Powered by Techcity

Sản xuất nông lâm kết hợp để ứng phó với quy định EUDR


Hiệu quả nhiều mặt

Đắk Nông có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng. Tỉnh có trên 196.000ha rừng tự nhiên, 58.300 ha rừng trồng. Những năm qua, các cấp, ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ rừng đã có những hoạt động nhằm xây dựng các mô hình kinh tế rừng, nông lâm kết hợp.

Theo đó, một số mô hình kinh tế rừng bước đầu cho thấy sự phù hợp, hiệu quả. Như đối với hình thức trồng rừng bằng các giống keo, sao, thông, lõi thọ tập trung, nông lâm kết hợp, trồng dược liệu dưới tán rừng.

Tại huyện biên giới Tuy Đức, nhiều hộ dân đã phát triển các mô hình về cây mắc ca trồng xen với cà phê, cây ăn quả, cho hiệu quả cao.

dsc_1077.jpg
Vườn cà phê xen mắc ca, có cây che bóng, chắn gió giúp vườn cà phê của gia đình ông Đinh Văn Thiêm, thôn 1, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) có năng suất ổn định.

Gia đình ông Đinh Văn Thiêm, thôn 1, xã Đắk Búk So có 3ha cà phê. Năm nay dù khô hạn nhưng vườn cây vẫn cho năng suất ổn định, trên 3 tấn/ha.

Ông Thiêm cho rằng, ngoài nước tưới thì một phần là nhờ đã có hệ sinh thái vườn ổn định, được điều hòa từ cây lâm nghiệp mắc ca, cây che bóng, chắn gió. Hàng năm, vườn cây của gia đình cho thu nhập khoảng 800 – 900 triệu đồng.

Mắc ca bắt đầu được trồng tại Đắk Nông cách đây khoảng 5 năm. Huyện biên giới Tuy Đức là nơi có các hộ dân trồng mắc ca đầu tiên và nhiều nhất.

Hiện nay, Tuy Đức có khoảng 1.800ha mắc ca, chiếm khoảng 65% diện tích cây trồng này của toàn tỉnh. Trong đó, khoảng 80% diện tích mắc ca được trồng xen với cà phê và các loại cây trồng khác.

dsc_1072-1-.jpg
Mắc ca là cây lâm nghiệp trồng xen với các cây nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế khá cao tại huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

Mắc ca đã và đang đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở Đắk Nông, nhất là phù hợp đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Theo bà Phan Thị Khương, Phó Trưởng Phòng NN – PTNT huyện Tuy Đức, cây mắc ca phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Cây trồng này rất thích hợp để trồng xen canh, thuần, đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Trồng mắc ca xen với cây trồng khác là mô hình được nhiều nông dân ở Tuy Đức triển khai. Đây là mô hình sinh kế hiệu quả, bền vững, thích ứng tốt với quy định EUDR.

Huyện Tuy Đức đang tích cực đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị chuyên môn, các nhà khoa học để tìm ra bộ giải pháp phát triển sản xuất nông lâm kết hợp hiệu quả nhất.

Địa phương chú ý xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh trong sản xuất nông lâm kết hợp. Việc hình thành các vùng trồng lớn để liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng được huyện đẩy mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Long Việt, huyện Tuy Đức, xuất khẩu sang châu Âu là cơ hội lớn để nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân.

dsc_0614.jpg
Người dân Đắk Nông sống gần rừng tích cực nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp để bảo đảm phát triển bền vững.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu tại các thị trường khó tính cũng không phải dễ dàng. Cả người trồng, doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy trình, quy định của đối tác.

Trong đó, hiện nay, đối với thực tiễn sản xuất của đa số người dân mới chỉ hướng tới các tiêu chuẩn chứ chưa được chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, organic… Đây là điều cần được coi trọng, hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước.

dsc_1211.jpg
Mô hình nông lâm kết hợp của ông Trần Văn Quân, thôn Lương Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và quy định EUDR

Tại huyện Krông Nô, nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Quân, thôn Lương Sơn, xã Nam Xuân đã trồng 2ha ca cao trồng xen với các loại cây rừng như sao, da lợn.

Ông Quân khẳng định, vườn cây cho hiệu quả kinh tế ổn định, ít bị tác động bởi các yếu tố như khô hạn, sâu bệnh hại. Sản lượng ca cao mỗi năm khoảng 5 – 6 tấn, đem về cho gia đình mức thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Chiến lược lâu dài

Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở NN – PTNT cho biết: Kinh tế rừng, nông lâm kết hợp là một trong những mũi nhọn của ngành Nông nghiệp Đắk Nông hiện nay.

Tỉnh đang thúc đẩy phát triển kinh tế rừng, nông lâm kết hợp, trồng và chế biến dược liệu theo hướng bền vững, hài hòa, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp, người dân đầu tư vào một số lĩnh vực như phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy, phát triển cây đa mục đích. Tỉnh khuyến khích nhân rộng việc canh tác nông, lâm kết hợp theo hình thức giao khoán, hợp tác đầu tư.

Đắk Nông đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch; thực hiện chế biến và xuất khẩu ván gỗ MDF.

Tỉnh đã định hình được một số mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả về trồng rừng nguyên liệu, dược liệu dưới tán rừng, gần rừng.

Cụ thể như nông lâm kết hợp như trồng mắc ca, ca cao xen canh với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả tại huyện Đắk Glong, Krông Nô, Tuy Đức…

dsc_1151.jpg
Nông lâm kết hợp là mô hình sinh kế bền vững cho người dân sống gần rừng ở Đắk Nông

Các hình thức phát triển kinh tế rừng là cơ sở quan trọng để ngành NN – PTNT tham mưu cấp có thẩm quyền trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các quy định về nông sản không xuất phát từ vùng mất rừng, suy giảm rừng.

Phát triển nông lâm kết hợp là cách làm giúp Đắk Nông từng bước huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia vào công tác phát triển rừng.

Hoạt động này góp phần trực tiếp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.

dsc_1348.jpg
Đắk Nông nỗ lực triển khai các mô hình sinh kế để bảo đảm sản xuất nông nghiệp không gây suy thoái rừng

Đắk Nông tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giao khoán rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

Phó Giám đốc Sở NN – PTNT Lê Quang Dần nhấn mạnh: “Nông lâm kết hợp là một trong những giải pháp kỹ thuật đã được tỉnh Đắk Nông xác định nhằm chuyển đổi sinh kế bền vững cho các hộ nằm trong vùng rủi ro, rủi ro cao về cà phê và các nông sản, sản phẩm khác đáp ứng quy định EUDR”.

Theo Bộ NN – PTNT, nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý sử dụng đất trong đó có cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm, cây lâm nghiệp. Nông lâm kết hợp cũng có thể kết hợp giữa đồng cỏ với chăn nuôi.



Nguồn: https://baodaknong.vn/san-xuat-nong-lam-ket-hop-de-ung-pho-voi-quy-dinh-eudr-238910.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

5 tháng không tới trường, 1 hiệu trưởng bị cách chức

Sau khi bị kết luận nhiều sai phạm, hiệu trưởng một trường THCS ở Gia Lai đã không đến trường làm việc liền 5 tháng và bị kỷ luật cách chức. Ngày 8/1, UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cho biết ông Vũ Đình Hạnh, Chủ tịch UBND huyện, đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Đoàn Hữu Khuê, Hiệu trưởng...

Haus Da Lat – công trình để đời của huyền thoại thiết kế Kengo Kuma

Haus Da Lat được huyền thoại thiết kế Kengo Kuma chăm chút từng chi tiết trong 5 năm nghiên cứu cùng cộng sự, mang đến những ngôn ngữ và nghệ thuật thiết kế dành riêng cho Đà Lạt. Đây chính là yếu tố làm nên sự đắt giá, đưa dự án trở thành một trong những bảo tàng triển lãm nghệ thuật để đời của Kengo Kuma giữa trái tim thành phố Đà...

Bất ngờ tăng mạnh lên 6,8%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 8/1/2025, Eximbank gây bất ngờ khi đẩy lãi suất huy động lên mức cao nhất 6,8%/năm với kỳ hạn 24-36 tháng. Kỳ hạn 15-18 tháng cũng đang có lãi suất “vô đối”. Lãi suất thiết lập cột mốc mớiNgân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vốn là ngân hàng trả lãi suất huy động cao nhất thị trường, lên đến 6,4%/năm khi khách hàng...

Đắk Nông đôn đốc thu tiền đất ngay từ đầu năm

Đắk Nông yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết làm cơ sở để thực hiện các dự án bất động sản hiệu quả, phù hợp, đồng bộ, hiện đại.Các đơn vị, địa phương khẩn trương ban hành đầy đủ bảng giá đất và các nội dung khác được quy định chi tiết trong Luật Đất đai năm...

CDC Đắk Nông chủ động phòng dịch, nâng hiệu quả tiêm chủng

Ngăn chặn dịch hiệu quảTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Đắk Nông, trong 5 năm trở lại đây, Đắk Nông liên tục phải đối mặt với các loại dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cụ thể, dịch sốt xuất huyết (SXH) từ năm 2019 đến năm 2024; dịch sởi năm 2019; dịch bạch hầu năm 2020 và cao điểm là đại dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2022. Riêng năm...

Cùng chuyên mục

Bất ngờ tăng mạnh lên 6,8%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 8/1/2025, Eximbank gây bất ngờ khi đẩy lãi suất huy động lên mức cao nhất 6,8%/năm với kỳ hạn 24-36 tháng. Kỳ hạn 15-18 tháng cũng đang có lãi suất “vô đối”. Lãi suất thiết lập cột mốc mớiNgân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vốn là ngân hàng trả lãi suất huy động cao nhất thị trường, lên đến 6,4%/năm khi khách hàng...

Đắk Nông đôn đốc thu tiền đất ngay từ đầu năm

Đắk Nông yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết làm cơ sở để thực hiện các dự án bất động sản hiệu quả, phù hợp, đồng bộ, hiện đại.Các đơn vị, địa phương khẩn trương ban hành đầy đủ bảng giá đất và các nội dung khác được quy định chi tiết trong Luật Đất đai năm...

Ngành Thuế Đắk Nông “lên dây cót” từ đầu năm

Khởi động sớmNhững ngày đầu năm 2025, cán bộ, công chức Chi cục Thuế khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức đang tất bật triển khai thu thuế, phí môn bài tại các xã, thị trấn. Trong năm 2025, địa bàn 2 khu vực có trên 4.000 hộ kinh doanh, với số thuế môn bài gần 2,5 tỷ đồng.Theo lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức,...

Tăng nhẹ, nhà đầu cơ chưa muốn mua

Giá cà phê trong nước hôm nayGiá cà phê trong nước hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tăng nhẹ từ 300 đến 500 đồng/kg, dao động trong khoảng 120,300 - 121,000 đồng/kg.Theo đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 121,000 đồng/kg. Tăng nhẹ 500 đồng/kg so với hôm qua.Đi cùng là giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đứng ở...

Nông nghiệp Đắk Nông phấn đấu tăng trưởng 8%

Ngày 7/1, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nông nghiệp.Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán, mưa lũ, làm giảm năng suất, sản lượng một số cây trồng như cà phê, cây ăn quả. Tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra....

Nông dân vùng biên giới Đắk Nông thu nhập 10 triệu đồng mỗi hộp tằm

Chị Trần Hồng Thiên Lý, ở thôn 4, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) có thâm niên trồng dâu nuôi tằm hơn chục năm nay. Với hơn 1ha diện tích trồng dâu và tận dụng nhà kho gần 120m để làm khu vực chăn nuôi tằm.Đến nay, toàn huyện Tuy Đức phát triển hơn 250ha dâu tằm, với trên 236 hộ tham gia ở tất cả các xã....

Giá vàng giữ ổn định

Giá vàng trong nước chiều nay 7/1/2025Giá vàng được niêm yết cụ thể như sau:Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: Mua vào 83,5 triệu đồng/lượng - bán ra 85 triệu đồng/lượng (đi ngang so với chiều hôm qua cả chiều mua vào - bán ra).Vàng Phú Quý SJC: Mua vào 83,7 triệu đồng/lượng - bán ra 85 triệu đồng/lượng (đi ngang so với chiều hôm qua cả chiều mua...

Giá vàng nhẫn dẫn đầu

Giá vàng trong nước sáng nay 7/1/2025Diễn biến giá vàng hôm này vào sáng ngày 7/1/2025 tính đến 8h40, giá vàng trong nước không có sự thay đổi so với ngày hôm qua.Cụ thể, giá vàng SJC tại Công ty SJC (Hà Nội) được niêm yết ở mức 83,50-85,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).Tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng 9999 cũng duy trì ở mức 83,50-85,00 triệu đồng/lượng...

Nông dân Đắk Nông với phương pháp tưới nước “ngập khô xen kẽ”

Thời gian này, gia đình chị Phan San Mẫy, thôn 4, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đang tích cực chăm sóc gần 5 sào lúa lai vụ đông xuân.Lúa đã xuống giống được khoảng 1 tháng, đang vào giai đoạn phát triển ra lá mạnh, đẻ nhánh nên chị đã thực hiện tỉa dặm cho đều và chuẩn bị bón thúc lần thứ 2 cho cây phát triển.Trước...

Đắk Nông tìm giải pháp tăng lực cho sản phẩm OCOP

Thực trạng OCOP Đắk NôngĐến cuối năm 2024, Đắk Nông có 124 sản phẩm OCOP của 97 chủ thể, trong đó có 17 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 107 sản phẩm OCOP đạt 3 sao.Những dòng sản phẩm OCOP của tỉnh phát triển mạnh đều thuộc các nhóm ngành hàng thế mạnh, đặc trưng như cà phê, bột ca cao, hạt mắc ca, hạt điều, hồ tiêu, măng cụt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất