Powered by Techcity

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia


Chiều 27/11, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dù đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt được nhiều đại biểu đồng thuận với lý do bảo vệ sức khỏe và tăng thu ngân sách, nhưng không ít ý kiến cũng lo ngại về tác động lâu dài đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) nêu quan điểm, việc áp dụng biểu thuế tiêu thụ đặc biệt được dự thảo tăng thuế ở mức cao có thể làm tăng thu nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian ngắn hạn, nhưng trong trung hạn và dài hạn có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó, kết quả sẽ là giảm thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ảnh 1
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Duy Linh)

Theo đại biểu, tốc độ về tăng thuế đối với mặt hàng bia, rượu khiến doanh nghiệp đã đầu tư ở nước ta, nhất là các nhà máy hiện đại mới đầu tư vẫn chưa sử dụng hết công suất sẽ không thể điều chỉnh công suất sản xuất trong thời gian ngắn.

Với sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ do yêu cầu về sức khỏe, về an toàn giao thông được áp dụng trong thời gian gần đây, đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho rằng, nếu tiếp tục áp dụng trong thời gian tới về thuế suất tiêu thụ đặc biệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà máy, người lao động và cả thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, cần đánh giá tác động, suy tính kỹ hơn trước khi quyết định thời gian áp dụng và cần xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế suất hợp lý để đủ sức điều tiết tiêu dùng nhưng cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống việc làm của người lao động.

Đại biểu kiến nghị, mức thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xác định hợp lý để bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước hiệu quả, bền vững nhưng không gây áp lực lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ảnh 2
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. (Ảnh: Duy Linh)

Cùng chung quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần thực hiện theo lộ trình nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp “hài lòng, vui vẻ” nộp thuế mà không dẫn đến nguy cơ có thể “sạt nghiệp”.

“Ở đây tôi muốn nói 2 mặt hàng chủ lực không khuyến khích, hoan nghênh đó là mặt hàng rượu, bia và thuốc lá nhưng 2 mặt hàng này lại nộp ngân sách rất cao. Nếu chúng ta tăng theo phương án Chính phủ trình có thể có khả năng bóp nghẹt 2 ngành này, trong khi đó rượu, bia, thuốc lá ngoại nhập lậu tràn lan vào Việt Nam chưa được kiểm soát triệt để. Nếu tăng thuế thì mặt hàng nhập lậu sẽ tràn vào”, đại biểu nêu quan điểm.

Đối với rượu, bia, đại biểu thống nhất quan điểm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng nhấn mạnh phải có lộ trình để cho các hãng có một tâm thế chuẩn bị. Do đó, đại biểu đề nghị cần có nghiên cứu thêm về vấn đề này.

“Mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế phí môi trường, phí phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia… nếu bây giờ tăng đột ngột như vậy sẽ rất khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Tôi đề nghị nên có quan tâm đến vấn đề này”, ông Hòa nói.

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ảnh 3
Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội chiều 27/11. (Ảnh: Duy Linh)

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cũng bày tỏ lo ngại về việc tăng thuế quá cao và nhanh chóng sẽ dẫn đến gia tăng buôn lậu, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và không đạt được mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng.

Những hạn chế này không thể một sớm một chiều khắc phục ngay được mà đòi hỏi cần có quyết tâm cao và thời gian, lộ trình nhất định. Theo đại biểu, việc tăng thuế trong khi công tác chống buôn lậu chưa đáp ứng yêu cầu sẽ là vấn đề hết sức cân nhắc để tránh những hệ lụy tai hại.

Do vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc về mức độ và lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia trong bối cảnh tình hình buôn lậu rượu, bia vẫn còn phức tạp.

Bổ sung chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Cầm Thị Mẫn quan tâm đến việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%.

Đại biểu thống nhất với việc bổ sung sản phẩm này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để góp phần định hướng tiêu dùng, mở rộng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm khác không có đường, góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động có nêu, ngành nước giải khát chiếm 38% số lượng doanh nghiệp của ngành đồ uống. Đối với tác động về nguồn thu ngân sách, kết quả tính toán cho thấy, khi áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp bị co hẹp. Đồng thời việc áp thuế không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế, kéo theo sự sụt giảm về GDP.

Do đó, đại biểu cho rằng cần phải cân đối mục tiêu định hướng hành vi của người tiêu dùng với việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Chính phủ cần giải trình rõ hơn về mục tiêu đạt được chính sách này, thực chất là bảo vệ sức khỏe người dân hay chỉ là tăng thu ngân sách.

Vì vậy, việc bổ sung chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng để triển khai thực hiện được thông suốt, trong khi các doanh nghiệp có thời gian xây dựng chiến lược kinh doanh, kịp thời thích ứng.

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ảnh 6
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Duy Linh)

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Đại biểu lấy dẫn chứng, theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, những năm gần đây, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta đã giảm mặc dù chưa cần phải áp dụng thuế…

Đại biểu nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy, không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.

Do đó, đại biểu đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo TCVN vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo đảm mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.

Cân nhắc lộ trình và tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ảnh 7
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Duy Linh)

Giải trình ý kiến của các đại biểu về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đánh thuế này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tiêu chuẩn về hàm lượng đường sẽ do Chính phủ quy định, các sản phẩm như nước dừa, sữa, nước hoa quả nguyên chất sẽ không phải chịu thuế.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, theo Phó Thủ tướng, thuốc lá gây ra hậu quả nghiêm trọng, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do hút thuốc lá, và Việt Nam phải tốn khoảng 1 tỷ USD để chữa trị các bệnh liên quan.

Trong khi đó, giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 6.000- 0.000 đồng/bao, ở Singapore là 200.000 đồng/bao. Ngoài thuốc lá điếu, các sản phẩm khác như xì-gà, thuốc lá để hút, hít, nhai, ngửi cũng sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 75%.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ, Phó Thủ tướng cho rằng việc đánh thuế điều hòa cũng nhằm hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, và các chất gây hại cho tầng ozon.



Nguồn: https://baodaknong.vn/can-nhac-lo-trinh-va-tac-dong-khi-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-ruou-bia-235434.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Giá tiêu tiếp tục đà tăng cao?

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai Theo dự báo, giá tiêu ngày mai 29/11/2024, giá tiêu trong nước sẽ tiếp tục đà tăng mạnh, gần chạm mốc 144.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay ngày 28/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước tăng cao so với ngày hôm qua 27/11/2024. Các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước cùng tăng 1.000 đồng/kg, riêng Đắk Nông tăng thêm 1.200 đồng/kg. Duy nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg. Dự...

Ngành Thuế Đắk Nông tăng tốc giai đoạn nước rút

Làm thêm thứ 7, chủ nhậtTính đến hết tháng 11/2024, số thuế, phí, lệ phí Chi cục Thuế Khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức thực hiện được 181/123 tỷ đồng, đạt 147%, tăng 34% so với cùng kỳ. Mặc dù, hiện nay, số thu tại đơn vị đạt cao, tuy nhiên, không phải vì thế mà đơn vị lơ là.Những lĩnh vực rủi ro thuế cao như: khoáng sản, vật...

Đắk Lắk thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cà-phê

Đắk Lắk là thủ phủ cà-phê của Việt Nam với diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm khoảng 40% diện tích cả nước. Cà-phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội cũng như kim ngạch xuất khẩu hằng năm của tỉnh, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân trên...

Liên hoan Tiếng hát Cựu chiến binh Đắk Nông lần thứ 3

Với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, liên hoan thu hút hơn 100 hội viên CCB đến từ 9 đội đại diện cho Hội CCB các huyện, thành phố và Khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Nguồn: https://baodaknong.vn/lien-hoan-tieng-hat-cuu-chien-binh-dak-nong-lan-thu-3-235500.html

Đắk Nông thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu BHXH, BHYT

Tham gia hội thi có 32 thí sinh cùng sự cổ vũ của đông đảo hội viên hội LHPN 8 xã, phường trên địa bàn TP. Gia Nghĩa và cơ quan BHXH tỉnh. Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-thi-rung-chuong-vang-tim-hieu-bhxh-bhyt-235499.html

Cùng chuyên mục

Ngành Thuế Đắk Nông tăng tốc giai đoạn nước rút

Làm thêm thứ 7, chủ nhậtTính đến hết tháng 11/2024, số thuế, phí, lệ phí Chi cục Thuế Khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức thực hiện được 181/123 tỷ đồng, đạt 147%, tăng 34% so với cùng kỳ. Mặc dù, hiện nay, số thu tại đơn vị đạt cao, tuy nhiên, không phải vì thế mà đơn vị lơ là.Những lĩnh vực rủi ro thuế cao như: khoáng sản, vật...

Hòa Bình và Đắk Nông trao đổi kinh nghiệm về nông thôn mới

Ngày 28/11, Đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình đến thăm và trao đổi kinh nghiệm về xây dựng NTM và Chương trình OCOP tại Đắk Nông.Làm việc với đoàn, Giám đốc Sở NN - PTNT Đắk Nông Phạm Tuấn Anh thông tin về những đặc điểm, lợi thế của nông nghiệp tỉnh; những kết quả về phát triển nhóm cây trồng chủ lực...

Giá vàng đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng trong nước chiều ngày 28/11/2024: Giá vàng đồng loạt giảm nhẹGiá vàng trong nước hiện được niêm yết như sau:Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: Mua vào 82,8 triệu đồng/lượng và bán ra 85,3 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên trước.Vàng Phú Quý SJC: Giao dịch với mức giá tương tự, mua vào 82,8 triệu đồng/lượng và bán ra 85,3 triệu...

Giá vàng tiếp tục có những biến động đáng kể.

Giá vàng trong nước sáng ngày 28/11Sáng ngày 28/11, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC công bố với mức mua vào là 82,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 85,3 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng so với mức giá vào tối hôm trước.Ngân hàng ACB niêm yết giá mua vào vàng miếng SJC ở mức 83,5 triệu đồng/lượng và bán ra 85,2 triệu đồng/lượng.Trong ba ngày gần đây,...

PC Đắk Nông tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

PC Đắk Nông tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, hướng về cộng đồng, điển hình như: Thăm hỏi, tặng quà, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ 100 suất quà cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại Tuy Đức và Đắk Glong.Với chương trình “Thắp sáng đường quê”, Đoàn Thanh niên PC Đắk Nông thực hiện khảo sát và...

Bạc trong nước tăng trong khi thị trường thế giới giảm

Tổng quan giá bạc hôm nay 28/11/2024: Bạc trong nước tăng trong khi thị trường thế giới giảmTại Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý, giá bạc hôm nay ghi nhận mức tăng nhẹ, được niêm yết ở mức 1.130.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.165.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội.Theo khảo sát tại các điểm giao dịch khác tại Hà Nội, giá bạc cũng tăng nhẹ, hiện ở...

Nông dân Đắk Nông canh tác hồ tiêu thích ứng biến đổi khí hậu

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững kết hợp sử dụng than sinh học tại các địa bàn có diện tích hồ tiêu lớn của tỉnh.Đến năm 2023, Đắk Nông đã có 24 cơ sở sản xuất hồ tiêu đạt chuẩn, với diện tích 3.144ha; 2 vùng hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hà và...

Giá tiêu trong nước tăng giảm trái chiều

Giá tiêu trong nước ngày 28/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 142,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 141,500 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 142,200 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg...

Đắk Nông chuẩn bị kiểm tra 11 dự án giải ngân chậm

Trước tiến độ giải ngân đầu tư công tại Đắk Nông đạt thấp, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười vừa ký ban hành Kế hoạch số 752/KH-UBND về việc tổ chức Đoàn kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn. Trong đó, Đắk Nông sẽ tập trung kiểm tra 11 dự án có tỷ lệ giải ngân đạt thấp tính đến ngày 15/11/2024.Tính đến ngày 8/11, Đắk...

Vàng PNJ ghi nhận mức tăng ở chiều mua vào.

Giá vàng chiều ngày 27/11/2024: Vàng PNJ ghi nhận mức tăng ở chiều mua vào.Giá vàng mua vào hôm nay ghi nhận mức tăng từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi lượng, trong khi giá bán ra cũng tăng từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng mỗi lượng.Theo số liệu cập nhật lúc 14h ngày 27/11, giá vàng trong nước được niêm yết như sau:Vàng SJC: Giá mua vào đạt 83 triệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất