Giá cà phê hôm nay (21/9) tại thị trường trong nước giảm 500 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương là 67.600 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại Đắk Nông.
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 6h50, giá cà phê hôm nay giảm 500 đồng/kg.
Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.800 – 67.600 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.800 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 67.200 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 67.400 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 67.600 đồng/kg – cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 67.400 | -500 |
Lâm Đồng | 66.800 | -500 |
Gia Lai | 67.200 | -500 |
Đắk Nông | 67.600 | -500 |
Tỷ giá USD/VND | 24.110 | -95 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.508 USD/tấn sau khi giảm 1,26% (tương đương 32 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 158,20 US cent/pound sau khi giảm 1,71% (tương đương 2,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
Số liệu của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 10,2 triệu bao trong tháng 7, giảm nhẹ so với 10,4 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (22/10/2022 đến 23/7/2023) xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 103,7 triệu bao, giảm 5,7% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Cà phê nhân xanh vẫn chiếm hơn 90% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7 với 9,3 triệu bao, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung từ đầu niên vụ 2022-2023 đến nay xuất khẩu cà phê nhân xanh chỉ đạt 93,6 triệu bao, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil tăng 2,8% trong tháng 7 lên 2,6 triệu bao. Chủ yếu là do xuất khẩu của Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân xanh lớn nhất thế giới tăng 10,8% lên 2,7 triệu bao. Nhưng tính chung 10 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê arabica Brazil vẫn giảm 9,7% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt 28,4 triệu bao.
Xuất khẩu nhóm cà phê arabica Colombia tiếp tục giảm 8,1% xuống còn 0,9 triệu bao trong tháng 7, do Colombia – quốc gia xuất khẩu chính của nhóm cà phê này giảm 16%. Đây đã là tháng tăng trưởng âm thứ 13 liên tiếp của nhóm cà phê arabica Colombia, vì vậy xuất khẩu nhóm cà phê này trong 10 tháng đầu niên vụ đã giảm 12,9% so với cùng kỳ, xuống còn 9,1 triệu bao.
Khối lượng xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác cũng giảm 13,7% trong tháng 7, đạt 2,2 triệu bao. Do đó, khối lượng xuất khẩu lũy kế của nhóm cà phê này trong 10 tháng đầu niên vụ đã giảm 12,2% xuống còn 18,6 triệu bao.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê robusta tăng tới 11,6% lên 3,6 triệu bao trong tháng 7. Đây đã là tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp của robusta và tính chung 10 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuất khẩu nhóm cà phê này đã tăng 3,8% so với niên vụ trước lên 37,4 triệu bao.
Tỷ trọng của cà phê robusta trong tổng xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu theo đó tăng lên mức 40,1% so với 36,4% của cùng kỳ niên vụ trước. Trái lại, tỷ trọng của arabica giảm xuống còn gần 60% so với 63,6% của cùng kỳ.
Với các dạng cà phê khác, xuất khẩu cà phê hòa tan đã giảm 16,6% trong tháng 7 và giảm 5,7% trong 10 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt tổng cộng 9,6 triệu bao. Cà phê hòa tan chiếm 9,2% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu, tương đương với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới với 0,3 triệu bao trong tháng 7.
Xuất khẩu cà phê đã rang cũng giảm 12,7% trong tháng 7 và giảm 10,4% trong 10 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuống còn 0,6 triệu bao.