Tổ tiên của người Ba Na chủ yếu sinh sống tại vùng dưới chân núi Mang Yang, theo dọc hai bờ sông Ba, và từ đó lan ra về phía đông đến các huyện đồng bằng giáp ranh miền núi và các huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Định. Theo thời gian, do quá trình di dân qua các giai đoạn lịch sử, người Ba Na dần dần chuyển cư về phía tây đến lưu vực các sông Ayun, Đắk Bla, và cuối cùng đến vùng Kon Tum như hiện nay. Lịch sử của người Ba Na chặt chẽ liên kết với lịch sử của các dân tộc Tây Nguyên.
Dân tộc Ba Na thường gọi chung bằng tên “Bahnar,” có nghĩa là “Người ở núi.” Ngoài ra, họ còn được biết đến với các tên gọi khác như Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông…
Người Ba Na sinh sống theo hình thức quần cư thành làng, được gọi là “plei”. Các làng của người Ba Na thường được đặt ở vị trí bằng phẳng hoặc tương đối bằng phẳng, gần các con sông và suối, và có quy mô không quá lớn.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Ba Na ở Việt Nam có 286.910 nghìn người, bao gồm 141.758nam và145.152 nữ.
Người Ba Na có mặt tại 58/63 tỉnh, thành của Việt Nam, song tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, với lần lượt 189.367 và 68.799 người, tương ứng 66% và 23,98% dân số Ba Na cả nước. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn: https://baodaknong.vn/giu-tieng-noi-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-238203.html