Powered by Techcity

Doanh nghiệp Đắk Nông vì đâu nên nỗi khó vay ngân hàng


Yếu về tài sản thế chấp

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là thiếu tài sản bảo đảm. Theo quy định của các ngân hàng, việc vay vốn thường yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, không có đủ tài sản cố định, tài sản có giá trị cao để thế chấp cho ngân hàng.

img_7360-1-(1).jpg
Tài sản bảo đảm của nhiều doanh nghiệp Đắk Nông còn ít

Đây là một thách thức lớn. Bởi ngoài báo cáo tài chính, phương án sản xuất, tài sản thế chấp được xem là điều kiện tiên quyết để ngân hàng ưu tiên cho vay.

Đắk Nông có khoảng 4.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong số này, có 99% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Hầu hết, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản. Tài sản bảo đảm của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có sẵn hoặc có giá trị cao.

Giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, tài sản là một điều kiện cần để tăng uy tín, năng lực vay vốn của khách hàng.

img_7483-1-(1).jpg
Báo cáo tài chính, phương án sản xuất của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn thiếu tính khả thi

Tuy nhiên, hầu hết các tài sản thế chấp vay vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là tài sản bảo đảm của bên thứ 3 như: chủ doanh nghiệp, người thân, người liên quan. Một số có tài sản thế chấp như nhà xưởng, vườn cây lâu năm… nhưng lại chưa được cấp quyền sở hữu.

“Tài sản bảo đảm hầu như chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất, không có tài sản trên đất. Điều này phía ngân hàng rất khó căn cứ định giá tài sản bảo đảm”, vị giám đốc này cho biết.

Ngoài cho vay thế chấp, hiện nay, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn còn được mở rộng cho vay tín chấp. Tuy nhiên, do doanh nghiệp chưa hội đủ các điều kiện về mức độ tín nhiệm trong vay vốn nên rất khó triển khai.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ An Phát (Gia Nghĩa) tuyển thêm lao động để tăng ca sản xuất
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ An Phát là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ở Đắk Nông

Theo các tổ chức tín dụng, thời gian qua, giá bất động sản xuống thấp, quy hoạch thay đổi đã tác động đến tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản núp bóng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.

Cùng với vấn đề tài sản bảo đảm, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập. Đây được xem là rào cản lớn nhất để gây dựng uy tín với các tổ chức tín dụng.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản Đắk Nông đang tăng tốc sản xuất, phục vụ thị trường những tháng cuối năm
Các doanh nghiệp chế biến nông sản Đắk Nông đang cần nguồn vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp Đắk Nông, cán bộ lãnh đạo, điều hành có trình độ hạn chế. Khả năng nắm bắt thông tin, tận dụng cơ hội, dự báo, ứng phó với diễn biến thị trường, kỹ năng hoạch định chiến lược kinh doanh… của doanh nghiệp còn yếu. Từ đây, việc xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh thiếu tính khả thi.

Báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp thiếu sự tin cậy, chưa theo chuẩn mực, chưa được bên thứ 3 có chuyên môn kiểm toán nên thiếu độ tin cậy. Đây là lý do các ngân hàng thiếu thông tin của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay.

Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đắk Nông Phạm Quốc Việt cho biết.

Tổ chức tín dụng còn dè dặt

Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn còn dè dặt trong cho vay các doanh nghiệp, nhất là dự án trung, dài hạn. Nguyên nhân là sợ lo ngại rủi ro, khó thu nợ, nợ xấu gia tăng.

z6051578254779_d563261da6e233323ef0dd1e935d31e9(1).jpg
Nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn Đắk Nông còn dè dặt, cẩn trọng khi cho vay doanh nghiệp

Số ít các doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thường được nhiều tổ chức tín dụng ngoài tỉnh săn đón. Những trường hợp này, các tổ chức tín dụng tại địa phương khó có thể cạnh tranh chính sách cho vay vì áp lực về lãi suất.

Hiện nay, khả năng tự chủ chính sách của các ngân hàng tỉnh Đắk Nông còn thấp. Hầu hết, các chính sách cho vay doanh nghiệp đang triển khai đều phụ thuộc vào hội sở chính ở Trung ương.

Trong khi, địa bàn Đắk Nông còn những đặc thù, doanh nghiệp hoạt động cũng đặc thù. Các ngân hàng tại địa phương còn bị động, chưa đủ tiếng nói trong tham mưu thực hiện chính sách đặc thù cho doanh nghiệp tại tỉnh.

Đề án được bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2024
Các ngân hàng Đắk Nông vẫn chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của doanh nghiệp (Ảnh: LD)

Chưa kể, các ngân hàng đều là chi nhánh trực thuộc nên điều kiện, chính sách cho vay đều phải tuân thủ theo các tiêu chí chung theo quy định của hội sở chính. Việc tự cân đối đủ nguồn vốn để phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng còn thấp.

“Nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm trên 41,98% tổng dư nợ. Các ngân hàng thương mại còn phải nhận vốn điều hòa từ hội sở chính với chi phí khá cao, gây ảnh hưởng đến khả năng giảm lãi suất cho vay, triển khai gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp”, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phạm Thanh Tình cho biết.

Ngoài ra, còn một số quy trình xét duyệt khoản vay, chính sách tại các ngân hàng còn phức tạp, tốn nhiều thời gian. Từ việc thu thập hồ sơ, đánh giá tài sản bảo đảm, thẩm định năng lực tài chính đến phê duyệt khoản vay…

Mỗi bước đều yêu cầu nhiều thủ tục và giấy tờ. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy nản lòng trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt khi họ cần vốn gấp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

img_8197(1).jpg
Nguồn vốn huy động tại các tổ chức tín dụng tại Đắk Nông mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu vốn cho nền kinh tế

Trao đổi về khó khăn trong tiếp cận vốn, ông Nguyễn Kha, Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Dũng, huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho hay, tổng mức đầu tư của công ty hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty không hề vay được một món nào ở các ngân hàng tại Đắk Nông.

“Chúng tôi muốn địa phương tạo điều kiện để có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng. Bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đầu tư 100% vốn là không thể”, ông Kha khẳng định.

Chưa có chính sách đặc thù

Ngoài những rào cản về doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, thời gian qua, Đắk Nông vẫn còn thiếu những chính sách đặc thù. Hầu hết, các chính sách tín dụng doanh nghiệp đang thụ hưởng đều phụ thuộc vào chính sách tín dụng mà các ngân hàng Trung ương triển khai.

Một số chính sách vẫn còn khá cứng nhắc, chưa thật sự linh hoạt để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Quy định về tài sản bảo đảm, tỷ lệ vay, điều kiện thẩm định vẫn chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp.

ban-sao-img_7485-1-.jpg
Đắk Nông chưa ban hành được nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Về phía chính quyền địa phương, mặc dù, đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, nhưng vẫn chưa thực sự có nhiều quan tâm.

Tỉnh vẫn ít ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng vốn cho doanh nghiệp. Chưa kể, ngân sách, tiềm lực của Đắk Nông hạn chế, chưa có nguồn để hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phạm Thanh Tình cho hay, hầu hết các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ở Đắk Nông còn mang tính chất chung chung.

Một số chính sách hỗ trợ vẫn xuất phát từ phía các tổ chức tín dụng. Nhiều chính sách cho vay doanh nghiệp chưa đi vào thực tiễn vì vướng quy hoạch, bô xít…

O TINH

Trong khi, các ngân hàng trên địa bàn chủ yếu chi nhánh nhỏ so với các tỉnh, thành khác nên nhiều văn bản tham mưu chính sách đặc thù chưa đủ lớn để được Trung ương xem xét.

Các ngân hàng thường lo ngại về khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn khi doanh thu giảm sút. Sự thận trọng này khiến cho việc tiếp cận vốn ngân hàng trở nên khó khăn hơn với nhiều doanh nghiệp.



Nguồn: https://baodaknong.vn/doanh-nghiep-dak-nong-vi-dau-nen-noi-kho-vay-ngan-hang-234819.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Gia Lai tăng cường triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn chỉ đạo các Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2024. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện đúng quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. ...

Bản giao hưởng của thời trang và di sản văn hóa

"Bước chân di sản 2" hướng đến tôn vinh vẻ đẹp di sản văn hóa Việt Nam qua thời trang. (Ảnh: Thiên Hùng)Sau thành công của “Bước chân di sản” mùa đầu tiên diễn ra năm 2022 tại làng gốm Bát Tràng, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng người yêu thời trang và văn hóa Việt, siêu mẫu Hạ Vy và đạo diễn Hoàng Công Cường tiếp tục “bắt tay”...

Giải pháp khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp Đắk Nông

Doanh nghiệp tự thân vận độngViệc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trở thành yếu tố then chốt, giúp các doanh nghiệp Đắk Nông phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, để nhận được sự tín nhiệm từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cần chứng minh được giá trị cốt lõi, có năng lực tài chính vững mạnh, phương án sản xuất, kinh...

Hơn 80% doanh nghiệp Đắk Nông chưa vay ngân hàng

Dư nợ doanh nghiệp chiếm hơn 14%Theo số liệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đắk Nông, đến hết tháng 10/2024, có 807 trong tổng số 4.700 doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Nghĩa là hơn 80% doanh nghiệp trong tỉnh chưa hoặc không vay vốn ngân hàng trong tỉnh. Tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp gần 7.446 tỷ đồng,...

Sacombank dẫn đầu về tỷ giá mua vào .

Tỷ giá Yên Nhật trong nước ngày 23/11/2024Theo ghi nhận, tỷ giá Yên Nhật có sự chênh lệch đáng chú ý giữa các ngân hàng:Vietcombank: Mua vào 158,58 VND/JPY, bán ra 167,80 VND/JPY.Vietinbank: Mua vào 160,20 VND/JPY, bán ra 168,30 VND/JPY.BIDV: Mua vào 160,75 VND/JPY, bán ra 168,13 VND/JPY.Agribank: Mua vào 160,79 VND/JPY, bán ra 168,44 VND/JPY.Eximbank: Mua vào 161,37 VND/JPY, bán ra 168,62 VND/JPY.Techcombank: Mua vào 157,86 VND/JPY, bán ra...

Cùng chuyên mục

Giải pháp khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp Đắk Nông

Doanh nghiệp tự thân vận độngViệc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trở thành yếu tố then chốt, giúp các doanh nghiệp Đắk Nông phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, để nhận được sự tín nhiệm từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cần chứng minh được giá trị cốt lõi, có năng lực tài chính vững mạnh, phương án sản xuất, kinh...

Hơn 80% doanh nghiệp Đắk Nông chưa vay ngân hàng

Dư nợ doanh nghiệp chiếm hơn 14%Theo số liệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đắk Nông, đến hết tháng 10/2024, có 807 trong tổng số 4.700 doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Nghĩa là hơn 80% doanh nghiệp trong tỉnh chưa hoặc không vay vốn ngân hàng trong tỉnh. Tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp gần 7.446 tỷ đồng,...

Sacombank dẫn đầu về tỷ giá mua vào .

Tỷ giá Yên Nhật trong nước ngày 23/11/2024Theo ghi nhận, tỷ giá Yên Nhật có sự chênh lệch đáng chú ý giữa các ngân hàng:Vietcombank: Mua vào 158,58 VND/JPY, bán ra 167,80 VND/JPY.Vietinbank: Mua vào 160,20 VND/JPY, bán ra 168,30 VND/JPY.BIDV: Mua vào 160,75 VND/JPY, bán ra 168,13 VND/JPY.Agribank: Mua vào 160,79 VND/JPY, bán ra 168,44 VND/JPY.Eximbank: Mua vào 161,37 VND/JPY, bán ra 168,62 VND/JPY.Techcombank: Mua vào 157,86 VND/JPY, bán ra...

Giá cao su hôm nay 23/11: Biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 23/11 tăng nhẹ tại Nhật Bản và Thái Lan, nhưng tiếp tục giảm ở Trung Quốc. Còn tại trong nước, giá cao su vẫn duy trì ổn định so với ngày hôm qua. ...

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Tăng nhẹ 200 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 115,000 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 115,500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 115,400 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông,...

Chính sách hỗ trợ và các gói tín dụng dành cho doanh nghiệp

Nhiều chính sách ưu đãiNgân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 2/2023/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 24/4/2023, nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn về tài chính.Chính sách này cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.Thông tư áp dụng với...

Doanh nghiệp Đắk Nông uy tín, ngân hàng sát cánh cho vay

Tạo dựng uy tínSau gần 7 năm gia nhập thị trường, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa tự tin rằng, việc vay vốn hiện nay của doanh nghiệp vô cùng thuận lợi.Trước nhu cầu cao về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng tiếp cận...

Giá vàng đuổi kịp đà tăng thế giới

Giá vàng trong nước chiều 22/11: Giá vàng đuổi kịp đà tăng thế giớiVàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng:Mua vào: 84,7 triệu đồng/lượng (tăng 1 triệu đồng/lượng)Bán ra: 86,7 triệu đồng/lượng (tăng 500.000 đồng/lượng)Vàng Phú Quý SJC:Mua vào: 84,9 triệu đồng/lượng (tăng 1 triệu đồng/lượng)Bán ra: 86,7 triệu đồng/lượng (tăng 500.000 đồng/lượng)Vàng DOJI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:Mua vào: 84,7 triệu đồng/lượng (tăng 1 triệu đồng/lượng)Bán...

Doanh nghiệp Đắk Nông long đong vay vốn ngân hàng

Vay vốn từ ngân hàng ngoài tỉnhGần 3 năm đi vào hoạt động ở Đắk Nông, nhưng Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Đắk Nông không hề tiếp cận được bất kỳ nguồn vốn vay nào từ các ngân hàng trong tỉnh.Cũng theo ông Duy, hiện tại, đa phần nguồn vốn phục vụ sản xuất của công ty đều nhờ bên đối tác cung ứng hỗ trợ. Đối tác cung...

Mở rộng mạng lưới ngân hàng

Hệ thống ngân hàng được mở rộngNhững năm qua, Đắk Nông đã thu hút được nhiều tổ chức tín dụng đi vào hoạt động. Việc mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn vay, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất