Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Ngày 14/2 năm 2025 (nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Tế Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, số 67 đường Phan Bội Châu, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột.
Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Đình Lạc Giao, nơi thờ tự Đệ nhất khai quốc công thần Đào Duy Từ, người được Triều đình Nhà Nguyễn ban chiếu sắc phong làm Thần hoàng làng Lạc Giao vào năm 1932; nơi ghi nhớ công ơn của bậc tiền hiền Phan Hộ, người đã có công lập làng, lập đình vào thuở sơ khai. Từ đó đến nay, nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột luôn bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của Đình Lạc Giao nói riêng và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung đã được cha ông bao đời dày công gây dựng nên. Đây là niềm tự hào của vùng đất và người dân Đắk Lắk nói chung, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.
Nghi thức Tế Xuân là một trong những hoạt động có ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ông bà để lại, làm phong phú thêm đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, góp phần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đồng thời nhằm giới thiệu, quảng bá Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao gắn với phát triển du lịch của tỉnh. Thông qua Lễ Tế Xuân giúp cho mỗi người trong trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, hướng đến các giá trị chân-thiện-mỹ.
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công ơn của bậc tiền hiền Phan Hộ, người đã có công lập làng, lập đình vào thuở sơ khai.
Đình Lạc Giao không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người Kinh sinh sống tại thành phố Buôn Ma Thuột, mà còn là nơi gắn kết, gặp gỡ giao lưu văn hoá của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Hòa cùng không khí Lễ Tế Xuân năm nay có các làn điệu Then, đàn Tính của dân tộc Tày, Nùng. Hát Then thường được xem như lời ca của trời đất, là cầu nối tâm linh giữa con người và thần linh, được thể hiện qua giọng hát mộc mạc, sâu lắng. Các bài hát Then không chỉ kể về những câu chuyện đời thường, phong tục tập quán mà còn thể hiện triết lý sống và khát vọng của con người.
Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có 49 dân tộc sinh sống, gồm: Kinh, Ê-Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng… Rời núi rừng Tây Bắc đến đại ngàn Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đã mang theo cây đàn Tính cùng những làn điệu Then đặc sắc để sau những giờ lao động mệt nhọc, họ ngồi lại bên nhau, tay đánh đàn, miệng luyến láy ngân vang làn điệu quê hương làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở vùng đất mới. Tiếng đàn Tính, hát Then được ngân lên giao duyên cùng tiếng trống, nhịp Chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ đã tạo nên một bức tranh văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn: https://baodaknong.vn/trang-trong-le-te-xuan-at-ty-nam-2025-tai-dinh-lac-giao-242836.html