửa, cầu, cống hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh chóng ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do thiên tai.

Ông Lê Trung Kiên, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, hàng năm, tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích tại các địa phương. Ban tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho lực lượng này. Năm 2023, ban đã mua sắm, cấp phát gần 1.900 bộ trang thiết bị cho các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

Các lực lượng liên quan như Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Quân sự tỉnh chủ động đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, diễn tập cho đội ngũ xung kích cấp xã.

Đội xung kích PCTT&TKCN cấp xã do Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm. Lực lượng này gồm dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, công an xã; hội chữ thập đỏ; hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,hội phụ nữ; công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng, công chức văn phòng – thống kê, công chức văn hóa – xã hội, y tế và cán bộ thôn, tổ dân phố.



Nguồn: https://baodaknong.vn/la-chan-dau-trong-phong-chong-thien-tai-dak-nong-225497.html

Cùng chủ đề

Thiên tai – Gánh nặng của nông dân Đắk Nông

Tình trạng thời tiết trở nên bất thường hơn, với những trận mưa kéo dài đi kèm theo có thể là dông lốc, mưa đá gây gãy đổ, hư hại cây cối, vật nuôi, nhà cửa của nông dân. Bên cạnh đó, hạn...

Vì sao Quỹ phòng, chống thiên tai Đắk Nông chỉ đạt 29%?

Năm 2023, thiên tai đã làm 2 người thiệt mạng; 378 căn nhà, vật kiến trúc bị sập, tốc mái, ngập lụt. Trong đó, 138 nhà phải di dời do ngập lụt, sạt lở đất; trên 1.100ha cây trồng các loại bị ngập...

Đắk Nông hành động sớm để ứng phó với thiên tai

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng yên, thời gian qua, Đắk Nông đã nhận được nhiều sự quan tâm của Trung ương. Tỉnh Đắk Nông đã được đầu tư nhiều công trình hồ đập lớn như: Công trình thủy lợi Đắk...

Đắk Nông huy động 8,9 tỷ đồng làm quỹ phòng, chống thiên tai 2024

Theo kế hoạch, tỉnh sẽ huy động trên 8,9 tỷ đồng của 2.992 tổ chức kinh tế trên địa bàn các huyện, TP. Gia Nghĩa. UBND tỉnh đề nghị thủ trưởng các đơn vị, tổ chức kinh tế có trách nhiệm thu, nộp...

6 tháng đầu năm, Đắk Nông thiệt hại khoảng 331 tỷ đồng do thiên tai

Ngày 10/7, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các loại hình thiên tai gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại trên địa bàn tỉnh.Qua báo cáo sơ bộ của các địa phương, có...

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay – Chiều 27/12/2024: Vẫn duy trì mức trên 84 triệu đồng/lượng khi bán

Giá vàng chiều 27/12/2024 trên thị trường trong nướcTập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện đang niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,7 - 84,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 82,7 -...

Xếp hạng di tích cấp quốc gia Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông

Ngày 27/12, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B’Lang, xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao Quyết định và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Danh lam thắng...

Ban Bí thư chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Sáng 27/12, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020-2025, gồm các đồng chí: Vũ Tuấn...

Quảng Hòa nỗ lực ổn định đời sống cho đồng bào Mông

Hỗ trợ sinh kếXã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong có diện tích tự nhiên 8.543,64ha; 7 thôn, 1.527 hộ, 8.446 khẩu. Toàn xã có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,37%, riêng dân tộc Mông chiếm 71,9%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 10,63%.Là một xã có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng...

Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông được xếp hạng di tích quốc gia

Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo người dân địa bàn tham dự.Để bảo tồn, phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B'Lang nói riêng, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông nói chung, đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ngành VHTT-DL...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay – Chiều 27/12/2024: Vẫn duy trì mức trên 84 triệu đồng/lượng khi bán

Giá vàng chiều 27/12/2024 trên thị trường trong nướcTập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện đang niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,7 - 84,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 82,7 -...

Quảng Hòa nỗ lực ổn định đời sống cho đồng bào Mông

Hỗ trợ sinh kếXã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong có diện tích tự nhiên 8.543,64ha; 7 thôn, 1.527 hộ, 8.446 khẩu. Toàn xã có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,37%, riêng dân tộc Mông chiếm 71,9%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 10,63%.Là một xã có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng...

Giá vàng sáng ngày 27/12/2024: Vẫn giữ đà tăng

Giá vàng sáng này 27/12/2024 ở thị trường trong nướcVào lúc 9 giờ 00 phút sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI công bố giá vàng miếng SJC dao động từ 82,7 triệu đồng đến 84,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), ghi nhận mức tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với ngày hôm qua.Cùng thời điểm, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn...

Diễn biến lạ của lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 27/12/2024, ngày thứ 7 liên tiếp không ghi nhận bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với biểu lãi suất huy động tại các ngân hàng. Diễn biến trên có phần lạ so với mọi năm, khi tháng cuối năm luôn là thời điểm các ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu thanh khoản và tăng trưởng...

Đảo chiều giảm trở lại

Giá cao su hôm nay giảm nhẹ trở lại sau hai ngày tăng giá liên tiếp, do tồn kho cao tại Trung Quốc làm lu mờ lo ngại về nguồn cung toàn cầu, trong khi giá cao su tổng hợp yếu hơn cũng tạo áp lực lên thị trường. ...

Đồng Yên biến động không đồng nhất

Tỷ giá yên Nhật ngày 27/12 ở thị trường trong nướcTỷ giá Yên Nhật sáng ngày 27/12/2024 được ghi nhận tại các ngân hàng như sau:Vietcombank: Tỷ giá mua Yên Nhật đạt 155,93 VND/JPY, trong khi tỷ giá bán là 165 VND/JPY – giảm lần lượt 0,14 đồng và 0,15 đồng ở hai chiều.Vietinbank: Tỷ giá mua tăng thêm 0,57 đồng lên 157,81 VND/JPY, trong khi chiều bán giảm 1,38 đồng...

Bật tăng trở lại, thị phần cà phê Việt Nam tại Mỹ đang bị thu hẹp

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, đạt 121,500 đồng/kg.Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng tăng 800 đồng/kg, đạt 121,000 đồng/kg.Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, đạt 121,400 đồng/kg.Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông có mức giá cao nhất khi tăng 700 đồng/kg, đạt 121,700 đồng/kg.Giữa tháng...

Đắk Nông nhập cuộc nông nghiệp xanh

Các hợp tác xã tiên phongHợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên ở huyện Đắk Song có 202 hộ dân trồng 700ha hồ tiêu sạch, trong đó 197ha được chứng nhận hữu cơ các tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada. Những năm qua, HTX Hoàng Nguyên đã hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ cho nông dân từ đó mang lại nhiều lợi ích.Anh...

Đắk Nông canh tác hồ tiêu thích ứng biến đổi khí hậu

Tác động của thời tiết cực đoanTheo TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, nguyên Trưởng Phòng Khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, sự thay đổi thời tiết do BĐKH ở vùng Tây Nguyên thấy rõ nhất là biến đổi về nhiệt độ, quy luật mưa và lượng mưa.Để vườn tiêu thoát nước tốt, bà con nên trồng tiêu ngang mặt đất, sau đó vun gốc mu...

Vốn điều lệ các HTX của Đắk Nông đạt trên 338 tỷ đồng

Đắk Nông hiện có 188 tổ hợp tác và 310 HTX. Tổng vốn điều lệ các HTX của Đắk Nông trên 338.270 triệu đồng với 18.416 thành viên, thành viên liên kết. Tỉnh có 239 HTX đang hoạt động, 71 HTX ngừng hoạt động, xin tạm ngừng hoạt động và chờ giải thể.Đắk Nông phấn đấu 100% cán bộ, thành viên, người lao động của HTX được tuyên truyền các chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất