Powered by Techcity

Hồ tiêu Đắk Nông trên đà hồi sinh

thoan-cuoi.png

Cây hồ tiêu từng được người dân Đắk Nông gọi là “vàng đen” vì đã đem lại cuộc sống sung túc cho rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, do canh tác thiếu khoa học, nên loại cây trồng này một thời cũng mang đến khủng hoảng kinh tế đối với người dân.

1(5).png

Các xã Trường Xuân, Nâm N’Jang, Thuận Hà, Thuận Hạnh (Đắk Song) hay Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa, Nhân Đạo, Đắk Wer (Đắk R’lấp) từng được gọi là những “mỏ vàng đen” của tỉnh Đắk Nông. Bởi đây đều từng là những vùng sản xuất hồ tiêu rất lớn.

Nhờ hồ tiêu, nhiều nông dân ở đây giàu lên nhanh chóng. Họ xây nhà như biệt thự ở làng quê, mua sắm phương tiện, vật dụng đắt tiền. Chuyện nông dân trồng tiêu có vài chiếc ô tô tiền tỷ để đi đây, đi đó không hiếm.

Thế nhưng, thời kỳ vàng son của hồ tiêu ở Đắk Nông kéo dài không được bao lâu. Thậm chí, đối với nhiều người, hồ tiêu giờ đây chỉ là câu chuyện buồn để kể lại, với chất chứa trong đó là những nuối tiếc, xót xa.

dsc_0269.jpg
Ông Nguyễn Văn Minh (bên phải), thôn 1, xã Trường Xuân (Đắk Song) từng trải qua thời kỳ thăng trầm với cây hồ tiêu

Ông Nguyễn Văn Minh, thôn 1, xã Trường Xuân (Đắk Song) đến Tây Nguyên lập nghiệp từ thuở đôi mươi. Nay ông đã xấp xỉ 50 tuổi. Ông đã có gần 30 năm gắn bó với cây hồ tiêu.

Một buổi sáng mùa thu nắng nhẹ, sương giăng mờ dọc các dãy núi ở xã Trường Xuân, chúng tôi theo chân ông đi thăm vườn hồ tiêu gần 1,5 ha. Vườn có những khu vực xanh tốt, nhưng một số khu vực rải rác cây chết.

Vừa thăm vườn, ông vừa kể về những chuyện buồn của hồ tiêu ở Đắk Song. Đó là giai đoạn những năm 2017-2019, khi hồ tiêu trên địa bàn huyện chết hàng loạt. Quanh nhà ông, nhiều hộ khóc đứng khóc ngồi vì hồ tiêu. Ông cũng thế, nhiều ngày mất ăn, mất ngủ vì cây “vàng đen”. Bởi toàn bộ tài sản, vốn liếng làm ăn của cả vợ chồng, con cái đều trông chờ vào hồ tiêu.

minh-1.png

Ông Minh nhớ lại: “Đỉnh điểm nhất là vào cuối mùa mưa năm 2018, nhiều vườn tiêu đang xanh tốt, chỉ vài cây chết. Qua đến mùa nắng là chết hàng loạt. Vườn tiêu gần 1,5 ha của tôi, thời điểm đó được coi là đẹp nhất vùng cũng chết”.

Theo ông Minh, lúc đầu chỉ vài ba cây nơi góc đường gần ngõ chết, rồi chục cây, rồi cả đám chết mà ông không đếm xuể. Bằng kinh nghiệm của mình, ông mua thuốc về bón gốc, xịt lên lá, nhưng số lượng cây mắc bệnh càng nhiều. Ông tìm đến các nhân viên kỹ thuật của nhiều cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để nhờ hỗ trợ. Nhưng họ cũng ậm ờ, không chắc chắn cứu chữa được vườn tiêu.

dsc_0306-1-.jpg
Phủ vôi bột đã giúp ông Nguyễn Văn Minh, thôn 1, xã Trường Xuân (Đắk Song) cứu được hồ tiêu khỏi đợt dịch lớn năm 2018

Nhiều ngày, ông đánh xe máy đến các xã khác trong huyện như Nâm N’Jang, Thuận Hạnh, Thuận Hà… để mong học hỏi ít kinh nghiệm, nhưng không thành. Bởi vườn hồ tiêu của bạn bè, bà con các xã đó cũng chết nhiều. “Nhiều đêm tôi thức trắng. Có đêm ngủ vật vờ, trằn trọc, vắt tay lên trán. Có lúc tôi thức dậy ra vườn vào khoảng 3 giờ sáng, với hy vọng tìm được manh mối nào đó để cứu vườn cây”, ông Minh nhớ lại.

Sau khoảng một tuần như thế, ông đã quyết định thử sức cấp cứu vườn tiêu bằng cách riêng của mình. Những cây chưa chết, ông mua vôi về bón gốc; hòa vôi vào bình và thuê lao động xịt lên cây, lá. Trong vòng 2 ngày, toàn bộ vườn tiêu của ông đã được phủ bằng một màu trắng của vôi bột.

Rồi chừng nửa tháng sau, ông lại mua vôi bột về pha loãng với nước sạch và xịt lên cây. Ông Minh nhớ lại, khoảng 4-5 lần gì đó, thì vườn tiêu đã cắt được đà lây lan của bệnh. Vườn hồ tiêu đã sống đến bây giờ. Hàng năm, đều mang lại cho chủ nhân khoảng 5-7 tấn.

dsc_0052-1-.jpg
Tâm lý thúc cây để đạt sản lượng cao sẽ khiến hồ tiêu dễ nhiễm bệnh

Sau khi cứu được vườn tiêu khỏi cơn bạo bệnh, ông Minh chợt nhận ra nhiều vấn đề khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Trước hết là do bón phân hóa học, xịt thuốc phòng trừ bệnh quá nhiều.

“Cây sống nhờ đất mà đất đai thì chai cứng, tiêu lúc nào cũng bị vắt kiệt sức để lấy sản lượng. Cây tiêu cũng như con người mình thôi, đề kháng yếu, sức khỏe kém mà bắt làm việc nhiều thì đổ bệnh mà chết”, ông Minh phân tích.

Ông Minh khẳng định, sự thiếu hiểu biết của người sản xuất chính là nguyên nhân sâu xa đẩy cây hồ tiêu vào cảnh chết hàng loạt. Bởi lúc đó, hồ tiêu đang rất được giá, nên ai cũng muốn thúc cây cho tốt, cho nhiều sản lượng.

img_6125-1-.jpg
Ông Lê Đình Tỉnh, Nâm N’Jang (Đắk Song) từng bị chết khoảng 1 ha hồ tiêu trồng xen

Còn ông Lê Đình Tỉnh, thôn 4, xã Nâm N’Jang, có gần 30 năm trồng hồ tiêu. Ông cũng trải qua thời kỳ khủng hoảng của “vàng đen” và chịu rất nhiều tổn thất về kinh tế.

Ông kể lại, cách đây khoảng 5 năm, nhiều gia đình trong xã phải rao bán nhà, bán xe vì hồ tiêu chết hàng loạt. Hiện nay cũng còn một số gia đình chưa cắt đứt được ảnh hưởng từ giấc mơ làm giàu với hồ tiêu. “Tôi nhớ có lúc tôi đi từ đầu đến cuối xã đều thấy tiêu chết hàng loạt. Nhiều ngôi nhà to lớn, kiên cố nhưng cửa đóng im ỉm. Nhiều hộ treo biển bán nhà. Tôi thấy buồn vô kể. Bởi từ nhà mình đến nhà bà con, đi đâu cũng thấy tiêu chết”.

tinh-lai.png

Ông Tỉnh kể tiếp, năm 2010, ông trồng 2 ha hồ tiêu. Đến năm 2018 thì cây bắt đầu chết, tính ra hồ tiêu gia đình ông bị chết rải rác khắp vườn, tổng cộng trên 600 trụ. Tiêu chết, nợ ngân hàng không thể trả, không phải bán nhà, nhưng ông Tỉnh cũng điêu đứng. Mọi chi tiêu trong gia đình ông đều cắt giảm đến tối đa. Hai vợ chồng ông phải mượn tiền người thân, bạn bè từ Bắc chí Nam để trả nợ.

tieu.png
2(4).png

Chúng tôi đem câu chuyện hồ tiêu chết trao đổi với Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông Ngô Xuân Đông. Ông Đông thông tin: Hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng, chết nhiều nhất vào giai đoạn mùa khô cuối năm 2018, đầu 2019.

dsc_0750-1-.jpg
Cuối năm 2018, đầu 2019, diện tích hồ tiêu mắc bệnh ở tỉnh Đắk Nông lên tới hơn 6.600 ha

Phát triển nóng, nên người dân sử dụng giống, trụ tiêu không bảo đảm. Nhiều người dân tự nhân giống từ các vườn tiêu nhiễm bệnh, tái sử dụng trụ tiêu từ một số vườn đã nhiễm bệnh trước đó. Đây là những điều kiện để nguồn bệnh lây lan trên hồ tiêu.

Người dân không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác của Bộ NN-PTNT ban hành; lạm dụng phân bón hóa học, phân bón để kích thích sinh trưởng. Điều này đã làm cho hồ tiêu giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi bên ngoài, dễ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, cây hồ tiêu còn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi mùa mưa đến sớm, kéo dài, tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát sinh.

z4773640170867_75380d44fd5ba35f277e901bdf7a0f8e-1-1-.jpg
Diện tích hồ tiêu phát triển nóng là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát

(Kỳ 2: Làm lại trên những vùng “đất chết”)

Nội dung, ảnh: Hồng Thoan

Trình bày: N.H – T.D

Nguồn

Cùng chủ đề

HTX Bình Minh dẫn dắt nông dân phát triển hồ tiêu bền vững

Tháng 3/2024, Bộ NN-PTNT tặng ằng khen cho HTX Bình Minh với thành tích xuất sắc trong thực hiện Chuyên đề thi đua “Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu và cây gia vị năm 2023” và góp phần phát triển nông...

Nông dân Đắk Nông kỳ vọng vào hồ tiêu

Ông Nguyễn Đình Thi, một nông dân trồng hồ tiêu ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa cho biết, vụ hồ tiêu năm nay, gia đình ông thu hoạch được 6 tạ tiêu khô.Vừa qua, ông đem ra bán với giá 150.000...

Giá “vàng đen” tăng nóng, xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến

Theo ước tính, Việt Nam xuất khẩu 20.000 tấn hạt tiêu trong tháng 1 đầu năm nay, thu về 79 triệu USD. So với tháng 1/2023, lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh 60,2% và tăng tới 83,9% về giá trị.Giá xuất...

Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ

Các mặt hàng xuất khẩu của Đắk Nông hiện có alumin, ván MDF, cà phê, điều, hạt tiêu... Thị trường xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông ngày càng được mở rộng, hiện đã xuất khẩu đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ.Nội dung, ảnh: Ngô Minh Phương - Thùy DươngTrình bày: TD-NH Nguồn

GIẢI PHÁP NÀO cho đầu ra nông sản Đắk Nông?

Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Đắk Nông khi mà các lợi thế so sánh đang từng bước được đánh thức. Giải pháp nào để giải quyết căn cơ tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" dẫn đến thiếu tính ổn định về vùng nguyên liệu do người dân "trồng, chặt" để chạy theo thị trường?Đắk...

Cùng tác giả

Dồn dập ngân hàng tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 8/11/2024 chứng kiến hai ngân hàng MB và VIB tăng lãi suất huy động trở lại. Sau 4 tháng giữ nguyên biểu lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa tăng lãi suất đối với một loạt kỳ hạn tiền gửi. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến vừa được MB cập nhật, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 1-4 tháng đồng...

Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/xu-huong-moi-cua-chan-nuoi-cong-nghe-cao-233782.html

Hôm nay có gì? Ngày 8/11/2024

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/hom-nay-co-gi-ngay-8-11-2024-233783.html

Vàng nhẫn 9999 rơi tự do hơn 5 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước hôm nay 8/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 8/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82 triệu đồng/lượng mua vào và 84 triệu đồng/lượng bán ra. So với hôm qua, giá vàng nhẫn DOJI giảm 5,35 triệu đồng/lượng ở chiều mua -giảm 4,45 triệu đồng/lượng ở chiều bánCòn...

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giảm mạnh trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 105,500 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 106,000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 105,900 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông,...

Cùng chuyên mục

Dồn dập ngân hàng tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 8/11/2024 chứng kiến hai ngân hàng MB và VIB tăng lãi suất huy động trở lại. Sau 4 tháng giữ nguyên biểu lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa tăng lãi suất đối với một loạt kỳ hạn tiền gửi. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến vừa được MB cập nhật, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 1-4 tháng đồng...

Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/xu-huong-moi-cua-chan-nuoi-cong-nghe-cao-233782.html

Vàng nhẫn 9999 rơi tự do hơn 5 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước hôm nay 8/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 8/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82 triệu đồng/lượng mua vào và 84 triệu đồng/lượng bán ra. So với hôm qua, giá vàng nhẫn DOJI giảm 5,35 triệu đồng/lượng ở chiều mua -giảm 4,45 triệu đồng/lượng ở chiều bánCòn...

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giảm mạnh trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 105,500 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 106,000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 105,900 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông,...

Đắk Nông tuyên dương 40 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế tốt

1Công ty Cổ phần VRG- Đắk NôngTP.Gia Nghĩa, Đắk Nông2Nhà Máy Tinh Bột Sắn Đắk Song - Chi Nhánh Công Ty CP Nông Sản Thực Phẩm Quảng Ngãihuyện Đắk Song, Đắk Nông3Viễn Thông Đắk NôngTP.Gia Nghĩa, Đắk Nông4Công ty Thủy Điện Buôn Kuốp - Chi Nhánh Tổng Công Ty Phát Điện 3TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk5Chi Nhánh Tổng Công Ty Phát Điện 1 - Công Ty Thủy Điện Đồng NaiTP. Bảo Lộc, Lâm Đồng6Chi Nhánh Xăng Dầu Đắk...

Đắk Nông bảo đảm an toàn đàn vật nuôi cuối năm

Tháng 10/2024, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đã xuất hiện tại 2 xã của huyện Krông Nô. Dịch bệnh lây lan trên 18 con, với trọng lượng 694kg, buộc phải bị tiêu hủy.Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Nô cho biết, lực lượng chuyên môn của huyện đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp dập dịch, không để lây lan ra diện rộng. Đến đầu tháng...

Những nút thắt trong tái cơ cấu nông nghiệp Đắk Nông

Một trong những điểm mấu chốt để sản xuất nông nghiệp đi đúng định hướng và phát triển bền vững là công tác quy hoạch. Bởi quy hoạch trong nông nghiệp sẽ giúp tổ chức và quản lý việc sử dụng đất đai một cách hợp lý nhằm tối ưu hóa sản xuất nông sản.Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần nhận diện và tháo gỡ các nút thắt để...

Đắk Nông hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí 300 triệu đồng

Chiều 7/11, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Đắk Nông) tổ chức nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất cơ khí dân dụng” tại Công ty TNHH MTV Nhôm kính cơ khí Minh Duy, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa.Công ty đang tạo việc làm cho 10 lao động địa phương, với nguồn thu nhập ổn định....

Chị Thị Thanh lập nghiệp từ văn hóa truyền thống

Thu nhập ổn định với dệt thổ cẩmMặc dù đã trưa nhưng cô gái trẻ Thị Thanh vẫn miệt mài, cần mẫn lên len cho khung dệt mới. Chị đang tranh thủ gấp rút thời gian dệt hoàn thành chiếc áo thổ cẩm để kịp giao cho khách theo đơn đặt hàng trước đó. Từng công đoạn dệt được cô gái 31 tuổi làm tỉ mỉ, cẩn thận. Dưới bàn tay...

Đắk Nông tiếp sức cho thanh niên khởi nghiệp

Có vốn để mở rộng sản xuấtChị Hoàng Thị Thu Hiền, ở thôn 14, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp bắt đầu lập nghiệp với việc kinh doanh online các mặt hàng nông sản tại địa phương. Quá trình bán hàng, chị nhận thấy tiềm năng lớn trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản nên quyết định khởi nghiệp bằng việc mở xưởng sản xuất tại nhà vào năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất