Powered by Techcity

Đắk Lắk – Hành trình đi tới tương lai


Ngày 22/11, tỉnh Đắk Lắk vừa tròn 120 năm thành lập và phát triển. Trong hành trình hơn một thế kỷ qua, tỉnh Đắk Lắk trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng cũng hết đỗi anh dũng, hào hùng của những người từ những ngày đầu đi mở đất cũng như những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ một vùng đất hoang sơ, nghèo nàn, heo hút giữa Tây Nguyên đại ngàn, đến Đắk Lắk đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay.

Các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng, đặc biệt, với vị trí chiến lược ở Tây Nguyên, Đắk Lắk còn là điểm kết nối quan trọng trong chuỗi cung ứng và giao thương. Các công trình thủy điện, y tế, giáo dục cũng được đầu tư mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và đang phấn đấu xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Quá khứ hào hùng

Trong tiến trình hình thành và phát triển, dấu mốc ngày 22/11/1904 có dấu mốc lịch sử quan trọng, bước ngoặt lớn ghi nhận vị thế và tầm vóc của tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam và Tây Nguyên, trước phong trào đấu tranh bền bỉ và quyết liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và sức ép của triều đình nhà Nguyễn, ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông Dương buộc phải ban hành Nghị định thành lập một tỉnh mới đặt dưới quyền hành chính và chính trị của Khâm sứ Trung Kỳ lấy tên là tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 1

Một góc thị xã Buôn Ma Thuột năm 1965. (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Với Nghị định ngày 22/11/1904, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh Trung Kỳ và một trong 73 tỉnh, thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc. Sự kiện này mang tính pháp lý, xác nhận chủ quyền lãnh thổ quốc gia trọn vẹn của Việt Nam, cột mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Từ thời Sabatier làm Công sứ tỉnh Đắk Lắk năm 1923, thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để phục vụ cho chính sách thống trị lâu dài của chúng ở vùng đất này. Với những thay đổi to lớn nên ngày 5/6/1930, Khâm sứ Trung Kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột, trung tâm hành chính tỉnh Đắk Lắk.

Ngay từ buổi đầu thực dân Pháp đặt chân lên Đắk Lắk trong tiến trình xâm chiếm và thống trị, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của đồng bào các dân tộc do các tù trưởng và người có uy tín của địa phương lãnh đạo. Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa N’Trang Gưh (1887-1913); cuộc khởi nghĩa Ama Jhao (1889-1905); cuộc đấu tranh của Ôi H’Mai và MaDla (1901-1922); phong trào đấu tranh chống Pháp của giới công chức, viên chức Buôn Ma Thuột (1925-1926); cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-1935)…

Mặc dù các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế, còn mang tính tự phát, chưa có tính tổ chức cao, nhưng qua các phong trào yêu nước đó, nhân dân tỉnh Đắk Lắk luôn nêu cao truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, ý thức cộng đồng để bảo vệ buôn làng, giành độc lập cho quê hương, đất nước.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 2

Xe tăng và bộ đội ta đánh chiếm Sư bộ 23-Cơ quan đầu não của ngụy ở Đắk Lắk. (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Theo tiến trình phát triển, đặc biệt kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đến cuối năm 1940, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk được thành lập bí mật tại Nhà đày Buôn Ma Thuột gồm 10 đồng chí.

Việc thành lập chi bộ Đảng tại Nhà đày Buôn Ma Thuột không những đã thống nhất được sự lãnh đạo của Đảng trong tù mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động cách mạng ở Đắk Lắk phát triển thêm một bước mới, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 3

Bộ đội ta giương cao cờ quyết chiến, quyết thắng tại khu Mai Hắc Đế, kết thúc Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột 11/3/1975. (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, đế quốc Mỹ và ngụy quyền ra sức biến Buôn Ma Thuột thành một trung tâm phòng thủ mạnh ở Tây Nguyên. Hòa nhịp với nhiều đô thị khác ở miền nam, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã thể hiện hào khí, tinh thần đấu tranh chống Mỹ và tay sai suốt những năm 1960. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Buôn Ma Thuột là một trong những đô thị miền nam cầm cự, làm chủ địa bàn lâu nhất.

Đặc biệt, với vị trí trọng yếu về quốc phòng-an ninh nên Buôn Ma Thuột đã được chọn là nơi khởi đầu cho chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thu non sông về một mối.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 4

Tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 2000. (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã chung sức, đồng lòng, cùng cam cộng khổ vượt mọi khó khăn, gian khó, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa đấu tranh xóa bỏ bọn Fulro để xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.

Ghi nhận những công lao, thành tựu đó, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, quân và dân tỉnh Đắk Lắk nhiều huân, huy chương cao quý: Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Thành đồng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba… Nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân trong tỉnh cũng được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước.

Tương lai tươi sáng

Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk là một vùng đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng kinh tế còn rất hạn chế, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, sau 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển, nhất là sau 49 năm Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước và sau gần 40 tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất, dành được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa rất quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, tạo ra thế và lực vững chắc trên chặng đường phát triển tiếp theo.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 5

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi đồng bào các dân tộc xã Dur Kmăl anh hùng, huyện Krông Ana tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018. (Ảnh: HOÀNG GIA)

Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 2016-2020 đạt 8,75%/ năm; giai đoạn 2021-2024 đạt 7,07%/năm. Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, năm 2024 tăng 1,73 lần năm 2015; GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 68,8 triệu đồng/người, gấp 2,06 lần năm 2015. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng.

Chất lượng nền kinh tế được nâng lên, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển đa dạng, xuất hiện một số sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như điện thương phẩm, nông sản tinh chế, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015-2024 ước đạt 309.850 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế giai đoạn 2015-2024 bình quân tăng 11%/năm. Công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả khá, tăng đều qua các năm: Năm 2024 ước đạt 8.500 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với năm 2015; giai đoạn 2015-2024 bình quân tăng 10,2%/năm.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 6 Đến năm 2024, Đắk Lắk có diện tích và sản lượng cà-phê đứng đầu cả nước khoảng 205.896ha, sản lượng ước đạt 564.093 tấn cà-phê nhân mỗi năm.

Là tỉnh nông nghiệp với lợi thế là đất đỏ Bazan rộng lớn nên tỉnh tập trung chỉ đạo đầu tư khai thác tiềm năng khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai màu mỡ để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nhất là các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Đến năm 2024, Đắk Lắk có diện tích và sản lượng cà-phê đứng đầu cả nước khoảng 205.896ha, sản lượng ước đạt 564.093 tấn cà-phê nhân, tăng khoảng 115.000 tấn so với năm 2015.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có trên 32.800ha hồ tiêu, sản lượng đạt gần 82.000 tấn, chiếm khoảng 40% diện tích và 43,3% sản lượng toàn vùng Tây Nguyên; có hơn 33.000ha cao-su; hơn 35.000ha điều; đặc biệt đến năm 2024, tỉnh Đắk Lắk còn dẫn đầu cả nước về diện tích sầu riêng với khoảng 32.785ha, sản lượng đạt trên 300.000 tấn…

Những năm gần đây, giá cà-phê, tiêu, sầu riêng… tăng cao, mang lại nguồn thu nhập lớn và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 7 Đến năm 2024, tỉnh Đắk Lắk còn dẫn đầu cả nước về diện tích sầu riêng với khoảng 32.785ha, sản lượng đạt trên 300.000 tấn/năm.

Với vị trí trung tâm, chiến lược, quan trọng của mình, ngày 27/11/2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 60-KL/TW với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Ngày 16/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 67-KL/TW về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, ngày 9/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 67 của Bộ Chính trị.

Ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột.

Bên cạnh đó, ngày 6/10/2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Tây Nguyên. Đây là công cụ quan trọng để tỉnh Đắk Lắk hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, bảo đảm tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 8

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột đang nỗ lực xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Ảnh: CTV.

Để biến động lực từ sự quan tâm của Trung ương thành hành động cụ thể, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đảng bộ, chính quyền thành phố Buôn Ma thuột đã có nhiều nghị quyết, chương trình hành động cụ thể để cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội cũng như tạo sự đồng thuận trong nhân dân để chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên trong hành trình đi tới tương lai.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 9

Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, khẳng định: Đắk Lắk là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Trong suốt 120 năm hình thành và phát triển, địa danh Đắk Lắk đã gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng; Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với nhân dân cả nước đã anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử những trang vàng chói lọi.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 10

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk - Hành trình đi tới tương lai ảnh 11

Bí thư Tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

“Với bề dày truyền thống hào hùng của lịch sử 120 năm và vị thế chính trị-xã hội hiện tại, đặc biệt với tầm nhìn xa hơn trong tiến trình phát triển của tỉnh theo đường lối đổi mới của Đảng, toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục vun đắp truyền thống cách mạng hào hùng và lòng yêu nước; trân trọng và gìn giữ những thành quả mà các thế hệ cha ông đã dày công vun đắp; đoàn kết, chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng tỉnh Đắk Lắk phát triển nhanh, bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc; góp phần tạo nền tảng vững chắc cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, theo đúng quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước”, đồng chí Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh.



Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-lak-hanh-trinh-di-toi-tuong-lai-234985.html

Cùng chủ đề

Giá cao su hôm nay 23/11: Biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 23/11 tăng nhẹ tại Nhật Bản và Thái Lan, nhưng tiếp tục giảm ở Trung Quốc. Còn tại trong nước, giá cao su vẫn duy trì ổn định so với ngày hôm qua. ...

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh so với ngày hôm qua 22/11/2024. Bình Phước là địa phương giảm sâu nhất với mức giảm lên đến 2.000 đồng/kg, tiếp theo là Đắk Nông giảm 1.200 đồng/kg, sau đó là Gia Lai và Đắk Lắk cùng giảm 1.000 đồng/kg; cuối cùng là Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu...

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Tăng nhẹ 200 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 115,000 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 115,500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 115,400 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông,...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng tác giả

Giá cao su hôm nay 23/11: Biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 23/11 tăng nhẹ tại Nhật Bản và Thái Lan, nhưng tiếp tục giảm ở Trung Quốc. Còn tại trong nước, giá cao su vẫn duy trì ổn định so với ngày hôm qua. ...

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh so với ngày hôm qua 22/11/2024. Bình Phước là địa phương giảm sâu nhất với mức giảm lên đến 2.000 đồng/kg, tiếp theo là Đắk Nông giảm 1.200 đồng/kg, sau đó là Gia Lai và Đắk Lắk cùng giảm 1.000 đồng/kg; cuối cùng là Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu...

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Tăng nhẹ 200 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 115,000 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 115,500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 115,400 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông,...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 23/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh so với ngày hôm qua 22/11/2024. Bình Phước là địa phương giảm sâu nhất với mức giảm lên đến 2.000 đồng/kg, tiếp theo là Đắk Nông giảm 1.200 đồng/kg, sau đó là Gia Lai và Đắk Lắk cùng giảm 1.000 đồng/kg; cuối cùng là Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu...

Đắk Lắk kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập

Tối 22/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (22/11/1904 - 22/11/2024), gắn với các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 84 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (23/11/1940 - 23/11/2024) và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam); 50 năm Chiến thắng Buôn Ma...

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, còn tới 33 bộ, ngành và 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng dưới mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, có một...

Đại diện 3 cấp trường phổ thông tại Đà Lạt đã ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”

Ngày 22/11, Chi bộ Trường Tiểu học Lê Lợi, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”. Đến nay, tại thành phố Đà Lạt, đã có đại diện 3 cấp trường phổ thông xây dựng và ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong khuôn viên nhà trường. “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong khuôn viên...

Gia Lai gặp mặt phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại tỉnh năm 2024

Chiều 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị gặp mặt phóng viên các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn năm 2024. Nhà báo Trần Quốc Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai và nhà báo Đặng Huy Cường, Giám đốc Đài Phát thành-Truyền hình Gia Lai, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh chủ trì hội nghị. Phó chủ tịch Thường...

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải làm Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông

Tại lễ trao quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười nhấn mạnh: “Đồng chí Nguyễn Nhân Bản đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực GTVT. Khi tiếp nhận nhiệm vụ mới, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để đồng chí thể hiện bản thân, trau dồi kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Ông Nguyễn Nhân Bản, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng...

Lần đầu giải chạy địa hình LAAN Ulltra Trail có cự ly siêu marathon 160km

Ban tổ chức giải chạy địa hình LAAN Ulltra Trail 2024 tại tỉnh Lâm Đồng thông tin, lần đầu tại giải chạy này được cơ quan chức năng cấp phép cho cự ly 160km. Đây là cự ly siêu marathon khắc nghiệt nhưng rất hấp dẫn, xuyên qua nhiều dạng địa hình của cao nguyên Langbiang. Các vận động viên chuẩn bị xuất phát chinh phục cự ly 160km tại LAAN Ulltra Trail 2024.Sáng...

Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk bảo vệ vững chủ quyền biên giới quốc gia

Sáng 22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. Đại tá Đào Viết Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị.Năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, cấp ủy, chỉ huy...

Đồng chí Nguyễn Văn Hợp giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Nông

Đồng chí Nguyễn Văn Hợp, sinh năm 1981, tại Hưng Yên, trưởng thành từ ngành Tài nguyên và Môi trường. Đồng chí Hợp đã trải qua nhiều vị trí công tác như Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong...Tại buổi lễ công bố quyết định, đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Đồng chí Nguyễn Nhân Bản giữ chức Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông

Theo quyết định số 1424/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông, đồng chí Nguyễn Nhân Bản, TUV, Giám đốc Sở GT-VT được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông. Nguồn: https://baodaknong.vn/dong-chi-nguyen-nhan-ban-giu-chuc-chanh-van-phong-ubnd-tinh-dak-nong-234934.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất