Powered by Techcity

Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đăk Nông

Đắk Nông là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn.

1. Vị trí địa lý

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045′ đến 12050′ vĩ độ Bắc, 107013′ đến 108010′ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

2. Khí hậu, địa hình

Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đắk Rlâp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0 – 30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpốk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 – 800m, độ dốc khoảng 5 – 100m. Địa hình chia  cắt mạnh và có độ dốc lớn hơn 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đắk Glong, Đắk R’Lấp.

3. Diện tích, dân số

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 650.927 ha. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2019 đạt 622.168 người. Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 94.770 người, dân số sống tại nông thôn đạt 527.398 người. Dân số nam đạt 320.713 người, dân số nữ đạt 301.455 người.

4. Đơn vị hành chính

Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.

5. Kinh tế – xã hội

Với tài nguyên đất đai phong phú và đa dạng, Đắk Nông có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan; đồng thời phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.

Rừng Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quý hiếm như voi, gấu, hổ… được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc.

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô thường mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư nên tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều hồ đập chứa nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T’Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai… Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Hệ thống sông suối của Đắk Nông dày đặc và phân bố tương đối đều khắp. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sống chính là: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có nhiều mỏ khoáng sản, nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Tuy Đức, trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35-40%.

Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế – xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh.

Với lợi thế nằm trên cao nguyên Mnông mênh mông, là thượng nguồn của hai dòng sông lớn là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai, Đắk Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như: Thác Trinh Nữ, thác Dray H’Linh, Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm, thác Lưu Ly, thác Liêng Nung, thác Đắk Glun, thác Ba tầng…

Những khu rừng nguyên sinh có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, dã ngoại, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại trong các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000ha), bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (28.000ha). Những hồ nước mênh mông có thể xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, đua thuyền như: Hồ Tây, EaSnô, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4…

Các buôn làng đồng bào dân Mnông, Mạ, Ê-đê… là những vùng đất với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu… là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa.

Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng ba tuyến du lịch trong vùng Công Viên Địa Chất Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lợi thế đối đầu hay lợi thế danh hiệu.

Lịch sử đối đầuPháp và Bỉ đã gặp nhau tất cả 75 lần, Bỉ là đội tuyển có lợi thế hơn Pháp khi giành chiến thắng 30 trận, hòa 19 và thua 26 trận. Hai đội hầu như chỉ gặp nhau ở các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-va-phu-nhan-bat-dau-chuyen-tham-chinh-thuc-han-quoc-219590.html

Mùi tự tin, Hợi ảm đạm

Tử vi ngày mới 12 con giáp hôm nay 1/7/2024 sẽ có những điều bất ngờ gì? Dưới đây là những chia sẻ, dự đoán mang tính tham khảo, chiêm nghiệm về cuộc sống, công việc và tình yêu của 12 con giáp...

Lở đất kinh hoàng, Ít nhất 1.300 người đang đi nghỉ phải sơ tán

Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và 1.300 người đang đi nghỉ tại khu vực này đã được sơ tán trong vụ lở đất tại huyện Nookat, miền Kyrgyzstan. ...

Lịch sử đối đầu Tây Ban Nha vs Georgia: Bò tót húc bay ngựa ô

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/lich-su-doi-dau-tay-ban-nha-vs-georgia-bo-tot-huc-bay-ngua-o-219575.html

Cùng tác giả

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Trong 2 ngày 26 và 27/10, tại TP. Kon Tum (Kon Tum), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin đối ngoại về quyền con người. Dự hội nghị có ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum và cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên Ban...

48 giờ ở Đắk Nông

Đắk Nông được xem là điểm đến mới với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cách TP HCM khoảng 250km, Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, với thủ phủ là thành phố Gia Nghĩa. Cuộc sống nơi đây không ồn ào và xô bồ mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc về văn hóa của khoảng 40 dân tộc. Nơi...

Khung cảnh hùng vĩ của thác Gia Long

⁣Nhắc đến những thác nước đẹp của Tây Nguyên nắng gió thì du khách chắc chắn sẽ nhớ ngay đến cụm 3 ngọn thác nổi tiếng trên dòng sông Sê rê Pôk, nằm tại điểm giao nhau giữa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Ngoài 2 ngọn thác chồng Dray Sáp, thác vợ Dray Nur thì còn một nhánh thác Gia Long cũng thu hút du khách trong hành trình chinh phục 3 ngọn thác hùng vĩ.

Mắc ca sấy Đăk Nông

Nằm ở phía Nam đại ngàn, có độ cao gần 900m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, trong lành, vùng đất Đắk Nông có nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp cho cây Macca phát triển mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Người dân canh tác truyền thống, không xịt thuốc trừ cỏ, không thuốc hóa học, không lạm dụng phân vô cơ để có được hạt macca tự nhiên, an toàn, đảm...

Sầu riêng Đăk Nông

Sầu riêng tại Đắk Nông được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Ngon nhất là sầu riêng được trồng tại trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa) và tại huyện Đắk Mil. Các loại sầu chủ yếu tại đây bao gồm Ri 6, Út Thủy (Bến Tre) và Monthong (Thái Lan) được cấp chứng chỉ VietGAP. Với mệnh danh là “Ông...

Cùng chuyên mục

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Trong 2 ngày 26 và 27/10, tại TP. Kon Tum (Kon Tum), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin đối ngoại về quyền con người. Dự hội nghị có ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum và cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên Ban...

48 giờ ở Đắk Nông

Đắk Nông được xem là điểm đến mới với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cách TP HCM khoảng 250km, Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, với thủ phủ là thành phố Gia Nghĩa. Cuộc sống nơi đây không ồn ào và xô bồ mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc về văn hóa của khoảng 40 dân tộc. Nơi...

Khung cảnh hùng vĩ của thác Gia Long

⁣Nhắc đến những thác nước đẹp của Tây Nguyên nắng gió thì du khách chắc chắn sẽ nhớ ngay đến cụm 3 ngọn thác nổi tiếng trên dòng sông Sê rê Pôk, nằm tại điểm giao nhau giữa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Ngoài 2 ngọn thác chồng Dray Sáp, thác vợ Dray Nur thì còn một nhánh thác Gia Long cũng thu hút du khách trong hành trình chinh phục 3 ngọn thác hùng vĩ.

Mắc ca sấy Đăk Nông

Nằm ở phía Nam đại ngàn, có độ cao gần 900m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, trong lành, vùng đất Đắk Nông có nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp cho cây Macca phát triển mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Người dân canh tác truyền thống, không xịt thuốc trừ cỏ, không thuốc hóa học, không lạm dụng phân vô cơ để có được hạt macca tự nhiên, an toàn, đảm...

Sầu riêng Đăk Nông

Sầu riêng tại Đắk Nông được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Ngon nhất là sầu riêng được trồng tại trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa) và tại huyện Đắk Mil. Các loại sầu chủ yếu tại đây bao gồm Ri 6, Út Thủy (Bến Tre) và Monthong (Thái Lan) được cấp chứng chỉ VietGAP. Với mệnh danh là “Ông...

Gìn giữ nghề dệt của đồng bào M’nông

Cũng như các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông hình thành, phát triển trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và tồn tại cho đến tận bây giờ. Nó minh chứng cho sức trường tồn, sức sống mãnh liệt của mình trong mọi điều kiện lịch sử; góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền và tạo điều kiện cho địa phương phát triển.

Lịch sử hình thành và phát triển của Đắk Nông

Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông, phía Tây Nam vùng Tây nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình từ 600 - 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực n­ước biển. Là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Ê đê …, theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải dài trên một địa bàn rộng lớn. Do vị trí địa...

3 đặc sản nên thử khi tới Đắk Nông

Gà xào măng chua hay canh thụt của người Mạ là những đặc sản lạ của tỉnh miền núi Tây Nguyên. Sự đa dạng về dân tộc sinh sống tại Đắk Nông mang đến sự đa dạng ẩm thực cho vùng đất này. Một số đặc sản bạn có thể thử khi đến đây: Rượu cần M'Nông Khi đến với vùng đất này, du khách có cơ hội thưởng thức món rượu cần của dân tộc M'Nông. Đây là dân tộc đông...

Khám phá Đắk Nông

Hồ Tà Đùng, thác Liêng Nung đẹp hoang sơ khiến du khách không khỏi trầm trồ trong chuyến tham quan một đến hai ngày. Từ tháng 12 đến tháng 4 là mùa khô, thích hợp để khám phá Đắk Nông (Tây Nguyên), do thời tiết khô ráo, di chuyển dễ dàng. Không cần đợi đến mùa mưa du khách mới có thể chiêm ngưỡng những dòng chảy mạnh mẽ, hùng vĩ của sông hồ suối thác. Thác nước ở Đắk...

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M’nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình. Ché thường có dáng miệng ve tròn, thân phình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất