Powered by Techcity

Củng cố kiến thức và gợi ý 5 bài phân tích Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh hay nhất

I. Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

1. Tác giả

– Hồ Chí Minh sinh năm 1890 và mất năm 1969 là một nhà kháng chiến lừng lẫy khắp năm châu, một vị lãnh tụ vĩ đại của Tổ quốc Việt Nam ta. Người đã lãnh đạo, dẫn lối nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến lớn: cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê của Bác ở huyện Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ của Bác là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho một lòng yêu nước, có tư tưởng tiến bộ và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Bác Hồ. Thân mẫu của Người chính là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba… Cái tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên vào hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa là đại diện của cả Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam và Việt Minh để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

– Không những là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được thế giới biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

– Một số tác phẩm nổi bật: Đường Kách Mệnh (năm 1927, tập hợp những bài giảng); Vi hành (truyện ngắn, năm 1923), Nhật kí trong tù (thơ, năm 1942 – 1943); Tuyên ngôn độc lập (năm 1945, văn chính luận)…

2. Hoàn cảnh ra đời

– Tháng 2 năm 1941, Bác Hồ quay trở về Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước.

– Người đã ở tại chiến khu Việt Bắc để có thể trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

– Dù hoàn cảnh đầy gian khổ, thiếu thốn và khó khăn nơi núi rừng hiểm trở Việt Bắc nhưng Bác vẫn giữ được một tinh thần chiến đấu lạc quan. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được Bác Hồ sáng tác trong thời gian này.

3. Bố cục tác phẩm

Gồm 2 phần:

+Phần 1: Ba câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của Bác Hồ tại nơi chiến khu Việt Bắc.

+ Phần 2: Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác Hồ về cuộc sống cách mạng tại nơi chiến khu Việt Bắc.

4. Ý nghĩa nhan đề

+ Tức cảnh: Từ một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà viết nên thơ.

+ Pác Bó: Cốc Pó – nghĩa là đầu suối.

→ Từ cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt nơi hang Pác Bó, Bác Hồ bày tỏ cảm nhận của mình về cuộc đời làm cách mạng.

5. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

– Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

+ Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

tuc-canh-pac-bo-ho-chi-minh-1-.png

II. Dàn ý chung cho tất cả các bài phân tích tác phẩm Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

1. Phần mở bài

– Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc ta, khi chúng ta nhắc tới Người không phải chỉ với tư cách của một người đã đem đến ánh sáng độc lập, mà còn với ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, nhà văn, một người nghệ sĩ.

– “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ đã khắc họa được bức chân dung đầy lạc quan của người nghệ sĩ ấy.

2. Phần thân bài

a) Câu thơ đầu (hay còn gọi là câu khai)

– Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:

Nơi ở của Bác: trong hang

Nơi làm việc của Bác: suối

Thời gian lúc đó: sáng – tối

Hoạt động của Bác: ra – vào

⇒ Sử dụng những cặp từ trái nghĩa, kèm theo nhịp thơ linh hoạt, diễn tả thành công lối sống đều đặn, quy củ của Bác, cùng với sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống nơi núi rừng.

b) Câu tiếp (hay còn gọi là câu thừa)

– Câu thơ cho chúng ta một cái hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn đặc trưng, giản dị của núi rừng: rau măng, cháo bẹ.

Cháo được nấu từ ngô, rau măng thì được lấy từ cây măng rừng, từ trúc tre trên rừng.

Những thức ăn giản dị hằng ngày, dân dã, đơn sơ, mộc mạc ⇒ thể hiện sự gian nan vất vả.

⇒ Bác vẫn luôn trong một tư thế sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích cuối cùng là giải phóng dân tộc.

c) Câu thứ ba (hay còn gọi là câu chuyển)

– Điều kiện làm việc của Bác: chiếc bàn đá chông chênh ⇒ Thiếu thốn, khó khăn.

– Công việc Bác đang làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc quan trọng và vĩ đại.

⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào

d) Câu cuối (hay còn gọi là câu hợp)

– Sứ mệnh cách mạng được khẳng định và nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, trở thành một nhà cách mạng, một công việc không đơn giản và dễ dàng một chút nào, đặc biệt trong hoàn cảnh thiếu thốn và gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ ấy, chiến sĩ ấy vẫn cảm thấy “sang”:

+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy sang trọng, vui thích và thoải mái.

+ Chữ “sang” thể hiện niềm tự hào và niềm vui khi thực hiện được lý tưởng cao cả của Bác.

⇒ Người có một phong thái vô cùng lạc quan, chủ động, ung dung, hiên ngang và luôn tin yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự (từ quan trọng làm nổi bật chủ đề của cả bài) không những của bài thơ này mà còn chính là của cuộc đời Bác Hồ.

3. Phần kết bài

– Khái quát những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.

– Bài học về một tinh thần lạc quan, luôn quyết chí đến cùng của Bác đối với mỗi người.

III. Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

1. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ.

Bài làm 1

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Bài làm 2

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó – Cao Bằng và cho ra bài thơ ” Tức cảnh Pắc Pó”. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác .”Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở – ăn – làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói” Cuộc đời CM thật là sang” Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ “sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước.

2. Viết đoạn văn cảm nhận về cuộc sống của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác. Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải “thú lâm tuyền” đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Bài thơ khiến chúng ta thêm khâm phục tinh thần yêu nước thương dân của Bác – người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

3. Viết đoạn văn phân tích từ “sang” trong Tức cảnh Pác Bó

Vị cha già kính yêu đã từng tự hào thốt lên như thế trong những ngày thiếu thốn của cuộc đời. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

4. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

IV. Tập hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tức cảnh Pác Bó hay nhất

Đề 1: Con người Hồ Chí Minh hiện lên qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở – ăn – làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở – ăn – làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” – “tối”, “suối” – “hang”, “ra” – “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh” vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một “bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ “sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ… điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”…,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Đề 2: Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của Người cho đất nước.

Đề 3: Trong văn bản Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi tác giả từng ca ngợi thú lâm tuyền. Niềm vui đó của Nguyễn Trãi có gì giống và khác với Hồ Chí Minh trong bài Tức cảnh Pác Bó.

Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

Đề 4: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Bác Hồ về nước tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước. Khi đó, tình hình thế giới và trong nước có những biến động vô cùng to lớn (đại thế chiến thứ hai, Pháp lại khủng bố cách mạng dã man, Nhật vào Đông Dương; ở châu Âu, Pháp đầu hàng phát xít Đức..), Bác đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, vạch đường lối cách mạng trong tình hình mới, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, tranh thủ thời cơ giành độc lập cho Tổ quốc.

Bác sống ở hang Pác Bó (đúng tên là Cấn Bó, nghĩa là đầu nguồn), trong điều kiện sinh hoạt hết sức gian khổ.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: “Nơi ở đầu tiên của Bác tại Pác Bó tuy ẩm lạnh nhưng vẩn là nơi ở tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và rất sâu trong rừng, bên ngoài chỉ rất ít cành lau. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người (…) Sức khoẻ của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn cũng rất thiếu (…)

Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh em khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được…”

Mặc dù sống trong điều kiện gian khổ, hiểm nghèo như vậy nhưng Bác Hồ rất vui. Bác rất vui vì sau bao năm xa nước nay được sống và trực tiếp lãnh đạo phong trào trong nước. Đặc biệt, vì với nhân quan chính trị sắc bén. Người biết rằng thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới, dù cục diện trước mắt còn tất đen tối. “Đối với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người những ngày tháng ở Pác Bó tựa như những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu của cảnh chờ đợi những chuyển biến vĩ đại (…) chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc làm việc nhiệt tình như vậy, Người như trẻ ra đến hai, ba chục tuổi.

Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Phân tích bài thơ chính là phân tích tìm hiểu niềm vui thoải mái đó, vì đằng sau niềm vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ.

Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào… Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người sống ở suối, hang ấy thậl đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Câu thơ này, có thể hiểu là: dù chỉ có cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần cách mạng vẫn san sàng. Cách hiểu ấy không sai về mặt ngữ pháp, nhưng e không thích hợp lắm với giọng đùa vui thoải mái của cả bài thơ. Có lẽ nên hiểu là: thức ăn (cháo bẹ, rau măng) thì lúc nào cũng có sẵn đó.

Câu thứ nhất nói về ở, câu thứ hai nói về ăn, câu thứ ba nói về làm việc, cả ba câu đều là thuật tả sinh hoạt vật chất, chỉ đến câu kết mới phát biểu cảm xúc, ý nghĩ.

Hiểu như vậy, sẽ phù hợp với mạch thơ, với kết câu chặt chẽ của bài thơ hơn.

Ở đây ta chú ý cách gieo vần bằng (âm ang), gợi cảm giác mở ra và vang xa, đồng thời tạo nên cái thế vững vàng và cảm giác khoáng đạt của bài thơ. Câu thứ ba vần trắc làm nổi bật lên hình tượng ở trung tâm bài thơ, được đặc tả bằng những nét bút đậm, khoẻ, sinh động:

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Hai chữ “chông chênh” là lừ láy duy nhất của bài thơ, rất tạo hình; ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc, thật khoẻ, gân guốc như cân lại ba câu

Vần bằng vang xa. Đó là hình tượng nhân vật trữ tình được đặt ở trung tâm bài thơ; như vậy con người là chủ thể của thiên nhiên chứ không bị lấn át, hoà lan trong thiên nhiên. Và thật là thú vị, vị “khách lâm tuyền” sống hoà hợp nhịp nhàng với suối, với hang kia, chính là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đang tựa vào thiên nhiên để hoạt động cải tạo xã hội. Đằng sau cái dáng tạo hình cụ thể của Bác đang ngồi dịch sử Đảng toát lên tư thế lồng lộng của vị lãnh tụ dân tộc, nhà cách mạng vĩ đại – một hình tượng thật đẹp. Bác Hồ đang sáng tạo ra lịch sử nơi “đầu nguồn” – trên cái bối cảnh thiên nhiên, có suối, có rừng… Cảnh tượng ấy, cuộc sống ấy quả thật là đẹp “thật là sang”! Bài thơ kết thúc bằng chừ “sang”, có thể gọi là chữ nhãn tự (chữ mất) đã kết tinh, bật sáng tinh thần toàn bài.

Thơ Bác Hồ vừa rất mực giản dị, song lại rất hàm súc, gợi lên bao ý nghĩa sâu xa; vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại. Bài Tức cảnh Pác Bó là điển hình của hồn thơ, phong cách thơ đó.

Đề 5: Bình giảng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”của Bác Hồ.

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…”.

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Giây phút ấy vô cùng thiêng liêng và cảm động.

Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng;

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.

Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu mới về nước đang “nhóm lửa”. Hai vế tiểu đối đầy ấn tượng:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”.

Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là “sáng” và “tối”: không gian là “suối” và “hang”, hoạt động là “ra” và “vào”. Mọi hoạt động đã trở thành nền nếp, từ sáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào, khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pác Bó: “sáng ra bờ suối tối vào hang”. Quy luật vận đông ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

Câu thơ thứ hai, ba chữ “vẫn sẵn sàng” có hai cách hiểu khác nhau rất lí thú. Sống và hoạt động bí mật nơi suối rừng hang động chí có cháo bẹ rau măng nhưng

sẵn có, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Sau này, ý tưởng “giàu cố hào phóng” này, được Người nhắc lại trong bài ”Cảnh rừng Việt Bắc” đầu xuân 1947:

“Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh nước biếc tha hổ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say…”.

“Vẫn sẵn sàng”, “tha hồ dạo”, “mặc sức say”,… là những cách nói “sang trọng”, hóm hỉnh và yêu đời.

Cách hiểu thứ hai: Mặc dù thiếu thốn khó khăn, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình. Gian khổ biết bao, nhưng với tinh thần “vẫn sẵn sàng”, Người bền bỉ sáng niềm tin “nhóm lửa”:

“Ai hay ngọn lửa trong hang núi

Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!”

(Theo chân Bác)

Khác với người xưa “công thành, thân thoái”, mai danh ẩn tích ở chốn lâm tuyền, Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.

Đất nước cần, Bác viết “Đường cách mệnh”. Phong trào và cán bộ cần, Người “dịch sử Đảng”. Hình ảnh “bùn đá chông chênh” không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thăng lợi của cách mạng.

Câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Sang” nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có “cháo bẹ rau măng”, chỉ có “bàn đá chông chênh” mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại. Nhà thơ Tố Hữu đã có vần thơ rất hay nói về cái sang của Bác Hồ kính yêu:

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng,

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

(Bác ơi)

“Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pác Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về một lí tưởng cao đẹp.

Trên đây là tất cả kiến thức và đề thi liên quan đến bài thơ Tức cảnh Pác Bó mà các em cần nắm chắc trong chương trình lớp 8. Chúc các em ôn thi tốt và đạt được điểm cao!

Nguồn

Cùng chủ đề

18 bài phân tích tác phẩm truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao hay nhất

Mục lụcI. Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao1. Tác giả Nam Cao2. Hoàn cảnh ra đời3. Bố cục4. Giá trị nội dung5. Giá trị nghệ thuậtII. Dàn ý chung cho đề bài nghị luận về...

6 bài phân tích Tôi đi học – Thanh Tịnh

I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm Tôi đi học - Thanh Tịnh1. Tác giả Thanh Tịnh- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố...

6 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Sa hành đoản ca (Bài ca ngán đi trên bãi cát) – Cao Bá Quát

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát1. Tác giả Cao Bá Quát- Cao Bá Quát (1809 – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm,...

3 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Chiếu cấu hiền – Ngô Thì Nhậm

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm1. Tác giả Ngô Thì Nhậma. Tiểu sử- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn...

2 Bài văn mẫu hay nhất phân tích tác phẩm Đám tang lão Gô – ri – ô (Ban – dắc)

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Đám tang lão Gô - ri - ô của Ban - dắc1. Tác giả Ban - dắc- Hô - nê - rê - đơ Ban - dắc (1799 0 1850), xuất thân tỏng một gia đình...

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024

Giá tiêu trong nước ngày 7/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 136,000 đồng/kg, giảm 5,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 135,500 đồng/kg, giảm mạnh từ 4,500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 136,000 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm mạnh từ 4,500...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Nhận định, dự đoán Man Utd vs PAOK: Kèo trên thắng dễ

Trận đấu trước khi kết thúc nhiệm kỳ tạm quyền của Ruud van Nistelrooy tại Manchester United sẽ diễn ra vào tối thứ Năm, khi Quỷ Đỏ tiếp đón đội bóng Hy Lạp PAOK tại Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.Hai đội sẽ gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử và đều đang tìm kiếm chiến thắng đầu tiên ở mùa giải này.Thông tin lực lượng Man Utd vs...

Phát huy vai trò đảng viên người dân tộc thiểu số tại Kon Tum

Những năm qua, Tỉnh ủy Kon Tum chú trọng công tác phát triển đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, nhờ đó, chất lượng đảng viên mới kết nạp là người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, nhiều đảng viên có trình độ học vấn cao, tỷ lệ đảng viên được đào tạo về chuyên môn ngày càng tăng cao, góp phần hoàn thành mục tiêu...

Cùng chuyên mục

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Nhận định, dự đoán Man Utd vs PAOK: Kèo trên thắng dễ

Trận đấu trước khi kết thúc nhiệm kỳ tạm quyền của Ruud van Nistelrooy tại Manchester United sẽ diễn ra vào tối thứ Năm, khi Quỷ Đỏ tiếp đón đội bóng Hy Lạp PAOK tại Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.Hai đội sẽ gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử và đều đang tìm kiếm chiến thắng đầu tiên ở mùa giải này.Thông tin lực lượng Man Utd vs...

Giải bóng chuyền hơi trung

Giải đấu có sự tham gia của 8 đội đến từ 4 địa phương thuộc Cụm thi đua số 2, bao gồm các huyện: Đắk Glong, Đắk R'lấp, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa.Giải đấu không chỉ là sân chơi thể thao mà còn là dịp để các vận động viên cao tuổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Thông qua những trận đấu sôi nổi, phong trào...

Màn kết hợp giữa Kim Go Eun với Steve Sanghyun Noh

Review phim Đôi Bạn Học Yêu: Màn kết hợp giữa Kim Go Eun với Steve Sanghyun NohĐôi Bạn Học Yêu, với sự tham gia của Kim Go Eun và trai đẹp Steve Sanghyun Noh, hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn năng lượng tích cực và chữa lành cho người xem. Bộ phim không chỉ gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu mà còn đề cập đến những định...

Tuổi trẻ giá bao nhiêu tập 13 trên VTV3 ngày 6/11/2024

Tóm tắt nội dung phim "Tuổi trẻ giá bao nhiêu" tập 12Trong Tuổi trẻ giá bao nhiêu tập 12, Kiên đã đột nhập vào kho ngâm tẩm hóa chất sầu riêng nhưng chưa kịp quay phim, chụp hình lại. Cậu kể với Linh và quyết tâm lấy bằng chứng tố cáo vựa trái cây vì không thể để họ hại người tiêu dùng mãi được.Để thực hiện kế hoạch, Kiên mua...

Hoa sữa về trong gió tập 45 trên VTV1 ngày 6/11

Lịch phát sóng Hoa sữa về trong gió tập 45Khán giả có thể xem trực tiếp Hoa sữa về trong gió tập 45 trên kênh VTV1 phát sóng vào lúc 21h00 hôm nay, 6/11/2024 trên các link dưới đây:VTV Go - VTV - VTVCab - SCTV - TV360 - FPTPlayLink xem phim Hoa sữa về trong gió Full HDĐể có thể xem trọn bộ full HD các tập của bộ phim...

Độc đạo tập 30 trực tiếp VTV3 ngày 6/11

Review lại nội dung Độc đạo tập 29Tập 29 mở đầu với cảnh bà Ánh đang uống rượu, buồn bã vì chồng mình, Quân "già," không về nhà trong hai đêm. Dũng "kính" đến khuyên bà: "Thôi chị đừng hành hạ bản thân mình nữa" Bà Ánh than thở: "Đêm qua anh ấy không về, hai đêm anh ấy không về" bày tỏ nỗi đau khi Quân "già" đang dành sự...

Giao kèo giữa Loki và Luffy

Nội dung One Piece Chap trước chapter 1130Trong One Piece chap 1130, mang tên "Hoàng tử bị nguyền rủa", nhiều bí ẩn về Elbaf được hé lộ, cùng sự xuất hiện của nhân vật đầy quyền lực – Loki, hoàng tử bị nguyền rủa của Elbaf. Loki là một người khổng lồ, cơ bắp, đội mũ sừng, mang rìu lớn, và tự xưng là “Thần Mặt Trời” với ý định huỷ...

Nguồn cảm hứng Công viên ĐCTC UNESCO Đắk Nông với văn học nghệ thuật

Nguồn cảm hứng sáng tác cho văn học nghệ thuậtĐối với họa sĩ Phạm Hưng, Hội VHNT tỉnh Hà Giang, trước chuyến đi, những mường tượng của anh về vùng đất Đắk Nông chỉ gói gọn trong những vườn cây cà phê, hồ tiêu bạt ngàn. Tuy nhiên, khi đặt chân tới đây, anh hoàn toàn ngỡ ngàng trước cảnh sắc và con người nơi cao nguyên đầy nắng và gió.“Ngay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất