Powered by Techcity

Hơn 500 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét


Với địa hình cao nguyên đa dạng, kết hợp với mùa mưa kéo dài và lượng mưa lớn, Lâm Đồng trở thành một trong những địa phương có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cao. Vào mùa mưa, tình trạng sạt lở đất thường xảy ra nhất là các tuyến đường đèo đoạn qua vùng đồi núi có độ dốc lớn như trên Quốc lộ 20, 27, 28, đường 723; sạt lở bờ xảy ra ở các sông, suối trong tỉnh như sông Đạ B’sa (huyện Đạ Huoai), sông Đồng Nai (huyện Cát Tiên), sông Đa Nhim (huyện Đơn Dương), sông Đa Dâng (huyện Lâm Hà), suối Đạ Mí, sông Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), sông Krông Nô (huyện Đam Rông), khu vực sườn dốc (huyện Lạc Dương).

Ở các đô thị trong tỉnh, hiện tượng sạt lở đất cũng thường xuất hiện tại thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương), TP Đà Lạt. Đặc biệt sạt lở đất do tai biến địa chất xảy ra nghiêm trọng ở thị trấn Di Linh và các xã Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp (huyện Di Linh), xã Đông Thanh (huyện Lâm Hà), đèo Bảo Lộc (TP Bảo Lộc), xã Đạ K’nàng (huyện Đam Rông).

Lâm Đồng: Hơn 500 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét
Sạt lở tại khu dân cư thuộc phường 3 khiến 6 hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn. Ảnh: BLĐ.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn tỉnh hiện có hơn 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, trong đó, 396 vị trí nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng, lũ quét và 3 vị trí sụt lún.Tại địa bàn huyện Đam Rông, theo kết quả rà soát, thống kê hiện trên địa bàn huyện có 47 điểm có nguy cơ sạt lở, trong đó 8 điểm có nguy cơ sạt lở cao với 146 hộ dân nguy cơ bị ảnh hưởng. Vụ việc sạt lở nghiêm trọng nhất xảy ra trên địa bàn giữa tháng 7 đã làm 3 người dân bị thiệt mạng, sập hoàn toàn 2 căn nhà với ước thiệt hại về tài sản khoảng 3 tỷ đồng.

Trên địa bàn TP.Đà Lạt, các đơn vị chức năng cũng ghi nhận 51 điểm. Riêng tuyến Quốc lộ 20, đoạn qua xã Trạm Hành, Xuân Trường đã xuất hiện 4 vị trí sạt lở đất. Hay vụ sạt lở taluy trong khu dân cư thuộc phường 3 khiến 6 hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn.

Theo đánh giá từ cơ quan chức năng, về nguyên nhân trực tiếp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1.750 – 3.150mm/năm, là tỉnh có lượng mưa luôn cao hơn bình quân chung cả nước. Lượng mưa cao, kéo dài nhiều ngày, cục bộ có những cơn mưa lớn là nguyên nhân làm nền đất bị yếu, gây sạt lở, sạt trượt. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, san gạt, đào đắp tạo mặt bằng xây dựng để xây dựng công trình tại các vị trí, khu vực sườn dốc, tayluy âm/dương cao, có nguy cơ sạt trượt cũng là một trong nguyên nhân gây sạt lở, trượt, nứt đất và gây tác động đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Lâm Đồng: Hơn 500 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét
Nhiều khu vực tại TP. Đà Lạt ngập sâu sau mưa lớn.

Để tăng cường các giải pháp phòng chống, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định phân bổ chi tiết nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn tỉnh với số tiền 280 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 để khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu do thiên tai gây ra trong thời gian vừa qua.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phân bổ kinh phí được hỗ trợ cho 11 dự án công trình cho 8 địa phương và 1 đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện. các sở, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cụ thể để hạn chế nguy cơ sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung các nội dung: rà soát các công trình tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, khu dân cư ven sông, suối, sườn dốc có độ chênh taluy lớn để sớm xử lý. Rà soát các đồ án quy hoạch để đảm bảo hạn chế tối đa sạt trượt, ngập lụt; đảm bảo quy hoạch thoát nước. Lập bản đồ phân vùng sạt lở, lũ quét để làm cơ sở quản lý quy hoạch, xây dựng công trình. Xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt. Tiếp tục thực hiện đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ngập lụt cho khu vực nội ô Đà Lạt đã được tỉnh phê duyệt danh mục năm 2023;…

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương thực hiện và cũng đã có một số dự án chống sạt lở đất, chống ngập úng được triển khai trong năm 2023.

Các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương rà soát, thống kê, cung cấp thông tin các khu vực xảy ra hiện tượng tai biến địa chất, sụt lún, trượt lở đất, lũ quét. Kết quả rà soát đã được tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng nội dung, khối lượng và dự toán Nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn (1:5.000, 1:2.000) cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn huyện Đức Trọng và TP Đà Lạt, Bảo Lộc”.

Liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ; rà soát các phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện chủ động ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường có thể xảy ra; kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực sông, suối, sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; thực hiện nghiêm túc việc trực ban 24 giờ/24 giờ để kịp thời chỉ đạo, xử lý và ứng phó có hiệu quả các tình huống do thiên tai gây ra.

Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở những nơi mà người dân không ngờ tới. Sạt lở đất cũng là một trong những vấn đề rất lớn mà bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Con số thương vong, mất tích về sạt lở đất vẫn đang tăng lên tại nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê ghi nhận có hơn 300 người thiệt mạng và mất tích, chủ yếu do sạt lở đất.

Trong nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm sạt lở đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Đề án cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi và trung du. Theo đó, sẽ thiết lập hệ thống thông tin cảnh báo sớm, nâng cao, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du và miền núi. Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1/10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao. Bộ bản đồ ở giai đoạn đầu đã chỉ ra 220 xã ở mức sạt lở cao nhất, trùng khớp với hiện tượng sạt lở đất và các khu vực thực tế hay bị sạt lở.

Kế hoạch cũng tập trung xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỉ lệ trung bình, tỉ lệ lớn, đồng bộ, tổng thể. Đồng thời, cung cấp, trao đổi thông tin cảnh báo với cộng đồng dân cư, tăng cường năng lực ứng phó thiên tai của các cán bộ và người dân địa phương nhằm giảm nhẹ thiên tai do sạt lở đất và lũ quét gây ra.



Nguồn: https://baodaknong.vn/lam-dong-hon-500-vi-tri-co-nguy-co-sat-lo-lu-quet-229557.html

Cùng chủ đề

Gia đình rút đơn khiếu nại

Ngày 9/10, thông tin từ lãnh đạo bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Lâm Đồng, thân nhân chị K’H. (29 tuổi, sản phụ đã tử vong sau sinh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã rút đơn khiếu nại. Nguyên nhân tử vong của sản phụ này do sốc sốt xuất huyết Dengue, biến chứng suy đa phủ tạng không hồi phục.Phía gia đình sau khi nghe giải thích của BVĐK tỉnh Lâm Đồng về nguyên nhân tử vong,...

Hàng chục hộ dân nơm nớp sống dưới quả đồi nứt toác, nguy cơ sạt lở

Tình trạng sạt lở đất và nứt ở đồi thông tại thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng xảy ra nhiều năm qua, ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 20 hộ dân địa phương.Một người dân địa phương...

Hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và Ấn Độ

Ngày 29/8, tại TP Đà Lạt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng tổ chức Hội nghị “Giới thiệu...

Yêu cầu khẩn trương điều tra vụ khai thác rừng trái phép tại xã Đưng K’nớ

Chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng sau khi các cơ quan chức năng và chủ rừng phát hiện nhóm đối tượng chặt hạ, trái phép 2 cây gỗ, nghi gõ đỏ, nhóm IIA, thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp,...

Lễ dựng cây nêu của người Cơ Ho

Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng...

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay – Chiều 27/12/2024: Vẫn duy trì mức trên 84 triệu đồng/lượng khi bán

Giá vàng chiều 27/12/2024 trên thị trường trong nướcTập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện đang niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,7 - 84,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 82,7 -...

Xếp hạng di tích cấp quốc gia Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông

Ngày 27/12, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B’Lang, xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao Quyết định và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Danh lam thắng...

Ban Bí thư chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Sáng 27/12, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020-2025, gồm các đồng chí: Vũ Tuấn...

Quảng Hòa nỗ lực ổn định đời sống cho đồng bào Mông

Hỗ trợ sinh kếXã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong có diện tích tự nhiên 8.543,64ha; 7 thôn, 1.527 hộ, 8.446 khẩu. Toàn xã có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,37%, riêng dân tộc Mông chiếm 71,9%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 10,63%.Là một xã có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng...

Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông được xếp hạng di tích quốc gia

Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo người dân địa bàn tham dự.Để bảo tồn, phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B'Lang nói riêng, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông nói chung, đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ngành VHTT-DL...

Cùng chuyên mục

Xếp hạng di tích cấp quốc gia Núi lửa Nâm B’Lang ở Đắk Nông

Ngày 27/12, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B’Lang, xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao Quyết định và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Danh lam thắng...

Ban Bí thư chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Sáng 27/12, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020-2025, gồm các đồng chí: Vũ Tuấn...

74.000ha rừng bị thiêu rụi

Nhân viên Cơ quan Cứu hỏa Quốc gia Australia theo dõi khói bốc lên từ đám cháy rừng mất kiểm soát tại Công viên Quốc gia Grampians ở Victoria. (Nguồn: AP/TTXVN)Ngày 27/12, lực lượng cứu hỏa Australia đang nỗ lực khống chế đám cháy rừng đang lan rộng ở Công viên quốc gia Grampians ở bang Victoria. Thống kê cho thấy diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã...

Hôm nay có gì? Ngày 27/12/2024

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/hom-nay-co-gi-ngay-27-12-2024-238143.html

Đắk Nông đón nhận danh hiệu CVĐCTC UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

  Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7-2020. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo. Trong đó có hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO...

Đắk Nông phát huy lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, đến năm 2030 trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái dựa trên lợi thế về khí hậu, cảnh quan. Các hoạt động xúc...

Gia tăng cơ hội mới cho Đắk Nông phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế

Nhân dịp Đắk Nông tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu CVĐCTC UNESCO Đắk Nông lần thứ 2, năm 2024, ông Johnathan Baker, Trưởng đại diện VP UNESCO tại Hà Nội và TS Guy Martini, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Mạng lưới CVĐCTC UNESCO, chuyên gia tư vấn xây dựng CVĐC Đắk Nông đã gửi đến tỉnh đoạn clip chúc mừng.TS Guy Martini, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Mạng...

Tập trung phát triển bền vững CVĐCTC UNESCO Đắk Nông

Phát biểu tại Lễ đón nhận danh hiệu CVĐCTC UNESCO Đắk Nông lần thứ 2, năm 2024, đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, CVĐC Đắk Nông được UNESCO công nhận là CVĐCTC vào tháng 7 năm 2020, trở thành CVĐCTC thứ ba tại Việt Nam.Để CVĐCTC UNESCO Đắk Nông phát triển bền vững, thời gian tới, Đắk Nông sẽ tập trung...

Chương trình nghệ thuật “Xứ sở của những âm điệu”

Chương trình nghệ thuật “Xứ sở của những âm điệu” là câu chuyện sống động về mảnh đất và con người Đắk Nông, nơi di sản địa chất hòa quyện với văn hóa và thiên nhiên, thể hiện được tinh thần gắn kết dân tộc tỉnh Đắk Nông. Nguồn: https://baodaknong.vn/chuong-trinh-nghe-thuat-xu-so-cua-nhung-am-dieu-238129.html

UBND huyện Tuy Đức đối thoại với nông dân

Tham gia đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với nông dân năm 2024, đại biểu tham dự đã nêu hơn 30 ý kiến phát biểu.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Anh, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cảm ơn những ý kiến chân thành của cán bộ, hội viên nông dân.Ông Nguyễn Văn Anh mong muốn trong thời gian tới, cán bộ, hội viên nông dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất