Giá sầu riêng hôm nay 29/8: Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục đứng ở mức cao
Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục đứng ở mức cao. Sầu riêng Thái đẹp lựa giữ mốc 96.000 đồng/kg toàn khu vực miền Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên; sầu Ri6 đẹp vẫn giao dịch ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg…
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-60.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 90.000-96.000 đồng/kg, loại này đi ngang giá với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg, đứng giá so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-96.000 đồng/kg, loại này có giá ổn định so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 29/8, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-96.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg; không tăng giá so với hôm qua.
Dưới đây là bảnggiá sầu riêng hôm naytham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 29/8. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk đánh giá vụ sầu riêng năm nay có nhiều thuận lợi. Sầu riêng được tiêu thụ với giá cao và đầu ra ổn định do đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng theo ông Côn, bất lợi lớn nhất của vụ sầu riêng năm nay là tình hình giá cả đang không ổn định, tình hình thương lái thu mua sầu riêng diễn ra khá phức tạp, chưa kể nạn trộm cắp sầu riêng cũng gia tăng gây mất an ninh trật tự địa phương.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Lượng-Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn (có trụ sở tại Đắk Lắk) cho biết, hiện đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng ở nhiều tỉnh Tây Nguyên nhưng giá sầu riêng rất cao, tới gần 100.000 đồng/kg, loại xuất khẩu. Giá sầu cao khiến doanh nghiệp rất khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng với đối tác, thậm chí là không mua được hàng để xuất khẩu.
Theo một số doanh nghiệp, hiện giá sầu riêng đầu ra ở thị trường Trung Quốc vào khoảng 130.000 – 150.000 đồng/kg. Nếu sầu riêng trong nước cứ đẩy giá cao vượt quá giá xuất khẩu thì có thể đối diện với nguy cơ hàng bị ngưng trệ.
Chỉ sau thời gian ngắn được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của ta đã mang lại hơn 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, là mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu tốt nhất thời gian qua. Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng cao cho thấy đây là điểm tích cực trong chuyển đổi và phát triển cây trồng giá trị cao vùng Tây Nguyên.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, cả nước có khoảng 90.000ha sầu riêng đang cho thu hoạch với sản lượng 1,3 triệu tấn quả mỗi năm. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương đứng thứ hai cả nước (sau Tiền Giang) về diện tích lẫn sản lượng, khoảng 15.000ha và hơn 115.000 tấn quả mỗi vụ.
Lâu nay, hơn 70% quả sầu riêng tại Đắk Lắk chỉ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, việc có con đường chính ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã, đang và sẽ nâng tầm giá trị của loại trái cây này trong tương lai.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của xuất khẩu sầu riêng cũng gây ra nhiều lo ngại, đặc biệt về vấn đề gian lận mã số vùng trồng. Theo các chuyên gia, phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan chức năng, địa phương và doanh nghiệp để hạn chế tối đa tình trạng này, tránh việc các mã sống vùng trồng đã được cấp rồi lại bị thu hồi, ảnh hưởng đến thương hiệu trái cây Việt Nam.
Lợi ích từ ong trong quá trình thụ phấn sầu riêng
Ong đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong canh tác thuận theo tự nhiên. Chúng có thể mang lại lợi ích bằng cách thụ phấn sầu riêng. Nhờ loại côn trùng bé nhỏ này mà nhiều loài cây được thụ phấn. Từ đó giúp tăng khả năng đậu quả cho cây.
Ong hỗ trợ thụ phấn cho cây trồng
Đối với cây sầu riêng, để thụ phấn thành công cần có gió và côn trùng. Trong đó côn trùng giữ vai trò quan trọng. Ngoài các loài côn trùng giúp thụ phấn cho cây trồng như bướm, bọ cánh cứng. Thì ong cũng là loài côn trùng hỗ trợ đắc lực cho việc thụ phấn cho cây sầu riêng.
Giúp hạt phấn tiếp xúc với nhuỵ hoa
Việc ong tham gia vào quá trình thụ phấn cho cây là hoạt động hết sức tự nhiên. Bởi ong có nhu cầu tìm đến các loài hoa để hút mật và lấy phấn. Trong quá trình ong chui vào nhụy hoa để lấy mật hay gom hạt phấn. Chúng đã vô tình mang theo các hạt phấn trên người, trên chân và cánh rồi mang đến các hoa khác. Các hạt phấn đó có cơ hội rơi vào nhụy hoa khác, tạo nên sự tiếp xúc cho hạt phấn và đầu nhụy hoa.
Tăng tỷ lệ thụ phấn cho cây
Ong giúp vận chuyển phấn hoa từ cây này sang cây khác, giúp cây thụ phấn cho hoa cái. Từ đó tạo quả và hạt. Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của những chú ong trong quá trình thụ phấn. Thì số lượng hoa và quả trên cây sẽ không nhiều.
Tăng năng suất và chất lượng trái
Nhờ sự hỗ trợ của các chú ong mà quá trình thụ phấn của cây được thực hiện hoàn thiện hơn. Từ đó, năng suất của cây cao hơn, chất lượng của quả và hạt cũng tốt hơn.
Lợi ích khác từ ong
Ngoài việc giúp thụ phấn cho cây trồng thì ong cũng là một trong những loại côn trùng có ích trong nông nghiệp. Một số loài ong trở thành thiên địch bởi tập tính ăn các loại côn trùng khác của chúng. Nhờ có ong mà các loài côn trùng gây hại bị tiêu diệt, góp phần hạn chế sử dụng hóa chất trong canh tác.
Khuyến cáo
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý côn trùng gây hại cho cây trồng sẽ đồng thời tiêu diệt luôn các loài côn trùng có ích như ong. Vì vậy, để thu hút các loài ong bản địa, bà con cần hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Thay vào đó, bà con nên sử dụng các loại thuốc hóa học có nguồn gốc sinh học là do các chế phẩm sinh học không gây độc hại cho cây trồng, an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến các loài côn trùng có ích trong vườn.
Mẹo hay
Ong cần mật ong và mật hoa để sống nên chúng không thể đợi đến khi vườn cây của bà con nở rộ lúc vào vụ mùa mới. Chúng sẽ bỏ đi nếu không tìm thấy hoa trong vườn. Vì vậy, bà con nên trồng nhiều loại hoa để hoa có thể nở quanh năm trong vườn nhằm thu hút các loài ong. Ngoài ra, hoa cũng sẽ giúp thu hút các loại côn trùng có ích khác vào vườn. Từ đó, hạn chế sự tấn công của côn trùng gây hại.
Bên cạnh đó, một số loại cỏ dại khi nở hoa cũng cung cấp nguồn mật và phấn hoa dồi dào. Sự đa dạng các loài hoa trong vườn cũng hấp dẫn các loài ong đến thụ phấn. Thảm thực vật cỏ dại trong vườn sẽ là môi trường thuận lợi giúp cho rễ cây hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng, đồng thời còn bổ sung dinh dưỡng giúp cải tạo đất. Vì vậy, bà con không nên làm sạch cỏ trong vườn hay sử dụng các loại thuốc diệt cỏ.