1. Tìm hiểu chung về tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Tìm hiểu đôi nét về tác giả
1.1 Cuộc đời nhà văn Sơn Nam
– Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926 tại Kiên Giang và mất ngày 13 tháng 8 năm 2008.
– Ông lớn lên tại quê nhà Kiên Giang và học trung học ở Cần Thơ.
– Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền Phong rồi sau đó công tác tại Hội văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng văn nghệ ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ.
– Bút danh Sơn Nam của ông mang ý nghĩa tưởng nhớ đến người phụ nữ đồng bào Khơ me đã cho ông bú thời thơ ấu. Sơn là một họ lớn của dân tộc Khơ me, còn Nam có nghĩa là người phương Nam.
– Năm 1955, ông lên Sài Gòn và làm cộng tác viên với các báo như Công Lý, Ánh Sáng, Lẽ Sống…
– Năm 1960-1961 ông bị chính quyền Ngụy bắt và giam tại nhà tù Phú Lợi. Khi ra tù, ông tiếp tục các hoạt động sáng tác và làm báo
– Sau 1975 ông hoạt đột ở lĩnh vực văn hóa văn nghệ và trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam
– Ông là nhà văn gốc Nam Bộ duy nhất được Trung Ương mời ra Bắc sống nhưng ông từ chối và về Rạch Giá sinh sống.
1.2 Sự nghiệp của nhà văn Sơn Nam
– Tác giả Sơn Nam để lại rất nhiều tác phẩm văn học và thơ ý nghĩa. Hai tập thơ đầu tay của ông là tập Lúa reo năm 1948 và tập Cho lòng em vui năm 1950.
– Một số truyện ngắn của ông có thể nhắc đến như Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ đều giành giải nhất trong cuộc thi do ủy ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức, truyện ngắn Hương rừng Cà Mau…
– Các tác phẩm truyện dài tiêu biểu như Bà chúa Hòn, Vạch một chân trời, Xóm Bàu Láng…
– Toàn bộ các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam đã được NXB trẻ mua tác quyền trọn đời.
Tìm hiểu đôi nét về tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ
1.1 Xuất xứ truyện ngắn
– Bắt sấu rừng U Minh hạ là một trích đoạn trong tập truyện ngắn “ Hương rừng Cà Mau” xuất bản lần đầu tiên năm 1962.
1.2 Bố cục tác phẩm
– Bắt sấu rừng U Minh hạ có thể chia bố cục thành 2 đoạn bao gồm:
Phần 1: Từ đầu đến đoạn “ của mình ngoài Huế”: Kể về chuyện ông Năm Hên chèo thuyền đến làng Khánh Lâm bắt cá sấu
Phần 2: Đoạn còn lại: Tư Hoạch kể lại chuyện bắt sấu của ông Năm Hên.
1.3 Tóm tắt
Ông Năm Hên là người thợ già chuyên bắt cá sấu có tiếng ở Kiên Giang. Trong một lần nghe được tin có cá sấu ở ngọn rạch Cái Tàu, ông Năm đã chèo thuyền xuống địa phận làng Khánh Lâm để bắt. Nguyên nhân ông Năm Hên gắn bó với nghề bắt sấu không phải vì tiền tài mà là một phần ông muốn giúp dân và một phần ông muốn trả thù cho người anh trai bị cá sấu bắt đi trước kia. Vào buổi sáng, Tư Hoạch là người dẫn ông Năm Hên đến ao cá sấu thế mà đến buổi chiều, ông Năm trở về với 45 con cá sấu nối đuôi nhau theo thuyền của ông. Tư Hoạch, người theo ông Năm đi bắt sấu đã kể lại cách bắt sâu phi phàm của ông Năm cho người dân, ai nghe thấy cũng phải kính phục và tôn ông Năm Hên là “ bậc thầy bắt sấu xứ này”.
1.4 Giá trị nội dung
– Ca ngợi thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và đầy bí ẩn nhưng cũng tiềm tàng không ít những hiểm nguy và thử thách.
– Hình ảnh những con người nơi đây giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất phóng khoáng và giàu tình cảm. Đồng thời cũng ca ngợi sự thông minh, bản lĩnh gan dạ và tài hoa của đồng bào Nam Bộ
1.5 Giá trị nghệ thuật
– Cách kể chuyện tự nhiên, chân thật và lôi cuốn của tác giả. Đặc biệt khi ông sử dụng điểm nhìn trần thuật khiến cho câu chuyện trở lên khách quan hơn.
– Cách sử dụng ngôn ngữ sống động, đậm chất Nam Bộ
2. Hướng dẫn soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam
Câu 1 (Trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):
“Qua tác phẩm trên, thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm nổi bật nào?”
* Qua tác phẩm, bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên như một bức tranh sống động, đẹp đẽ.
– Rừng tràm xanh biếc, những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn,…
– Cá sấu nhiều như trái mù u chín rụng đầy rừng, cá sấu dám lên bờ rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt,…
* Con người: cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, lạc quan, yêu đời:
– Từng bị hùm tha sấu bắt.
– Từng ăn ong, rành địa thế như Tư Hoạch.
– Những gã trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, ăn heo rừng.
– Ông Năm hên bắt sấu lành nghề chỉ bằng hai tay không…
Câu 2 (Trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):
“Phân tích tính cách tài nghệ của nhân vật Năm Hên. Bài hát của Năm Hên gợi cho anh chị cảm nghĩ gì?”
* Tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên:
– Là người thợ già bắt cá sấu nổi tiếng vùng Kiên Giang đạo, ông tự nguyện bơi xuống đến bắt cá sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu.
→ Mưu trí của ông đơn giản, bất ngờ mà hiệu quả:
– Đào rãnh nông dẫn tạo đường cho sấu bò lên bờ → đốt lau sậy, hun lửa cho sấu cay mắt, ngạt thở phải bò lên bờ → chặn sấu lại, tọng khúc cây mốp dẻo, dính chặt hai hàm răng sấu → Dùng lưỡi mác cắt đứt gân đuôi sấu, dùng dây cóc kèn trói hai chân sau, để hai chân trước cho sấu bơi, đóng bè xuôi về làng.
→ Cách bắt sấu thể hiện sự dũng cảm, thông minh, có năng lực quan sát, phán đoán sắc sảo.
* Bài hát của ông Năm Hên nghe thật bi ai, rùng rợn tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có người anh ruột của ông. Bài hát nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt của những người dân mở đất đến miền cực Nam, mong giải oan cho họ.
Câu 3 (Trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):
“Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm.”
Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo
– Kể chuyện hấp dẫn, chuyện đơn giản mà li kì, rất thu hút và dễ nhớ.
– Ngôn ngữ giản dị, sử dụng những phương ngữ Nam Bộ → phong vị Nam Bộ đậm đà.
Câu 4 (Trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):
“Cảm nhận của anh chị về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ.”
Bắt sấu rừng U Minh Hạ không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú, mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam của tổ quốc. Người dân cần cù, tài trí, yêu đời trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng quê hương, đất nước.
Mẫu phân tích bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ đầy đủ nhất
Dàn bài
1. Mở bài
– Giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài
Khái quát:
– Tác giả:
+ Tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1936-2008). Ông sinh ra và lớn lên tại Đồng Thới, An Biên tại Kiên Giang.
+Phong cách sáng tác mang đậm tình cảm yêu thương tha thiết, cốt truyện hấp dẫn với những chi tiết li kì, ngôn từ mang đậm chất người dân Nam Bộ.
– Hoàn cảnh ra đời:
+ Truyện ngắn bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam. Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác giả đang trong chuyến công tác văn nghệ tại khu 9 Nam Bộ. Song hành với đó, Sơn Nam vừa tìm tỏi để biết nhiều hơn về thiên nhiên, lịch sử, con người vùng đất địa đầu cực nam Tổ Quốc – vùng đất mũi Cà Mau, vừa có những tác phẩm sáng tác về nơi đây
+ Gắn bó quen thuộc với vùng đất rừng phương Nam, đọc tác phẩm bắt sấu rừng U Minh Hạ, người đọc có thể cảm nhận được rõ nét bức tranh thiên nhiên, con người được tác giả khắc họa vô cùng độc đáo và mới mẻ.
Cụ thể
– Thiên nhiên và con người nơi vùng đất rừng U Minh Hạ:
+ Là một địa danh nằm ở phía Nam Cà Mau, rừng U Minh Hạ là một khu rừng tràm hoang sơ. xanh tốt, có nhiều loài cây cỏ như lau sậy, cóc kén, mốp.. Tuy nhiên lại ẩn chứa rất nhiều hiểm họa mà con người không thể ngờ tới như những ao cá sấu ở ngọn rạch Cái Tàu nhiều như trái mù u chín rụng.
=> Thiên nhiên thật đẹp nhưng ẩn sau vẻ đẹp ấy là sự nguy hiểm không thể lường trước được.
– Con người rừng U Minh Hạ:
+ Họ đều là những con người chăm chỉ, cần mẫn, gan góc, cao trí bền trước thiên nhiên hung dữ đó. Họ cũng là những con người có sức mạnh mãnh liệt, giàu tình cảm, đối xử tốt với nhau, họ thương tiếc những bà con hàng xóm không may bị hùm cá sấu tha đi mất, họ vượt lên nguy hiểm, khó khăn, gian khổ trước mắt bằng sự tài trí và sức mạnh dồi dào của mình. Họ dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt, móc mồi bằng con vịt sống.
+ Hình ảnh nhân vật trung tâm được xuất hiện trong bài là Năm Hiền. Với ngôn ngữ giản dị, lối miêu tả thô mộc, tự nhiên, ngắn gọn, nhân vật đã sáng rõ trong lời văn của Sơn Nam là một người thợ già hiện lên với những nét tính cách tiêu biểu. Người thợ già chuyên bắt cá sấu bằng tay ở Kiên Giang.
=> Có thể thấy con người nơi đây tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, gan góc, không sợ nguy hiểm, đấu tranh cho sự sống còn của mọi người. Họ sống tình nghĩa, vì nhau, họ mang đến sức sống mới mẻ cho vùng đất cà Mau hoang sơ này.
3. Kết bài
Nội dung:
– Ca ngợi những con người vùng đất Nam Bộ kiên cường, gan góc, bền trí dám đối mặt với thiên nhiên dữ dội để sinh tồn và phát triển. Hiện lên trên hết là hình ảnh con người với tình cảm ân nghĩa, thủy chung, tình nghĩa sâu sắc.
Nghệ thuật:
– Lối văn trần thuật tài tình khắc họa khung cảnh cũng như con người bằng những nét phác họa mang đậm chất con người Nam Bộ. Ngôn từ được sử dụng một cách giản dị, tự nhiên kết hợp với cốt truyện lôi cuốn với những chi tiết li kì đã làm người đọc cảm thấy thêm quý thêm yêu con người vùng cực Nam Tổ Quốc mình.
Bài mẫu
Nhờ có những năm tháng kháng chiến chống Pháp và có cơ hội được gắn bó để hiểu nhiều hơn về vùng đất, con người và lịch sử nơi đất mũi Cà Mau mà nhà văn Sơn Nam có thể đem những cảm nhận sâu sắc của mình đến với độc giả qua một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông đó chính là truyện ngắn “Rừng U Minh Hạ”. Truyện ngắn viết về con người và thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây qua đó để làm nổi bật lên nét đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người lao động cần cù, cao trí, song hành cùng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ nơi địa cầu cực nam của đất nước.
Tác giả Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở miền cực Nam của Tổ Quốc và cũng là nhà văn đích thực của vùng đất này. Qua quá trình thấu hiểu về thiên nhiên và con người, ông đã viết nên tác phẩm. Truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” là tác phẩm trích trong tập “” Hương rừng Cà Mau” tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn. Người đọc cảm tưởng như được tác giả dẫn đưa vào một thế giới bao la lì thú, một vùng đất hoang sơ với những rừng tràm, bãi sú, đồng nước mênh mông với các loài tôm cá, thú rừng, cá sấu, ong mật,.. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính từ tấm lòng yêu quê hương tha thiết, một tình yêu thiên nhiên, con người vùng đất rừng phương Nam Tổ Quốc dấu yêu. Qua đó để ca ngợi phẩm chất con người nơi đây: chất phác, dũng cảm, tài tử, trọng nghĩa khinh tài…
Ngay phần mở đầu tác phẩm, nhà văn đã nhắc tới loài cá sấu “hung hăng nhất” ở nơi sông rạch. Nó giống như loài cá sấu thích sự yên lặng, chật hẹp, không thích những chốn nước sông sâu, có sóng gió. Loài cá sấu thích ăn thịt người, nhưng món ăn chính của nó lại là tôm cá. Đối mặt với hiểm nguy từ lũ cá sấu chính là thái độ ngoan cương, không bị khuất phục bởi con vật này. Nhưng chỉ một điều họ luôn thương tiếc cho những kiếp người xấu số, phải chết oan vì bị hùm tha sấu bắt.
Người đọc có thể bất ngờ với khu rừng nguyên sơ với vô số những loài vật từ ong mật, rùa cho đến các sinh vật tôm cá. Nhưng điều lạ lùng hơn cả chính là những loài cá sấu cứ nghĩ chỉ ở dưới sông, hóa ra sấu ở trên rừng nhiều “ như trái mù u chín rụng”. Sấu nổi lên chen chúc vào bức tranh màu xanh thiên nhiên những vệt đen chi chít: con nằm dài, con thì dùng hai chân mà vạch sậy,.. Đó là gam màu đen được nhà văn Sơn Nam khắc họa nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Từ đó, ta có thể thấy thiên nhiên vùng cực nam Tổ Quốc khắc nghiệt, rùng rợn đến đáng sợ nhưng duy nhất một điều Sơn Nam đã làm người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác qua góc nhìn đa chiều khiến câu chuyện trở nên không khỏi kfi lạ, thú vị biết bao.
Trước những sự hiểm nguy, đáng sợ ngay trước mắt nhưng chẳng điều gì có thể làm khó được con người nơi đây điển hình là nhân vật Năm Hên xuất hiện trở thành nhân vật trung tâm của truyện. Ông hiện lên là người khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài. Là một người thợ già có đủ bản lĩnh và khả năng bắt sấu. Chẳng nhằm nhò gì với những tội ác của “quái thú” dưới nước thì ông Năm Hên đến với U Minh như một tia ngờ vực đối với dân làng nơi đây. Nhưng họ vẫn giúp đỡ Năm Hên hết lòng: câu sấu bằng lưỡi sắt, mọc mồi bằng con vịt sống. Năm Hên bắt cá sấu bằng tay. Ông tự bơi xuống rạch Cái tàu mang theo một thứ duy nhất là lọn nhang trần và một hũ rượu.
Ông Năm Hên bắt sấu như là một người siêu phàm loại trừ một thảm họa của thiên nhiên nơi rừng U Minh Hạ. Là người dùng tay không để bắt sấu chắc hẳn ông phải là một người rất mưu mẹo và am hiểu hơn ai hết về thiên nhiên, đối mặt thường xuyên với hiểm nguy nhưng vẫn sáng tạo mọi cách để chế ngự được thiên nhiên và chiến thắng. Câu chuyện bắt sấu ở xứ rừng sông nước Cà Mau nghe có phần hư cấu đôi chút nhưng trong cuộc sống thường ngày vẫn xuất hiện rất nhiều những con người tài giỏi, sức mạnh phi thường như ông Năm Hên. Đơn thuần chỉ là những người nông dân sống chất phác, đôn hậu, ngay thẳng, giúp người đến từ cái tâm chứ chẳng màng lợi ích, lợi dụng người khác để kiếm tiền.
Năm Hên xuất hiện cùng một điệu hát ảo não, rùng rợn như một bài cầu hồn. Ông cất lên tiếng hát:
“Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sấu bắt,
Bởi vì thắt ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm,
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan…”
Ông hát để tỏ lòng thương tiếc với những con người có kiếp xấu số bằng hành động và mưu trí bắt đàn sấu hung dữ rồi lập đàn giải oan cho những người xưa. Bài hát tạo không khí huyền bí, có phần rợn ngợp, tràn đầy cảm xúc tựa như lời cầu linh hồn siêu thoát, cầu cho những linh hồn bị oan ức. Bài hát vừa để tưởng nhớ hương hồn của những người đã khuất vì bị hùm tha sấu bắt trong đó có cả người anh trai ruột của ông. Bài hát để tỏ lòng nhớ thương cho những kiếp người như anh trai của ông cũng như bao con người vì kế sinh nhai hằng ngày, khai khấn đất hoang ở xứ rừng u Minh Hạ này mà bị lìa bỏ người thân vì cá sấu ăn thịt. Lời hát gợi bao cảm xúc về cuộc sống khó khăn, với thiên nhiên hung tợn, những hiểm họa ập tới con người bất cứ lúc nào. Có thể nói ở vùng đất rừng U Minh Hạ ấy, nơi nhiều người phải bỏ thân mình ở cuối bãi vì miếng cơm manh áo. Từ đó để thấy được con người tần tảo, chăm chỉ, cùng tấm lòng sâu nặng tình nghĩa của ông Năm Hên.
Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Sơn Nam, khi ông đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để tô đậm, tạo điểm nhấn cho hình ảnh, phẩm chất của con người, người dân vùng đất rừng phương Nam. Tiêu biểu cho những con người ấy là hình ảnh nhân vật ông Năm Hiên hiện lên với câu chuyện bắt sấu được tác giả miêu tả, tường thuật lại rất ly kỳ, mang đến cho người đọc cảm giác hồi hộp đón chờ từng chi tiết tiếp theo. Từ đó, để vẽ lên một “hình mẫu lí tưởng”- ông Năm Hên với tài năng bắt sấu đỉnh cao, là con người chân chất, trọng nghĩa khinh tài chẳng vì lợi ích của bản thân, mưu trí và dũng cảm đối mặt với lũ cá sấu, điều mà khó ai có thể làm được.
Qua góc nhìn đa chiều của Sơn Nam, người đọc như được tham gia một chuyến du ngoạn về với vùng đất cực Nam của Tổ Quốc. Người dân nơi đây cần cù, lao động, chịu thương chịu khó, chẳng có điều gì có thể khuất phục được ý chí của họ dưới điều kiện sống, những hiểm họa bất chắc sẽ luôn luôn thử thách con người.