Powered by Techcity

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc


Các đại biểu giao lưu với các điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.
Các đại biểu giao lưu với các điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Sáng 8/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an tổ chức hội nghị biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Đến nay, khu vực Tây Nguyên có gần 6 triệu người, gồm 49 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37% dân số toàn vùng.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công an, Công an các tỉnh Tây Nguyên cùng 86 mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 1

Các đại biểu dự hội nghị.

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của đất nước. Đến nay, khu vực Tây Nguyên có gần 6 triệu người, gồm 49 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37% dân số toàn vùng.

Theo đánh giá của Bộ Công an, trong giai đoạn 2018-2024, Công an các tỉnh Tây Nguyên đều tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hằng năm của tỉnh; tham mưu cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp ban hành và trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 2
Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Theo thống kê của Công an các địa phương, tính đến tháng 12/2023, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng, duy trì hoạt động 478 mô hình, 50 điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các tỉnh Tây Nguyên khá đa dạng; được xây dựng tại các địa bàn ngoài xã hội, trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự như dân tộc, tôn giáo, phòng, chống tội phạm, quản lý đối tượng, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm trật tự an toàn giao thông…

Phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa cũng rất đa dạng: Từ mô hình chỉ được xây dựng trong một địa bàn đến có sự liên kết, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức; từ mô hình được xây dựng ở cấp cơ sở, trong khu dân cư đến mô hình được nhân rộng trên phạm vi cấp huyện, cấp tỉnh. Một số mô hình, điển hình được thông báo, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 3

Các điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024 dự hội nghị.

Bên cạnh những mô hình, điển hình tiên tiến do cấp ủy, chính quyền chỉ đạo xây dựng, còn xuất hiện nhiều mô hình do các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội chủ trì, phối hợp lực lượng Công an xây dựng, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia. Điều kiện bảo đảm, kinh phí hoạt động của mô hình được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau.

Hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tạo điều kiện để người dân tham gia trực tiếp, hiệu quả hơn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Đồng thời, tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, lịch sử vùng đất, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng ly khai chống đối, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục đối tượng Fulro tại cộng đồng; công tác tuyên truyền, vận động đối tượng Fulro “có đạo” quay về sinh hoạt tại các tổ chức tôn giáo được công nhận.

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 4

Các điển hình tiên tiến trao đổi kinh nghiệm trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giai đoạn 2018-2024 thông qua Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và hoạt động của các mô hình, quần chúng khu vực Tây Nguyên đã cung cấp cho lực lượng Công an hơn 44.800 nguồn tin có liên quan đến an ninh trật tự với nhiều tin có giá trị, giúp lực lượng chức năng phát hiện, điều tra, giải quyết 12.652 vụ việc, bắt giữ, xử lý, răn đe hơn 9.000 đối tượng; triệt phá nhiều băng, ổ, nhóm tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, quần chúng nhân dân đã hỗ trợ lực lượng Công an và tham gia vận động đầu thú và truy bắt 1.881 đối tượng truy nã, trốn thi hành án, tội phạm lẩn trốn; tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ gần 29.900 đối tượng tù tha về, phạt tù cho hưởng án treo, người lầm lỗi, chậm tiến tại cộng đồng dân cư; tham gia hòa giải 2.250 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; vận động giao nộp 8.172 đơn vị vũ khí và 18.938 đơn vị vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ các loại…

Bộ Công an khẳng định: Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến góp phần củng cố lòng tin, xây dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền, lực lượng Công an; tăng cường các mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp; nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đồng thời, phát huy năng lực sáng tạo, khơi dậy sức mạnh và tiềm năng to lớn, tạo khí thế sôi nổi của các tầng lớp nhân dân trong tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác ở các địa bàn có mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực…

Tại hội nghị, các đại biểu được giao lưu với các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các tỉnh Tây Nguyên. Qua câu chuyện, mỗi điển hình tiên tiến có một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng tất cả đều chung nhận thức, mong muốn, nhiệt huyết và luôn cống hiến hết sức mình cùng với lực lượng Công an bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân, buôn làng mình.

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích, kết quả của các đơn vị, địa phương, các tập thể, cá nhân đã đạt được trong công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến đã góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng môi trường an ninh, an toàn; gắn kết và thiết thực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương khu vực Tây Nguyên với 35.361 lượt khu dân cư, 3.038 lượt xã, 407 lượt phường, 270 lượt thị trấn, 11.598 lượt cơ quan, 5.091 lượt doanh nghiệp, 10.648 lượt cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”…

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 5

Một nữ đại biểu người dân tộc Ê Đê điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024 được nhận Bằng khen của Bộ Công an.

Tuy nhiên, Trung tướng Lê Quốc Hùng cho rằng, khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của đất nước. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chăm lo đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, xã hội nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, đây cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá quyết liệt, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, lịch sử vùng đất để tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng ly khai, chống đối, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, các yếu tố về an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…

Cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ảnh 6

Các tập thể mô hình điển hình, tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024 được nhận Bằng khen của Bộ Công an.

Trung tướng Lê Quốc Hùng mong muốn sau hội nghị này, các đại biểu đại diện cho các mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nâng cao vai trò, vị trí, hiệu quả hoạt động của mình, đóng góp nhiều hơn nữa công sức, trí tuệ, kinh nghiệm cho Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, góp phần xây dựng Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững, giàu đẹp.

Nhận dịp này, Bộ Công an tặng Bằng khen cho 86 tập thể, cá nhân là các mô hình, điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.



Nguồn: https://baodaknong.vn/can-nhan-rong-cac-mo-hinh-dien-hinh-tien-tien-trong-phong-trao-toan-dan-bao-ve-an-ninh-to-quoc-225909.html

Cùng chủ đề

Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3, ứng phó với mưa lũ

Bắc Ninh di chuyển người dân khu vực ngoài bãi sông CầuBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Yên...

Cách chăm sóc cây dài ngày mùa mưa bão

Thời gian này, ông Lê Đình Tỉnh, thôn 4, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song thường xuyên thăm vườn của mình. Gần 5ha hồ tiêu xen cà phê của gia đình ông đang ở giai đoạn kinh doanh nếu lơ là có thể...

Hiệu quả của trồng cây nương tự nhiên ở Đắk Nông

Anh Phạm Văn Thi từ Bình Phước đến thôn 9, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) lập nghiệp với 3 ha đất. Buổi đầu khởi nghiệp anh trồng cao su, cà phê và áp dụng lối canh tác truyền thống, sử...

Một tỉnh ở Tây Nguyên thu hoạch gần 124.000 tấn quả sầu riêng, nông dân sắp bỏ túi hơn 8.000 tỷ đồng

Cây sầu riêng có giá trị kinh tế tương đối cao so với các loại cây trồng khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển cây sầu riêng cũng đang đứng trước nhiều...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 10/09/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng tác giả

Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3, ứng phó với mưa lũ

Bắc Ninh di chuyển người dân khu vực ngoài bãi sông CầuBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Yên...

Cách chăm sóc cây dài ngày mùa mưa bão

Thời gian này, ông Lê Đình Tỉnh, thôn 4, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song thường xuyên thăm vườn của mình. Gần 5ha hồ tiêu xen cà phê của gia đình ông đang ở giai đoạn kinh doanh nếu lơ là có thể...

Hiệu quả của trồng cây nương tự nhiên ở Đắk Nông

Anh Phạm Văn Thi từ Bình Phước đến thôn 9, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) lập nghiệp với 3 ha đất. Buổi đầu khởi nghiệp anh trồng cao su, cà phê và áp dụng lối canh tác truyền thống, sử...

Một tỉnh ở Tây Nguyên thu hoạch gần 124.000 tấn quả sầu riêng, nông dân sắp bỏ túi hơn 8.000 tỷ đồng

Cây sầu riêng có giá trị kinh tế tương đối cao so với các loại cây trồng khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển cây sầu riêng cũng đang đứng trước nhiều...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 10/09/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng chuyên mục

Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3, ứng phó với mưa lũ

Bắc Ninh di chuyển người dân khu vực ngoài bãi sông CầuBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Yên...

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Điểm sáng xuất khẩu nông sản Đắk Nông Rộng đường tiêu thụ cho nông sản Đắk Nông Tăng cường các giải pháp kết nối cung cầu Theo đó, chương trình kết nối cung cầu sẽ tập trung vào kết nối cung cầu trực tuyến; hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh (trực tiếp); kết nối theo mùa vụ, chuyên đề – kế hoạch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực...

Công an huyện Cư M’gar trao thẻ căn cước và hỗ trợ thực hiện cấp giấy tờ cá nhân cho người có hoàn cảnh...

Ngày 9/9, Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tổ chức trao thẻ căn cước cho anh Phạm Quang Tèo, sinh ngày 1/1/1986, trú tại Tổ dân phố 7, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar và tặng quà hỗ trợ gia đình...

Xác định có 8 phương tiện gặp nạn và nguyên nhân ban đầu

Chiều ngày 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ để chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban...

Đắk Nông công bố kết quả giải thưởng Tuần 1, Cuộc thi Chuyển đổi số

Ban tổ chức Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024 vừa có thông báo kết quả giải thưởng Tuần 1, Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024.Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực...

Bắt 6 kẻ mua bán người dưới 16 tuổi ở nhiều tỉnh miền Trung

Tổ chuyên án thuộc Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung vừa triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi từ tỉnh Kon Tum đi tỉnh Bình Định, Phú Yên nhằm bóc lột sức lao động. ...

Bắt quả tang “con nghiện” đi nhận… đá

Nghiện ma túy nên Nguyễn Minh Sang (1994, trú thị trấn Cát Tiên, H. Cát Tiên, Lâm Đồng) lên mạng xã hội liên lạc và đặt mua ma túy “đá” của một đối tượng không rõ lai lịch ở TPHCM để về sử...

Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia ở tỉnh Kon Tum

Để tạo sinh kế cho hộ nghèo nói chung và hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, tỉnh Kon Tum đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục...

Đề xuất chi ngân sách 11 tỉ đồng sửa đường sạt trượt do lỗi… con người!

Nguyên nhân xảy ra sạt trượt đoạn đường được kết luận là do thiếu sót của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhưng lại đề xuất phương án chi 11 tỉ đồng ngân sách để sửa chữa! ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất