Powered by Techcity

Đắk Lắk hướng đến phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú và hiệu quả


Đắk Lắk có diện tích tự nhiên hơn 1,3 triệu ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 650.000ha, đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi tỉnh phải tìm ra mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững hơn. Trong đó, phát triển nông nghiệp tuần hoàn với nhiều ưu thế đã và đang được ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk lựa chọn triển khai vì phù hợp thực tế và xu thế hiện nay.

Nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk chủ yếu đưa vào nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu thực tiễn cấp bách và phù hợp xu thế hiện nay. Nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk chủ yếu đưa vào nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu thực tiễn cấp bách và phù hợp xu thế hiện nay.

Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hắc Hiển cho biết, hiện nay ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan như: Nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng…

Đối với tỉnh Đắk Lắk đến nay có tổng diện tích cây trồng khoảng 679.000ha, gồm 320.000ha cây trồng hàng năm và trên 350.000ha cây trồng lâu năm, trong đó với nhiều loại cây trồng đứng đầu cả nước như cà-phê khoảng 212.000ha, sầu riêng trên 32.000ha, lúa trên 115.000 ha/năm và ngô khoảng 90.000ha… nên nhu cầu phân bón hàng năm rất lớn, khoảng 1.227.000 tấn/năm, trong đó phân vô cơ chiếm tới 60%, phân hữu cơ chiếm 40%.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.223.000 tấn phế phụ phẩm như rơm rạ, thân, lá, lõi cây ngô, vỏ cà-phê, cồi tiêu, bã mía, bã sắn, vỏ sầu riêng… và khoảng 4 triệu tấn chất thải trong chăn nuôi được dùng để sản xuất phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tái sinh rất hiệu quả. Bình quân lượng phân bón sử dụng theo diện tích gieo trồng là 4 tấn/ha/năm, bao gồm cả phân bón hữu cơ sinh học và phân bón hữu cơ truyền thống tự sản xuất không thương mại.

Thực tế đó dẫn đến yêu cầu cấp bách phải tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững hơn về sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Qua nghiên cứu cũng như kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy, việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu thực tiễn cấp bách và phù hợp thực tế hiện nay, nhất là một tỉnh miền núi và nền kinh tế còn phụ thuộc lớn vào nền nông nghiệp như Đắk Lắk.

Đắk Lắk hướng đến phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú và hiệu quả ảnh 1

Các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Hội thảo khoa học: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Kinh nghiệm trong nước và quốc do Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp Đại học Đông Á tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk.

Mặc dù vậy, việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Đắk Lắk hiện nay còn rất hạn chế. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Đắk Lắk, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp Đại học Đông Á vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Kinh nghiệm trong nước và quốc tế ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột. Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa khoa học và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Lan Hương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, chủ trì hội thảo cho biết, nông nghiệp tuần hoàn đang là một xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn phát triển để thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt và lãng phí tài nguyên, đồng thời hướng đến phát triển bền vững.

Nông nghiệp tuần hoàn được hiểu là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Chất thải và phụ liệu của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác, nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Trọng tâm ưu tiên của chiến lược phát triển nông nghiệp tuần hoàn được dựa trên sinh khối, phân bón hữu cơ sản xuất từ chất thải nông nghiệp, tuần hoàn nước và sử dụng hiệu quả nguồn nước, ngăn chặn chất thải thực phẩm.

Tại Việt Nam, nông nghiệp tuần hoàn được xác định là một trong những ưu tiên trong phát triển nông nghiệp bền vững, phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Việt Nam đã xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành và vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lan Hương

“Tại Việt Nam, nông nghiệp tuần hoàn được xác định là một trong những ưu tiên trong phát triển nông nghiệp bền vững, phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Việt Nam đã xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành và vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Các địa phương trong cả nước đang nỗ lực hưởng ứng chiến lược này và phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú về hình thức, quy mô và hiệu quả sản xuất”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lan Hương chia sẻ.

Còn Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hắc Hiển cho biết: Với nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp tương đối lớn, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn nhằm tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để tái sử dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi theo vòng khép kín ngày càng phổ biến trên địa bàn tỉnh.

Điển hình là: Trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ có chứng nhận quốc tế của Công ty trách nhiệm hữu hạn nông nghiệp Nhất Thống với diện tích 230 ha; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất cà-phê với quy trên 400 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích trên 107 ha; Dự án sản xuất lợn giống phẩm cấp cụ kỵ, ông bà với quy mô 2.000 con lợn nái sinh sản; trên 29 nghìn ha cà-phê của tỉnh đã áp dụng sản xuất theo chứng nhận cà-phê bền vững 4C, UTZ, RA, FLO; các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Trồng dưa lưới Nhật Bản, nấm Linh Chi, hoa lan ứng dụng công nghệ cao…

Qua đó, đã giảm đáng kể chi phí đầu vào, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đây là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới.

Đắk Lắk hướng đến phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú và hiệu quả ảnh 2

Hiện nay, nhiều nông dân ở Đắk Lắk sản xuất cà-phê theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nhưng diện tích chưa nhiều.

Tiến sĩ Trần Ngọc Thanh, Viện trưởng Viện Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Nguyên, Trường đại học Đông Á cho rằng: Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, trong đó có nhiều loại cây công nghiệp dài ngày với diện tích, sản lượng dẫn đầu cả nước như: Cà-phê, hồ tiêu, điều, cao-su và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ… Tuy nhiên, đến nay việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn, việc sử dụng phân bón vô cơ vẫn còn cao, ảnh hưởng đến chu kỳ khai thác và chất lượng của cây trồng.

Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk cần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Bởi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình, trong đó chất thải, phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng các nguyên lý sinh thái, kỹ thuật, công nghệ sinh học hoặc tự nhiên… Qua đó, tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng tài nguyên, giảm phát thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, nâng cao sức khỏe con người, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp của tỉnh cần hình thành vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ cao, mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp giảm phát thải CO2; đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Tỉnh Đắk Lắk cần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Bởi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình, trong đó chất thải, phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng các nguyên lý sinh thái, kỹ thuật, công nghệ sinh học hoặc tự nhiên… Qua đó, tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng tài nguyên, giảm phát thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, nâng cao sức khỏe con người, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tiến sĩ Trần Ngọc Thanh

Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Lan Hương chia sẻ, hiện nay trên cả nước nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang triển khai hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các mô hình mang lại nhiều giá trị cho sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm khí thải, giảm phá rừng, bảo đảm hệ sinh thái nông nghiệp và cải thiện chất lượng tài nguyên đất và nước…

Tuy nhiên, các mô hình nông nghiệp tuần hoàn chỉ mới ứng dụng quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tập quán canh tác nông nghiệp tuyến tính chạy theo lợi nhuận trước mắt còn khó thay đổi, nên khả năng ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn không được phổ biến trên diện rộng.

Người dân được tập huấn thực hành nông nghiệp tuần hoàn nhưng chưa có tư duy nông nghiệp hàng hóa nên các mô hình này phần lớn mang tính tự phát và học hỏi lẫn nhau. Nhận thức và tư duy về kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, sản phẩm nông nghiệp bảo vệ môi trường còn hạn chế. Áp dụng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn nào là phù hợp chưa được nghiên cứu cụ thể, đánh giá đúng thực chất.

Sản xuất theo chuỗi giá trị, có chứng nhận, đạt tiêu chuẩn chưa phổ biến nên khi áp dụng phương thức sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn gắn với tiêu thụ sản phẩm, đạt kết quả kinh tế cao đặt ra nhiều thách thức. Chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn ngoài tư duy, nhận thức còn cần đến khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài chính… nhưng hiện nay còn hạn chế, khó tiếp cận.

Trong khi đó, mục tiêu của sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện sinh kế cộng đồng ở địa phương; sản xuất có trách nhiệm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản phẩm kinh tế nông nghiệp tuần hoàn được thị trường chấp nhận; chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng, Nhà nước về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… nhất là một tỉnh có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp như Đắk Lắk.

Đắk Lắk hướng đến phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú và hiệu quả ảnh 3

Vì vậy, Đắk Lắk cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú về hình thức, quy mô để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn rộng rãi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng, Nhà nước về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… nhất là một tỉnh có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp như Đắk Lắk, tại hội thảo khoa học “Phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Kinh nghiệm trong nước và quốc tế”, các nhà khoa học đề xuất tỉnh Đắk Lắk cần hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn;

Nghiên cứu phát triển và làm chủ các công nghệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy sự tham gia của các khu vực tư nhân, các tổ chức, từng hộ nông dân vào chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn về dinh dưỡng, tuần hoàn nước, tuần hoàn năng lượng, tuần hoàn phụ phẩm; các mô hình tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước, năng lượng.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh cải thiện môi trường thu hút đầu tư để huy động, xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp tuần hoàn, trong đó chú trọng các dự án có tính chất liên lĩnh vực, liên kết vùng gắn với giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phối hợp các tổ chức, chuyên gia quốc tế hỗ trợ các địa phương trong việc tích hợp các nội dung phát triển nông nghiệp tuần hoàn trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương…



Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-lak-huong-den-phat-trien-nong-nghiep-tuan-hoan-da-dang-phong-phu-va-hieu-qua-236523.html

Cùng chủ đề

Đắk Nông nhập cuộc nông nghiệp xanh

Các hợp tác xã tiên phongHợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên ở huyện Đắk Song có 202 hộ dân trồng 700ha hồ tiêu sạch, trong đó 197ha được chứng nhận hữu cơ các tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada. Những năm qua, HTX Hoàng Nguyên đã hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ cho nông dân từ đó mang lại nhiều lợi ích.Anh...

Nhà khoa học hiến kế phát triển bền vững công viên địa chất ở Đắk Nông

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Tổ Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Nguyễn Hữu Khánh; Viện trưởng Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam Trịnh Hải Sơn; Giám đốc Sở VHTT - DL tỉnh...

Bỏ phố, lương cao về Đắk Nông trồng hoa hồng thu hơn 10 tỷ/năm

Bỏ phố lên Đắk Nông trồng hoa hồngTốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, TP Hồ Chí Minh, anh Thành đầu quân làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài.Nhưng với đam mê kinh doanh, anh Thành quyết định nghỉ việc và bắt đầu tìm hiểu, kinh doanh "xách tay" hạt giống hoa các loại.Thấy hoa hồng ngoại đẹp và còn mới...

Review phim Chuyện Nhà Bánh Xếp

Review phim Chuyện Nhà Bánh XếpChuyện Nhà Bánh Xếp có câu chuyện đủ kiểu tình thânChuyện Nhà Bánh Xếp dẫn dắt người xem một cách nhẹ nhàng qua câu chuyện xoay quanh các nhân vật, những người là trọng tâm của bộ phim. Họ đẩy mạch phim đi lên thông qua những mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi bật là tình cha con giữa Moon Seok và Moon Ok....

Các sở, ngành địa phương sớm ban hành chính sách giá nước sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu, với tinh thần, trách nhiệm trước Nhân dân, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện phương án giá theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sinh hoạt trong thời gian...

Cùng tác giả

Đắk Nông nhập cuộc nông nghiệp xanh

Các hợp tác xã tiên phongHợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên ở huyện Đắk Song có 202 hộ dân trồng 700ha hồ tiêu sạch, trong đó 197ha được chứng nhận hữu cơ các tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada. Những năm qua, HTX Hoàng Nguyên đã hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ cho nông dân từ đó mang lại nhiều lợi ích.Anh...

Nhà khoa học hiến kế phát triển bền vững công viên địa chất ở Đắk Nông

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Tổ Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Nguyễn Hữu Khánh; Viện trưởng Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam Trịnh Hải Sơn; Giám đốc Sở VHTT - DL tỉnh...

Bỏ phố, lương cao về Đắk Nông trồng hoa hồng thu hơn 10 tỷ/năm

Bỏ phố lên Đắk Nông trồng hoa hồngTốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, TP Hồ Chí Minh, anh Thành đầu quân làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài.Nhưng với đam mê kinh doanh, anh Thành quyết định nghỉ việc và bắt đầu tìm hiểu, kinh doanh "xách tay" hạt giống hoa các loại.Thấy hoa hồng ngoại đẹp và còn mới...

Review phim Chuyện Nhà Bánh Xếp

Review phim Chuyện Nhà Bánh XếpChuyện Nhà Bánh Xếp có câu chuyện đủ kiểu tình thânChuyện Nhà Bánh Xếp dẫn dắt người xem một cách nhẹ nhàng qua câu chuyện xoay quanh các nhân vật, những người là trọng tâm của bộ phim. Họ đẩy mạch phim đi lên thông qua những mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi bật là tình cha con giữa Moon Seok và Moon Ok....

Các sở, ngành địa phương sớm ban hành chính sách giá nước sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu, với tinh thần, trách nhiệm trước Nhân dân, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện phương án giá theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sinh hoạt trong thời gian...

Cùng chuyên mục

Nhà khoa học hiến kế phát triển bền vững công viên địa chất ở Đắk Nông

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Tổ Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Nguyễn Hữu Khánh; Viện trưởng Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam Trịnh Hải Sơn; Giám đốc Sở VHTT - DL tỉnh...

Các sở, ngành địa phương sớm ban hành chính sách giá nước sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu, với tinh thần, trách nhiệm trước Nhân dân, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện phương án giá theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sinh hoạt trong thời gian...

Đắk Nông thu hồi hơn 100ha đất sau khai thác bô xít

Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV cho biết, theo Đề án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác bô xít Nhân Cơ-Đắk Nông, sau khi khai thác, sẽ tiến hành cải tạo mỏ, hoàn thổ và trồng cây keo lai. Tuy nhiên, với mong muốn nâng cao giá trị sử dụng đất đối với khu vực đã khai thác hết trữ lượng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh...

Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ

6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường. Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước...

Đắk Lắk có 100 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, tỉnh Đắk Lắk có 100 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm học 2024 - 2025. Các thí sinh là học sinh của 4 trường học (Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Trường THPT Hồng Đức, Trường THPT Buôn Hồ, Trường THCS và THPT Đông Du) dự thi ở các môn: Toán học, Tin học,...

Đảng bộ Thành phố Gia Nghĩa quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển

Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ thành phố Gia Nghĩa tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, chung sức, đồng lòng, khát vọng vươn lên; giữ vững quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; khai thác và sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực, quyết...

Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm. (Nguồn: indigo-herbs.co.uk) Giá tiêu hôm nay 26/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 145.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 144.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (144.000 đồng/kg); Đắk Lắk (145.000 đồng/kg); Đắk Nông (145.000 đồng/kg); Bà...

Thay đổi cuộc đời khi nhập quốc tịch Việt Nam

Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều người dân Lào di dân tự do, sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum được nhập quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để những công dân này phát triển kinh tế hộ gia đình, an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây...

Lễ cúng bến nước của người M’nông

Theo quan niệm của người M’nông Preh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng, mang lại nguồn sống cho cả con người, cây trồng và vật nuôi. Lễ cúng bến nước thường được tổ chức sau khi thu hoạch mùa vụ, khi thóc đã đầy bồ, ngô đầy gùi, cà-phê đầy kho với mục đích cảm tạ “Thần nước” đã mang lại nhiều may mắn cho dân...

Hơn 11.600 hộ dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng nhận khoán bảo vệ rừng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, năm 2024, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; chăm sóc rừng trồng, phòng cháy, chữa cháy rừng; khôi phục và phát triển rừng. Hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tại Lâm Đồng tuần tra rừng mùa khô.Hiện tổng diện tích rừng giao khoán quản lý, bảo vệ trong toàn tỉnh hơn 445,5 nghìn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất